Trân trọng văn hóa Hà thành

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ ẨM THỰC DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM, NGUYỄN TUÂN, VŨBẰNG (Trang 34 - 35)

VĂN HÓA ẨM THỰC – MỘT GÓC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA THẠCH LAM, NGUYỄN TUÂN, VŨ BẰNG

2.1.1.Trân trọng văn hóa Hà thành

Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, trung tâm văn hóa lớn của cả nước. Hà Nội hiện lên như một đô thị có lịch sử lâu đời, giàu có về sản vật, giàu có về truyền thống và đặc biệt là giàu có về bản sắc văn hóa. Tồn tại suốt mười thế kỷ, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm, chứng kiến biết bao đổi thay, phát triển của đất nước, con người

Việt Nam. Trong những năm đầu thế kỷ XX, Hà Nội lại một lần nữa trải qua sự thay đổi mạnh mẽ khi đan xen, ảnh hưởng giữa văn hóa phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ) và văn hoá phương Tây (Pháp).

Không phải ngẫu nhiên mà cả Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng đều viết về văn hóa Việt Nam - Hà Nội với thái độ day dứt, băn khoăn bên cạnh niềm tự hào, tự tôn. Đều sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, dù có thể quê ở nơi khác ( Thạch Lam quê ở Quảng Nam) nên Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng có một tình yêu tha thiết, mặn nồng với Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Hơn nữa, họ đều là những nhà văn hóa thực sự với tầm tri thức rộng và sâu, đều mang nặng tính tự tôn dân tộc, dù sống trước cách mạng, hay như Vũ Bằng sống trong cảnh đất nước cắt chia và luôn tiềm ẩn nguy cơ chia cắt lâu dài và biến dạng…Những yếu tốấy là lí do khiến cho các nhà văn luôn day dứt, trăn trở suy nghĩ về nền văn hóa dân tộc. Các ông tìm về văn hóa cội nguồn như một lẽ tất yếu ở những “người trí thức luôn nặng lòng với sự tồn vong của nòi giống” (Văn Giá). Phảng phất trong ấy là sự

nuối tiếc, hoài cổ vẻđẹp vang bóng một thời. Vì vậy, tất cả đều được các ông cảm nhận từ

góc độ văn hóa vì văn hóa theo nghĩa gần gũi nhất là trở thành đẹp, thành có giá trị.

Chứng kiến sự thay đổi lớn lao của Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung, các nhà văn không khỏi bâng khuâng, hoài niệm và đã ghi lại những nét biến chuyển với một chút lưu luyến, băn khoăn. Những tác phẩm Vang bóng mt thi của Nguyễn Tuân, Hà Ni băm sáu ph phường của Thạch Lam, Thương nh mười haiMón ngon Hà Ni của Vũ Bằng đã thể hiện một cách rõ nét sự lưu luyến, băn khoăn không chỉ của tác giả mà còn của những người Hà Nội đương thời. Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng lưu luyến về

những giá trị thuần phương Đông mà đậm chất Hà Nội - Việt Nam, điển hình là nét tinh tế

của nghệ thuật ẩm thực. Các tác giả băn khoăn văn hoá phương Tây với chút nào đó xô bồ, thực dụng liệu có làm biến đổi sự thanh tao, nền nã của văn hoá Hà Nội?

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ ẨM THỰC DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM, NGUYỄN TUÂN, VŨBẰNG (Trang 34 - 35)