Do vị thế đặc biệt của mình là “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”, Thăng Long Hà Nội đã sớm trở thành điểm hội tụ văn hóa của mọi miền đấ t n ướ c.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ ẨM THỰC DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM, NGUYỄN TUÂN, VŨBẰNG (Trang 28 - 30)

Với vị trí kinh đô như thế, Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ của nhân tài (nghệ nhân dân gian, nghệ sĩ, sĩ phu, trí thức…). Các thế hệ đã đem đến những lề thói của địa phương

mình, chắt lọc, hun đúc lại, tạo nên cái tinh hoa kinh kỳ. Thêm vào đó, trải qua ngàn năm, việc giao lưu quốc tế cũng diễn ra thường xuyên, càng về sau càng thường xuyên hơn, lắm vẻ hơn thời trước. Cho nên Thăng Long - Hà Nội quả là đã tiếp thu mọi tài hoa của các vùng, nhào nặn lại, nâng cao lên theo yêu cầu của đời sống toàn dân tộc. Điều này có nghĩa là “cái văn minh của Hà Nội chính là cái bản lĩnh chung của dân tộc cộng với sắc thái riêng của

đất Thủđô. Đó là sản phẩm đồng thời là động lực để người Thăng Long - Hà Nội sáng tạo ra những thành tựu rực rỡ về các mặt” [91].

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vĩnh Phúc [91], mảnh đất này vốn là nơi cạnh tranh,

đọ sức, đua tài dữ dội, phải nghề tinh, tài cao mới trụ nổi, mới phát triển được. “Phồn hoa thứ nhất Long Thành” là nơi thu hút, hội tụ tài và nghệ tứ chiếng trong sự chọn lọc có vẻ

bình yên nhưng khá ngặt nghèo. Cái gì còn lại, phát triển được chính là cái tiêu biểu, cái tinh hoa. Những cái gì xoàng xĩnh, vô bổ, sớm muộn đều bịđào thải. Cứ xem các danh nhân văn hóa, những người gốc gác Thăng Long - Hà Nội không nhiều, phần đông là từ tứ xứ tụ

về nhưng cái chính là họđã hấp thụđược tinh hoa của văn hóa kinh kỳ và được nền văn hóa này chấp nhận. Lê Quý Đôn (Thái Bình), Nguyễn Gia Thiều (Bắc Ninh), Nguyễn Du (Hà Tĩnh), Hồ Xuân Hương (Nghệ An) là như vậy. Hoặc như về bách nghệ thì bách nghệ Kinh

đô đa số có gốc gác từ tứ trấn Đông, Nam, Đoài, Bắc. Nghề vàng bạc từĐồng Xâm (Thái Bình), nghề thêu từ Hướng Dương, Quất Động (Hà Tây), nghề giày dép từ Phong Lâm, Trúc Lâm (Hải Dương)... Khi nhà Nguyễn chuyển kinh đô vào Huế, văn hóa Hà Nội vẫn phát triển, thị trường Hà Nội vẫn có sức hút lớn nhiều tài năng bách nghệ, vẫn giữ vững tinh hoa kinh kỳ.

Tính chất hội tụ, một đặc điểm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, khiến cho văn hóa ởđây trong một chừng mực nhất định đại diện được cho văn hóa Việt Nam nói chung. Khi tiếp thu tinh hoa của bốn phương, văn hóa thủđô làm cho tinh hoa của từng địa phương hòa nhập với tinh hoa của địa phương khác theo mô thức văn hóa đã hình thành từ

lâu đời ở vùng văn hóa cổ này.

Với tính chất là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước trong hàng ngàn năm, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội lại là nơi có sự giao lưu văn hóa rộng rãi và đa dạng với nước ngoài (văn hóa Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ đặc biệt là văn hóa Phương Tây) đã

ảnh hưởng không nhỏ vào văn hóa nước ta và ảnh hưởng ấy thể hiện trước hết và nhiều nhất là ở thủđô.

Các đặc điểm trên đây, tức là sự hội tụ văn hóa của cả nước và sự giao lưu văn hóa với nước ngoài thể hiện trong văn hóa vật chất và tinh thần của thủđô trong đó có văn hóa

ẩm thực.

Tinh hoa văn hoá của đất kinh kỳ phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội. Văn hoá Hà Nội là tổng hòa các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hòa, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng”. Nói theo các GS Tô Ngọc Thanh, Ngô Đức Thịnh, Trần Quốc Vượng rằng: thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh, hội nhập rồi nở rộ và lan tỏa của nền văn hóa Việt Nam trong

đó bao gồm văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ ẨM THỰC DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM, NGUYỄN TUÂN, VŨBẰNG (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)