Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp đã phát huy đ−ợc vai trò của mình trong những năm quạ Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đó, việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số tồn tại nhất định.
* Về luân chuyển chứng từ
Do thời gian thi công các công trình dài và xí nghiệp có các đội công trình hoạt động trên địa bàn rộng nên việc luân chuyển chứng từ th−ờng bị chậm trễ dẫn tới việc ghi chép chứng từ hàng ngày theo đúng ngày phát sinh chứng từ không kịp thời và bị dồn tích dẫn đến những sai sót không tránh khỏi nh−: ghi thiếu, ghi nhầm, ảnh h−ởng đến công việc cung cấp thông tin cho ng−ời quản lý ra quyết định và đồng thời ảnh h−ởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp.
* Về công tác hạch toán chi phí
- Chi phí sản xuất chung: Khoản mục chi phí này đ−ợc kế toán tập hợp riêng cho từng công trình và theo dõi trên mã số tài khoản riêng. Khi hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán hạch toán cả những nội dụng kinh tế thuộc nội dung tài khoản 623-Chi phí sử dụng máy thi công phần tiền thuê máy thi công. Làm cho khoản mục chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng khoảng 70 % trong giá thành các công trình.
Mặt khác, chi phí sản xuất chung có nhiều khoản mục phát sinh khách quan và đôi khi không có chứng từ gốc để xác minh. Điều này càng làm cho khoản mục chi phí sản xuất chung lớn, ảnh h−ởng đến việc phân tích tỷ trọng các khoản mục chi phí trong tổng giá thành và làm cho giá thành tăng caọ
- Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm: Đối mỗi với công trình, kế toán xí nghiệp phải tiến hành trích tr−ớc chi phí bảo hành công trình trong thời hạn nhất định nào đó; có thể là 1 năm, 2 năm,…Phần chi phí bảo hành công trình đ−ợc hạch toán vào tài khoản 641. ở đây xí nghiệp không tiến hành trích tr−ớc chi phí bảo hành công trình. Điều này làm cho việc tính giá thành công trình xây lắp là không chính xác.
- Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên vật liệu ở xí nghiệp chiếm tỷ trọng không nhiều, tuy nhiên với ph−ơng thức khoán gọn cho từng công trình nên công việc kiểm tra l−ợng vật t− cho từng công trình không đơn giản. Hơn nữa, kế toán chỉ căn cứ vào hóa đơn, chứng từ từ các đội gửi lên nên khó nắm bắt đ−ợc chính xác và chặt chẽ tình hình thực tế về sử dụng nguyên vật liệu, ảnh h−ởng đến công việc hạch toán đúng, đủ, chính xác chi phí nguyên vật
liệu cho mỗi công trình. Dẫn đến việc dự toán chi phí nguyên vật liệu cho mỗi công trình và tính giá thành dự toán cho công trình đó gặp bất lợị
* Về sổ sách kế toán
Xí nghiệp áp dụng theo hình thức Nhật ký chung nên sổ sách không nhiềụ Tuy nhiên, theo quan sát thực tế thì một số mẫu sổ ch−a chuẩn theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính quy định và đ−ợc đơn giản hóa đi rất nhiềụ Ví dụ nh− sổ cái TK và Sổ chi tiết tài khoản gần nh− t−ơng tự nhaụ
* Về cách lập Bảng phân bổ tiền l−ơng
Kế toán xí nghiệp đã đơn giản hóa trong việc lập Bảng phân bổ tiền l−ơng và BHXH. Tức là trên cột ghi Nợ các TK, kế toán không chi tiết từng khoản mục chi phí phân bổ cho từng công trình mà lập chung chung (Bảng phân bổ tiền l−ơng của xí nghiệp đã đ−ợc trình bày trong bài). Điều này ảnh h−ởng đến công việc tập hợp chi phí để tính giá thành công trình của bộ phận kế toán giá thành phức tạp hơn và lâu hơn.
Và xí nghiệp hạch toán tiền l−ơng trả cho lao động thuê ngoài vào TK 335 mà không phải là TK 334 (3342) là không đúng theo nội dung hạch toán của tài khoản 335-Chi phí phải trả.
* Ngoài ra, xí nghiệp còn những tồn tại sau:
Hiện nay, xe chạy, máy thi công phục vụ cho các công trình của xí nghiệp không nhiều, xí nghiệp phải đi thuê. Khoản chi phí thuê và nhiên liệu cho xe chạy là khá cao, việc đ−a đến các công trình rất khó khăn vì công trình th−ờng ở xa và địa hình đi lại không thuận lợị Nên làm cho khoản chi phí dịch vụ mua ngoài tính vào chi phí chung của xí nghiệp lớn.