1. Vấn đề quản lý HĐDH đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến, nhưng công tác quản lý của HT đối với HĐDH chỉ được nghiên cứu ở mức độ khiêm tốn và rời rạc, thiếu tính hệ thống. Đặc biệt, chưa có tác giả nào nghiên cứu quản lý nhằm nâng cao chất dạy học THPT trong giai đoạn hiện nay.
2. Quản lý của HT nhằm nâng cao chất lượng dạy học được hiểu là quá trình tác động có ý thức, có mục đích của HT đến cách dạy của GV và cách học của HS nhằm đạt được mục đích dạy học đã xác định.
3. Trong QL, ngoài các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra thì chức năng kích thích, tạo động lực là chức năng cơ bản rất quan trọng, tác động trực tiếp đến con người, là chức năng mà mọi cấp quản lý dù ở cấp độ nào muốn thành công cũng phải quan tâm đến.
4. Muốn vận hành nhà trường hoạt động tốt, người HT không chỉ là nhà quản lý hành chính - tổ chức, nhà sư phạm mẫu mực mà còn là nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà văn hóa và hơn thế nữa phải là nhà ngoại giao.
5. Nâng cao chất lượng DH ở các trường THPT là thực hiện theo xu hướng dạy học hướng vào người học. Vì vậy, khi tổ chức điều khiển quá trình học của HS, giáo viên phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tạo cảm xúc, hứng
thú trong dạy học làm cho quá trình học tập biến thành quá trình tự học, tự nghiên cứu, tự đào tạo.
6. Nhà trường là một bộ phận của xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân. HT cần khéo léo phối hợp các lực lượng giáo dục, phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ ngoại lực nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH.
Chương 2: