Tuy nhiên, Người HàN ội xưa cũng đã biết chắt lọc những món ngon, vật lạ

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ ẨM THỰC DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM, NGUYỄN TUÂN, VŨBẰNG (Trang 31 - 32)

bốn phương hội tụ tại vùng kinh kỳđể chế tạo ra những món ngon của riêng Hà Nội, mang

đậm bản sắc văn hoá, phong vị Hà Nội - đó chính là nét tài hoa của người Hà Nội. Chỉ có sự

tiếp thu và biến đổi những đặc sản địa phương thành đặc sản kinh kỳ mới đáp ứng được nhu cầu của người Hà Nội - những người vốn “sành ăn, sành mặc, sành chơi”.

Những món ăn đặc sản như: Phở Hà Nội, Nem, Bún chả, Giò chảƯớc Lễ, Chả cá Lã Vọng, Xôi lúa Tương Mai, cốm Vòng, Bánh cuốn Thanh Trì, rượu Mơ... tất cả đã tạo nên một phong vị, một thương hiệu riêng của Hà Nội. Chẳng thế mà nhiều đặc sản địa phương của người Hà Nội đã đi vào tục ngữ, ca dao như:

Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì

Tương Bần, húng Láng, còn gì ngon hơn…” Hay

Giò Chèm, nem Vẽ, chuối Sù

Bánh cuốn Thanh Trì, bánh dì (dày) Quán Gánh

Không chỉ thế, một số tên phố đã gắn liền với đặc sản của Hà Nội như: Chả cá Lã Vọng phố Chả Cá, bánh cốm Hàng Than, ô mai Hàng Đường... và rồi chính các chợ, tiêu biểu nhất là chợ Đồng Xuân, nơi Thạch Lam đã ví von “cái bụng của thành phố Hà Nội”, trở thành biểu tượng ẩm thực Thăng Long - Hà Nội:

Vui nhất là chợĐồng Xuân

Thứ gì cũng có, xa gần bán mua.

Nói đến đặc sản Hà Nội thì không thể không nhắc tới cốm và các thứ chế biến từ cốm như chả cốm, chè cốm…Nếu nói cốm là món ăn đặc trưng của đất Hà Thành, thì làng Vòng là cái nôi của món ăn đặc sản này. Cốm làng Vòng ăn vào thấy thơm hương lúa nếp, man mác ngọn gió thu và thoang thoảng mùi lá sen, lá ráy. Người ta gói cốm vào lá sen để hương sen ôm trọn vào lòng hương cốm thơm thanh khiết. Và bên trong những chiếc lá sen đó là những chiếc lá ráy tươi non, căng bóng, để giữ mãi màu cốm xanh dịu, giúp cho hạt cốm vẫn dẻo và mềm, thơm mùi nếp tươi. Hạt cốm mềm, dịu dàng một vị ngọt tinh khiết. Người Hà Nội thường nhâm nhi từng hạt cốm hoặc ăn kèm với chuối trứng cuốc (chuối tiêu đã

chín vàng, lốm đốm màu nâu). Rất nhiều người xa xứ khi thăm lại Hà Nội đều muốn hít hà hương cốm để tận hưởng cảm giác trở vềđất mẹ.

Cũng từ hạt cốm Vòng xanh ngát đó, bà cụ người làng Yên Ninh nghĩ ra cách làm bánh cốm hơn trăm năm nay, hãng bánh cốm đầu tiên của Hà Nội là Nguyên Ninh, nghĩa là giữ nguyên lấy cái tên thân thuộc Yên Ninh. Bánh cốm thành món quà sang trọng, gửi đi trăm phương, cúng giỗ, lễ tết và còn làm đồ dẫn cưới…

Nói đến đặc sản Hà Nội cũng phải kểđến chim sâm cầm. Đó là loài chim cứđến mùa thu lại về sinh tụ ở Hồ Tây. Người ta cho rằng chim sâm cầm ăn sâm ở các nước phương Bắc, đến khi trời rét lại di cư về phương Nam. Chim sâm cầm có tiếng là ngon và bổ. Do đó, xưa kia có lệ hàng năm phải đem chim sâm cầm tiến lên nhà vua.

Bên cạnh những thức ăn ấy, Hà Nội cũng có đủ thứ loại quà quê của tứ trấn, của bốn phương tám hướng, chọn lọc lại, kết tinh lại, chế biến gia giảm lại thành quà đặc sản: bánh

đậu, bánh khảo, kẹo lạc, kẹo vừng… Những thứ quà ấy khá thông dụng, có ở nhiều tỉnh khác nhưng hương vịấy ở Hà Nội lại có đặc trưng riêng, không lẫn.

1.2.2.3.Ẩm thực Hà Nội vừa mang trong mình nét đặc trưng chung của ẩm thực Việt Nam nhưng lại có những điểm khác biệt khiến cho người thưởng thức không khỏi thán phục

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ ẨM THỰC DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM, NGUYỄN TUÂN, VŨBẰNG (Trang 31 - 32)