Năng, tỉnh Đắk Lắk
a. Chất lượng tuyển sinh của các trường THPT huyện Krông Năng Qua khảo sát thực trạng tại các trường cho thấy chất lượng tuyển sinh của các trường THPT huyện Krông Năng được thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1: Điểm tuyển sinh vào các trường THPT huyện Krông Năng
TT
Trường 2007-2008 2008-2009Năm học 2009-2010 1 Trường THPT Phan Bội
Châu
11,25 14 13,5
2 Trường THPT Lý Tự Trọng Xét tuyển Xét tuyển Xét tuyển
3 Trường THPT Nguyễn Huệ 11 12 13
Như vậy, chất lượng văn hoá tuyển sinh đầu cấp ở các trường THPT trong huyện là rất thấp và là một trong những huyện có điểm thi vào lớp 10 thấp nhất trong toàn tỉnh. Trong đó trường THPT Lý Tự Trọng không tổ chức thi tuyển vào lớp 10 mà chỉ xét hồ sơ hợp lệ là học sinh có thể vào học lớp 10. Vì vậy ở trường này không thể đánh giá được chất lượng đầu cấp. Trường THPT Phan Bội Châu có tổ chức thi tuyển đầu vào đầu cấp nhưng điểm tuyển sinh rất thấp trung bình năm 2007-2008 là 2,25đ, năm 2008- 2009 là 2,8đ và năm 2009-2010 là 2,7 Trường THPT Nguyễn Huệ tuyển đầu vào đầu cấp điểm tuyển sinh cũng rất thấp trung bình năm 2007-2008 là 2,2đ, năm 2008-2009 là 2,4đ và năm 2009-2010 là 2,6 đ. (phương thức tuyển sinh được tính như sau: Thí sinh thi 3 môn trong đó Văn và Toán là hai môn thi bắt buộc và một môn do sở Giáo dục quyết định. Điểm Văn và Toán nhân hai )
b. Học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng
Kết quả khảo sát tại các trường cho thấy học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học - Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
T t Trường Năm 2007- 2008 Năm 2008- 2009 Năm 2009- 2010 SL % SL % SL %
1 Trường THPT Phan Bội Châu 317 50,21 427 52,78 451 71.25 2 Trường THPT Lý Tự Trọng 181 47,68 195 58,33 264 68,04 3 Trường THPT Nguyễn Huệ 294 35,0 281 46,0 308 62,0
Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở mức độ bình thường trong tỉnh. Trong đó chủ yếu đỗ vào các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Còn tỷ lệ đỗ vào các trường đại học tỷ lệ rất thấp, chủ yếu là các trường thuộc khối sư phạm khối C và khoa học xã hội& nhân văn. Trường THPT Phan Bội Châu có số học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp nhiều hơn trường THPT Lý Tự Trọng và Nguyễn Huệ. Qua khảo sát chúng tôi thấy chất lượng dạy học ở các trường còn thấp và việc hướng nghiệp cho học sinh còn chưa tốt, đăng ký dự thi vào các trường còn chưa phù hợp với năng lực, học sinh chưa lượng được khả năng kiến thức của mình để chọn trường, ngành nghề dự thi cho phù hợp.
c. Học sinh giỏi cấp tỉnh
Học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 trong 3 năm học từ 2007-2008 đến năm học 2009-2010 của ba trường qua khảo sát kết quả được thể hiện ở bảng 3
Bảng 3: Số lượng học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh hàng năm của các trường THPT huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk
T t Trường Năm học 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010
1 Trường THPT Phan Bội Châu 5 7 9
2 Trường THPT Lý Tự Trọng 1 6 7
3 Trường THPT Nguyễn Huệ 0 2 3
Chất lượng mũi nhọn đã có tiến bộ rõ rệt nhưng chủ yếu ở trường THPT Phan Bội Châu, nơi có cơ sở và có đội ngũ giáo viên có bề dạy kinh nghiệm, còn trường THPT Lý Tự Trọng và trường THPT Nguyễn Huệ chất lượng mũi nhọn còn nhiều hạn chế số giải chưa nhiều và đi sâu vào chất lượng giải chúng tôi thấy số giải nhất, nhì, giải 3 hầu như không có, chủ yếu là giải khuyến khích và được công nhận là học sinh giỏi tỉnh. Một điều đáng chú ý là số giải trong kỳ thi học sinh giỏi rất thấp, chưa đạt yêu cầu, nhiều năm chưa có học sinh giỏi ở các môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh… và đặc biệt chưa có học sinh nào đạt giải học sinh giỏi quốc gia.
