Xót thương những gánh hàng rong

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ ẨM THỰC DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM, NGUYỄN TUÂN, VŨBẰNG (Trang 58 - 59)

VĂN HÓA ẨM THỰC – MỘT GÓC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA THẠCH LAM, NGUYỄN TUÂN, VŨ BẰNG

2.1.2.2. Xót thương những gánh hàng rong

Văn hóa hàng rong cùng những âm thanh vang vọng mỗi đêm là nét văn hóa độc đáo làm nên một thế giới ẩm thực Việt Nam rất riêng. Những gánh quà rong ngày ngày ngược xuôi tần tảo như một gam trầm, lắng đọng trong bức tranh văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Thế giới của những gánh hàng rong rất phong phú và đa dạng. Từ các món quà vặt cho đến hoa quả, thức gì cũng có và “thực đơn” của những hàng quà rong dường như ngày càng được bổ sung thêm nhiều món mới. Chỉ vậy thôi cũng đủ biết người Việt Nam gắn bó với những gánh quà rong thế nào. Người ta lí giải bởi quà rong tiện, bởi quà rong rẻ, hẳn là như thế nhưng chắc hẳn còn là bởi cái thú vị của cảm giác dân dã khi ngồi ăn bên gánh quà rong cùng cô bán hàng xởi lởi, hay chuyện.

Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng có những trang văn rất đẹp và gợi cảm về những gánh hàng rong. Các ông xót thương những gánh hàng rong quen thuộc mà ông bắt gặp đâu

đó trên phố cổ Hà Nội. Đó là những người lao động bình thường, những người buôn gánh bán bưng (anh bán phở, cô hàng xén, bác giò chả, cụ bán xôi, …) âm thầm chịu thương chịu khó nhưng ở họ luôn toát lên một cái gì đó rất đặc biệt, vừa nhanh nhẹn, thanh tao, hiền hòa mà cũng rất sắc sảo. Thật khó mà quên hình ảnh những người bán bánh cuốn Thanh Trì lủi thủi “đội mẹt và rổ trên đầu, từng tụm năm, bảy người từ phía Lò Lợn đi vào trong phố, dáng điệu uyển chuyển và nhanh nhẹn” [37, tr.453];hoặc các bác giò chả quê vùng Ước Lễ

không ai rao hàng mà “lặng lẽđi, hàng phố ai biết cái thúng ngon đặt trên đầu ấy thì gọi, có cái vẻ như là thứ này ngon thật sự, ai tinh ý thì tìm gọi, chứ họ thì không phải lắm lời chèo kéo” [72tr.862]; hay cô Dần bán hàng nước “nhũn nhặn,…mặc cái áo tứ thân nâu cũ, giản

dị và đảm đang như các cô gái Việt Nam”; rồi bà cụ bán ngô trên Yên Phụ tội nghiệp, đáng thương “bà đội thúng ngô, tay thủ vào cái áo cánh bông và cất lên tiếng rao, tựa như không phải tiếng người, một tiếng rao đặc biệt là kì lạ…” [37, tr.453]. Đằng sau những hàng gánh

ấy là một đời mưu sinh đầy vất vả, lo toan của những con người nghèo khổ trong xã hội cũ. Và dường như tất cả những con người ấy đang chờ một điều gì tương sáng vào ngày mai.

Đẹp nhất là tiết trời mùa thu tháng Tám khi mà những gánh hàng rong bắt đầu mang về phố phường Hà Nội sắc màu đỏ mọng của những trái hồng mòng, sắc vàng mơ của trái bưởi, sắc vàng sẫm của những nải chuối trứng cuốc và hơn hết là sắc màu xanh ngọc của những gánh cốm Vòng phơ phất đi trong phố với chiếc đòn gánhmột đầu “cong vút lên, rất trẻ trung và… rất đĩ”, thêm nụ cười của cô thôn nữ làng Vòng gánh cốm đi vào Hà Nội đã

đủ sức tỏa nắng trong trái tim người lữ khách. Trái với gánh hàng rong thông thường, “gánh cốm cứ êm ả mà đi, người bán cốm không cất tiếng rao hàng. Hình thù người gánh cốm cũng phần nào gợi lên cái phẩm chất của thứ quà giản dị thơm thảo hiền hậu, vừa chắc chắn vừa tinh tế” [72, tr.864]. Có lẽ cái riêng, cái đặc sắc nhất của Hà thành là gánh cốm.

Đôi quang gánh vung vẩy trên vai tròn lẳn của các cô, các chịđem hương cốm thơm lừng đi khắp băm sáu phố phường náo nhiệt. Vì vậy, hình ảnh gánh cốm bán rong trở thành một trong những đường nét không thể thiếu của bức tranh mùa thu Hà Nội.

Nhìn trên góc độ văn hóa, hàng rong tạo nên nét đặc trưng của Hà Nội so với các đô thị khác của phương Tây. Nó góp phần tạo nên cảnh trí và “hồn vía của Hà Nội”. Hà Nội là một đô thị không khép kín, xung quanh là những làng nông nghiệp và lại có một vùng rau xanh, chợ xanh thì những người buôn thúng bán mẹt là một đặc điểm rất riêng của Hà Nội.

Ngày nay, con người có nguy cơ trở nên vô cảm khi họ không thấy được những vẻ đẹp, những thân phận con người đằng sau những gánh hàng rong. Những trang văn của Thạch Lam, Vũ Bằng đánh thức ta. Nó nhắc ta không được phép vô cảm trước cuộc sống. Giữa những âm thanh sôi động của thành phố, một lúc nào đó chúng ta hãy thử ngồi xuống bên một gánh quà rong, ngồi nhâm nhi món ăn và trò chuyện cùng cô bán hàng xởi lởi để

cảm nhận nét dân dã trong văn hoá ẩm thực Hà thành. Gánh hàng rong là một phần hồn của

đất Hà Thành, chính nó làm nên vẻđẹp quyến rũ của đất Hà thành mà ít nơi nào ở Việt Nam có được .

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ ẨM THỰC DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM, NGUYỄN TUÂN, VŨBẰNG (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)