Yêu cầu của việc quản lý chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn mớ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk (Trang 28 - 31)

thông trong giai đoạn mới

Nghị quyết Đại hội Đảng IX khẳng định “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”. Nâng cao chất lượng là thực hiện tốt 3 nhiệm vụ: Cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ. Thực hiện tốt các nhiệm vụ này chính là nâng cao chất lượng dạy học, đó là hiệu quả của giờ lên lớp.

Giáo dục& Đào tạo nước ta đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, nhằm phù hợp với nền khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ. Việc quản lý dạy học trong các trường trung học phổ thông cũng cần có những thay đổi phù hợp, không những đáp ứng những đòi hỏi mới của nền kinh tế mà còn trước một bước những yêu cầu của nền KT- XH đang phát triển. Để nâng cao chất lượng dạy học, các nhà quản lý cần quan tâm tới các yêu cầu quản lý dạy học sau:

- Chú trọng tới việc lập kế hoạch: Xác định mục tiêu, chuẩn mực và thông qua đó, các biện pháp thực hiện mục tiêu phải được tiến hành ngay từ trong quá trình xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, chỉ đạo các bộ phận, từng cá nhân lập kế hoạch cụ thể, đúng qui trình, phù hợp với nhiệm vụ và điều hành hoạt động theo kế hoạch. Các kế hoạch này phải xác định được nhiệm vụ, lý do tồn tại và phát triển, cần thấy được các điều kiện bên trong cũng như bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình thực hiện, những biện pháp, cách thức, hướng đi và các biện pháp ưu tiên thực hiện để đạt mục tiêu. Các kế hoạch phải dự báo được khả năng về các điều kiện, các nguồn lực. Kế hoạch hành động được xây dựng để cụ thể hoá các bản kế hoạch, mục tiêu và chuẩn mực của sản phẩm giáo dục, qua đó có cơ sở để so sánh, phân tích, đánh giá chất lượng của dạy học.

- Xây dựng qui chế, kỷ luật dạy học, thực hiện các chức năng chính trong dạy học, chú ý đến việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trong dạy học, đưa các hoạt động vào nề nếp bằng các hệ thống nội qui, qui chế, qui định chặt chẽ. Xây dựng ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân, sự cộng tác và giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau trong quá trình dạy học, tạo dựng trạng thái tinh thần, không khí sư phạm lành mạnh làm cho hoạt động dạy học đi vào chiều sâu, có hiệu quả và có tác dụng trực tiếp đến chất lượng dạy học.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt của nhà

trường, của địa phương, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ quản lý là tiêu chuẩn hàng đầu để xây dựng và nâng cao chất lượng dạy học nhằm xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện.

- Làm tốt công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng đầu vào, thực hiện chặt chẽ qui chế tuyển sinh, sàng lọc đánh giá đúng chất lượng học sinh, có sự phân loại nhằm tiến hành các biện pháp giảng dạy phù hợp với từng loại đối tượng học sinh, cho các em khả năng học được, phù hợp với quá trình nhận thức từng đối tượng để nâng cao chất lượng dạy học.

- Xây dựng và quản lý cơ sở vật chất- trang thiết bị là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng, động lực để khuyến khích đội ngũ giáo viên, học sinh. Một trong những hình thức thúc đẩy, động viên việc dạy tốt, học tốt, đảm bảo và nâng cao chất lượng giờ dạy.

- Đặc biệt là chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII cũng là nhấn mạnh tới việc đổi mới phương pháp dạy học và chỉ ra những định hướng: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD&ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học… từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học tự nghiên cứu của học sinh ”. Dạy cho học sinh cách tự học, tự tìm tòi phát huy nội lực sáng tạo trong quá trình học tập, là chức năng, nhiệm vụ của thầy giáo để nâng cao chất lượng học sinh.

- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, kết quả các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá phải đạt được các yêu cầu: Kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêu nội dung, phương pháp dạy học, đồng thời có các bậc thang điểm cho mỗi loại thông số, hàm chứa các chuẩn mực nhằm cho giáo viên và học sinh có thể tự kiểm tra đánh giá bản chất, chất lượng thông qua tiêu chuẩn có sẵn, tạo điều kiện cho người quản lý đảm bảo sự lãnh đạo và quản lý chính xác.

- Tăng cường công tác thi đua trong nhà trường, tạo thành phong trào thi đua rộng khắp và sôi nổi trên tất cả mọi mặt công tác.

- Tăng cường xã hội hoá công tác giáo dục, thu hút và phát huy tối đa sức mạnh cộng đồng tham gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Như vậy, yêu cầu của quản lý trong trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay là quán triệt mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học. Xây dựng các điều kiện nguồn lực cần thiết, các biện pháp có tính khả thi cao, đặc biệt là cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học- chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w