d. Học sinh tốt nghiệp lớp 12
Học sinh tốt nghiệp lớp 12 kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 4
Bảng 4: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các trường THPT Krông Năng
T t Trường Năm 2007- 2008 Năm 2008- 2009 Năm 2009- 2010 TS % TS % TS %
1 Trường THPT Phan Bội Châu 425 74,6 468 91,24 486 92,79 2 Trường THPT Lý Tự Trọng 298 60,8 240 81,25 313 84,66 3 Trường THPT Nguyễn Huệ 440 67,0 331 85,0 339 91,0
Như vậy qua theo dõi chất lượng tuyển sinh tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm và chất lượng mũi nhọn thì việc nâng cao chất lượng dạy học đã có chuyển biến tiến bộ, song vẫn còn chậm nhất là ở 2 trường THPT Lý Tự Trọng và THPT Nguyễn Huệ. Vấn đề đặt ra cho công tác
quản lý là phải tìm tòi nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
e. Chất lượng học sinh các trường
Qua khảo sát thực trạng chất lượng chúng tôi thấy kết quả xếp loại 2 mặt văn hoá và đạo đức được thể hiện ở bảng 5
Bảng 5: Chất lượng học sinh các trường THPT Krông Năng từ năm học 2007 -2008 đến năm học 2009 - 2010 Năm học 2007- 2008:
T
T Tên trường
Hạnh Kiểm (%) Học lực (%)
T K TB Y G K TB Y K
1 THPT Phan Bội Châu 51.5 40,9 6,8 0,8 0,9 14,4 48,5 34,6 1,6 2 THPT Lý Tự Trọng 45,0 42,9 9,8 0,4 0,2 11,5 43,2 43,7 1,2 3 THPT Nguyễn Huệ 57,8 30,2 8,0 2,3 0,4 14,9 50,3 31,1 3,2 Năm học 2008- 2009: T T Tên trường Hạnh Kiểm (%) Học lực (%) T K TB Y G K TB Y K
1 THPT Phan Bội Châu 57,0 33,2 8,5 1,9 1,1 19,3 50,3 26,3 3,1 2 THPT Lý Tự Trọng 51,0 40,3 8,6 0,1 0,7 23,5 42,3 41,8 1,8 3 THPT Nguyễn Huệ 62,2 30,8 5,5 0,9 0,5 15,7 43,0 34,5 6,3 Năm học 2009- 2010: T T Tên trường Hạnh Kiểm (%) Học lực (%) T K TB Y G K TB Y K
1 THPT Phan Bội Châu 68,0 27,8 3,4 0,8 2,2 25,7 54,6 16,7 0,7 2 THPT Lý Tự Trọng 54,5 39,0 5,8 0,6 1,1 18,7 42,5 36,0 1,7 3 THPT Nguyễn Huệ 66,8 27,7 4,3 1,1 0,6 21,0 52,8 23,5 2,1
Như vậy chất lượng dạy học hàng năm có sự chuyển biến và nâng cao, nhưng chỉ số phát triển còn thấp. Qua việc khảo sát cho thấy việc kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh còn chưa chặt chẽ, chưa đúng thực chất, chất lượng học tập ở các trường còn nhiều chênh lệch. Tỷ lệ học sinh xếp loại văn hoá trung binh còn chiếm tỷ lệ khá lớn ở các trường, ngược lại còn rất ít học sinh được xếp loại văn hoá giỏi.
