Đặc điểm về tổ chức Bộ máy quản lý của Xí nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 (Trang 45 - 47)

Bộ máy quản lý tốt sẽ đảm bảo cho xí nghiệp giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất và nâng cao chất l−ợng sản phẩm đồng thời giảm bớt đ−ợc những chi phí không cần thiết. Nắm bắt đ−ợc tình hình đó ban lãnh đạo xí nghiệp đã xây dựng mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến kết hợp chức năng. Mô hình này đảm bảo sự phát huy sáng tạo của các cấp, đồng thời đảm bảo tính cân đối đồng bộ của các phòng ban chức năng và số l−ợng cán bộ quản lý.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp

- Giám đốc xí nghiệp: là ng−ời điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, chịu trách nhiệm tr−ớc công ty, Tổng công ty và Nhà n−ớc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Là ng−ời đại diện toàn quyền trong các hoạt động kinh doanh, có quyền tổ chức bộ máy quản lý, lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen th−ởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên theo chính sách chế độ của Nhà n−ớc.

- Phó giám đốc kinh tế: Là ng−ời giúp việc giám đốc phụ trách các lĩnh vực về kinh tế kinh doanh, xúc tiến ký kết các hợp đồng kinh tế và quyết toán bàn giao công trình, phụ trách việc lập giá dự thầu, quyết toán công trình.

- Phó giám đốc thi công: Là ng−ời tham m−u cho giám đốc về mặt kỹ thuật, giám sát thực hiện các vấn đề thi công công trình nh− kỹ thuật, tiến độ thi công, vật t−, tài sản cố định.

- Ban kinh tế – kế hoạch: có chức năng hoạch định chiến l−ợc phát triển kinh doanh, đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí sản

Giám đốc Xí nghiệp Phó giám đốc Kinh tế Phó giám đốc Thi công Ban kinh tế kế hoạch Ban tổ chức hành chính Ban tài chính kế toán Ban kinh tế vật t− cơ giới Đội SX số 1 X−ởng cơ khí Đội SX số 2 Đội SX số 3 Đội SX số 4 Đội SX số 5 Đội SX số 6

xuất, hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó lập kế hoạch sản xuất kinh doanh định kỳ (tháng, quý, năm). Lập và ký kết các hợp đồng kinh tế, tiếp thị đầu t− và theo dõi các hoạt động mua vật t− phục vụ các công trình.

- Ban tổ chức – hành chính: giúp việc cho giám đốc trong công tác thực hiện các ph−ơng án sắp xếp, cải tiến, tổ chức sản xuất, quản lý đào tạo, bồi d−ỡng tuyển dụng và điều phối sử dụng hợp lý công nhân viên, thực hiện đúng đắn các chế độ, chính sách đối với các cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển của xí nghiệp.

- Ban tài chính – kế toán: giúp giám đốc xí nghiệp tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và tổ chức hạch toán kinh tế trong toàn bộ xí nghiệp theo chế độ chính sách và pháp luật của Nhà n−ớc, điều lệ tổ chức kế toán và những quy định cụ thể của công ty và Tổng công ty về quản lý kinh tế tài chính. Tổ chức bộ máy tài chính kinh tế trong xí nghiệp, tổ chức nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán.Tổ chức h−ớng dẫn kịp thời các chế độ chính sách, pháp luật về tài chính, kế toán của Nhà n−ớc, của công ty và Tổng công tỵ

- Ban kinh tế vật t− cơ giới: giúp giám đốc xí nghiệp trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý chất l−ợng công trình, quản lý vật t−, quản lý xe máy thiết bị thi công. Nhằm lập ra các kế hoạch cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

- Các tổ đội trực thuộc xí nghiệp: thực hiện các chức năng tổ chức nhân lực, quản lý và tổ chức sản xuất của tổ đội công trình đạt kết quả cao dựa trên cơ sở thực hiện đúng các chế độ, các quy định của Tổng công ty, của công ty về tất cả các mặt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)