0
Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của trường THPT trong sự nghiệp giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN KRÔNG NĂNG TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 25 -28 )

Chất lượng dạy học càng cao càng làm phong phú thêm kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị và hành vi của người học.

Chất lượng dạy học liên quan chặt chẽ đến yêu cầu kinh tế xã hội của đất nước. Sản phẩm dạy học được xem là có chất lượng cao khi nó đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục mà yêu cầu kinh tế - xã hội đặt ra với giáo dục THPT. Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi cả về cơ cấu và cơ chế quản lý.

Các lĩnh vực của đời sống xã hội đổi mới toàn diện và sâu sắc đòi hỏi ngành giáo dục phải tạo ra được chất lượng mới khác trước. Trong công cuộc đổi mới, ngành học phổ thông đã và đang triển khai thực hiện những chủ trương, biện pháp về đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy trình dạy học và đã cố gắng từng bước tăng cường điều kiện và phương tiện để đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học.

1.3. Yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT trong giaiđoạn mới đoạn mới

1.3.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của trường THPT trong sự nghiệp giáo dụcđào tạo đào tạo

Bậc trung học phổ thông là bậc học nối tiếp của trung học cơ sở, học sinh đã có kiến thức cơ bản của chương trình phổ thông cơ sở. Một số học sinh không có đủ điều kiện học tiếp, trực tiếp tham gia lao động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, còn lại đa số các em tiếp tục học lên tiếp trương trình trung học phổ thông, hoàn thiện về tri thức, để dự tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp.

- Học sinh đã có một lượng vốn kiến thức cơ bản nhất định, sử dụng cách học đã chiếm lĩnh được để học các môn học cơ bản, các môn học này được xây dựng trên những cơ sở khoa học, được hình thành trong lịch sử loài người và của thế hệ đi trước, chúng được xây dựng phù hợp với đặc điểm của từng môn học, phát triển tâm lý và trí tuệ của lứa tuổi.

- Giáo dục trung học phổ thông đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều loại hình, được đa dạng hoá, đa số học sinh trong độ tuổi được huy động đến trường. Học sinh tốt nghiệp bậc trung học phổ thông được phân luồng như sau:

+ Tiếp tục học ở các trường đại học, cao đẳng. + Tiếp tục học ở các trường trung học nghề.

+ Vào đời tham gia lao động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Vì vậy giáo dục THPT có nhiệm vụ: “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục của trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề hoặc đi vào cuộc sống” [15,tr18].

Vị trí của bậc trung học phổ thông:

- Đây là bậc học đang chuyển sang sự đa dạng về loại hình, đa dạng hoá các trường học, ở cấp học này, cần phải tính đến sự nối kết liên tục chương trình giáo dục trung học cơ sở, với chương trình mà học sinh sẽ được học ở bậc trung học phổ thông.

- Là bậc học có nhiệm vụ tạo nguồn đáng kể cho đào tạo ở cấp trung học nghề, cao đẳng, đại học nhằm phục vụ cho công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, cần có sự tăng cường trong nội dung giáo dục, nội dung đào tạo và giáo dục hướng nghiệp…

Báo cáo chính trị đại hội Đảng IX đã nêu: “Phát triển GD& ĐT là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” .[29,tr32]

Để đạt được những mục tiêu cơ bản của phát triển KT- XH của đất nước, giáo dục trung học phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế quốc dân.

Chính vì vậy, văn kiện Đại hội Đảng VIII đã nêu rõ: “ Phương hướng chung của lĩnh vực GD&ĐT trong những năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH tạo điều kiện cho nhân dân đặc biệt là thanh niên có việc làm”.

Giáo dục phổ thông trực tiếp góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Trên nền tảng đã đạt được ở các bậc học dưới, giáo dục trung học phổ thông tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần nhân cách học sinh lên một tầm cao mới theo hướng phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam. Bởi vậy mục tiêu đào tạo ở cấp độ này phải được quan tâm đặc biệt là:

- Hình thành ở người học một hệ thống tri thức phổ thông toàn diện, theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới hiện đại, đồng thời kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Học sinh hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, hình thành kỹ năng lao động theo hướng kỹ thuật- tổng hợp và những kỹ năng nghề nghiệp phù hợp điều kiện kinh tế- xã hội hiện đại.

- Hình thành động cơ học tập vì ngày mai lập nghiệp, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Chỉ có như vậy, giáo dục trung học phổ thông mới hoàn thành sứ mạng là chuẩn bị một cách tốt nhất cho học sinh bước vào đời, với đầy đủ bản lĩnh con người mới của xã hội hiện đại.

Giáo dục trung học phổ thông là khâu đặc biệt quan trọng, giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả giáo dục trung học cơ sở, hoàn thành học vấn phổ thông, hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp. Giáo dục trung học phổ thông giữ vai trò “bản lề” của cả một đời người. Tuỳ theo kết quả học tập, rèn luyện, sự phấn đấu và nguyện vọng, học sinh có thể lựa chọn một hướng đi thích hợp cho mình. Nhà trường có nhiệm vụ chuẩn bị một cách tốt nhất, dù cho lựa chọn hướng đi nào, học sinh cũng có đủ trình độ, bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng học tập và công tác tốt. Bậc trung học phổ thông là nơi tạo ra những hạt giống tốt cho các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học và đội ngũ lao động có văn hoá cho địa phương, đất nước, đó chính là nguồn lực người. Hiện nay, chất lượng giáo dục là một vấn đề mà toàn xã hội đã và đang quan tâm. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất nước ta phải đối diện với yêu cầu của sự phát triển KT- XH nhanh, mạnh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đứng trước một thử thách cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Do vậy giáo dục phải đổi mới và đi trước một bước, tạo tiền đề cho sự phát triển KT- XH. Bậc trung học phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng và cần phải được trú trọng nâng cao hơn nữa vai trò của trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN KRÔNG NĂNG TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 25 -28 )

×