Riêng trường THPT Phan Bội Châu có những điều kiện thuận lợi về CSVC và đội ngũ thì chất lượng và chỉ số phát triển có ổn định và cao hơn.
Là khu vực nông thôn, nên có điểm mạnh là học sinh ngoan, có nề nếp, chất lượng đạo đức tương đối ổn định, tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt và khá chiếm tỷ lệ lớn và cao so với mặt bằng chung của tỉnh.
g. Số lượng và chất lượng giáo viên các trường
- Số lượng và chất lượng giáo viên các trường kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 6.
Bảng 06: Số lượng và chất lượng giáo viên các trường THPT Krông Năng:
Năm học 2009- 20010 Tên trường
Nữ Đảngviên Th.sỹ ĐH CĐTrình độ <1 1-5Tuổi nghề(năm)5-10 10-15 >15
THPT Phan Bội Châu 40 34 02 82 0 01 14 32 19 18
THPT Lý Tự Trọng 26 17 0 47 0 13 10 15 18 02
THPT Nguyễn Huệ 36 17 0 71 0 19 31 14 05 02
Bảng 07: Số giáo viên xếp loại giỏi các trường THPT Krông Năng 3 năm học (2007-2010)
Trường 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010Năm học
Trường THPT Phan Bội Châu 07 09 15
Trường THPT Lý Tự Trọng 04 06 08
Trường THPT Nguyễn Huệ 02 03 05
Qua khảo sát thực trạng chúng tôi thấy đội ngũ giáo viên trường THPT Phan Bội Châu có tuổi đời tuổi nghề cao hơn, số giáo viên giỏi chiếm tỷ lệ nhiều hơn, giáo viên ổn định hơn và CSVC tốt hơn dẫn đến chất lượng học sinh cao hơn, tỷ lệ học sinh xếp đạo đức- văn hóa, học sinh tốt nghiệp, các giải học sinh giỏi, học sinh trúng tuyển vào các trường đại học và cao đẳng cao hơn.
Như vậy, chất lượng đội ngũ giữa các trường không đồng đều dẫn đến chất lượng học sinh khác nhau. Đội ngũ giáo viên thiếu trong nhiều năm ở tất cả các trường. Một số giáo viên phải dạy hơn 20 tiết/tuần và còn phải dạy
chéo môn: Kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật công nghiệp, giáo dục công dân…Trong khi đó một số môn khác giáo viên lại thừa, gây nên sự bất ổn cho phân công lao động và chất lượng dạy học.
Số giáo viên có tuổi nghề, tuổi đời cao nhưng chất lượng dạy học không đồng đều, bên cạnh số giáo viên rất tâm huyết với nghề dạy học, phát huy tốt các kết quả đạt được, gương mẫu trong công tác, còn có một số bộ phận sa sút về ý chí, giảng dạy thiếu nhiệt tình, ít đọc sách, không cải tiến đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến cách làm, nên số giáo viên này chưa có cách tiếp cận tốt với sự thay đổi của nội dung, chương trình và sự phát triển của xã hội.
Đội ngũ giáo viên mới ra trường chiếm tỷ lệ lớn ở hầu hết các trường, kinh nghiệm giảng dạy còn ít, rất cần tới sự hướng dẫn của lớp người đi trước.
Đội ngũ CBQL chưa năng động, không sử dụng được hết các thế mạnh của đội ngũ giáo viên, một số tổ trưởng chuyên môn còn thiếu kinh nghiệm không kiểm soát hết tình hình hoạt động của tổ. Số học sinh trên một lớp quá đông, thường là từ 40 - 45 học sinh một lớp, thậm chí có lớp trên 50 học sinh, năng lực quản lý lớp của giáo viên còn hạn chế nên việc đổi mới phương pháp dạy học còn hết sức khó khăn.