Những chuyển biến về giọng điệu nghệ thuật

Một phần của tài liệu NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ TƯ TƯỞNG VÀ BÚT PHÁP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 91 - 105)

NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KĨ THUẬT THỂ LOẠI, PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ VÀ L ỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (sau

3.3.3.Những chuyển biến về giọng điệu nghệ thuật

Đề cập đến lời văn nghệ thuật không thể không nói đến phạm trù giọng điệu vì giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể

hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…”[23, tr.134]. Những chuyển biến, sáng tạo trong ngôn từ nghệ thuật cũng đã góp phần đa dạng hóa giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975.

Do sự chi phối của quan niệm sử thi, những truyện ngắn thời kì chiến tranh của Nguyễn Minh Châu sử dụng chủ yếu giọng điệu ngợi ca, khẳng định với sắc thái trang trọng, tôn kính, thể hiện niềm cảm phục, ngưỡng mộ với những con người anh hùng, những chiến công anh hùng, nhằm làm cho hình tượng tăng sức thuyết phục ở khía cạnh cao cả, phi thường. Những biến thái của giọng điệu ngợi ca này là các giọng điệu trữ tình, hồn hậu, ấm áp, tin yêu…Tuy nhiên về cơ bản, trong truyện ngắn trước 75 của ông không có sự phức tạp, đa dạng về giọng điệu. Trong tác phẩm, giọng điệu của các nhân vật hòa cùng giọng điệu của người kể chuyện trong âm hưởng chung của những

khúc tráng ca hào hùng ngợi ca vẻ đẹp con người lí tưởng. Những đoạn miêu tả con người trong đời thường với sắc thái thân mật gần gũi cũng chỉ là để nhấn mạnh tính chất “anh hùng mà bình thường” của nhân vật.

Sau 1975, trở về với đời thường, khám phá cuộc sống ở góc độ thế sự đời tư, con người được nhìn dưới góc độ cá nhân, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng dần chuyển từ đơn giọng sang đa giọng với nhiều tiếng nói khác nhau. Việc rút ngắn khoảng cách trần thuật cùng với sự di chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật, lời người trần thuật hòa lẫn với lời nhân vật làm cho giọng điệu trần thuật được dân sự hóa. Giọng điệu của chủ thể trần thuật vẫn giữ vai trò định hướng nhưng không còn ở vị thế độc tôn mà đã có sự nhường lời cho các nhân vật nói lên tiếng nói riêng của mình.

Có thể lấy Bức tranhPhiên chợ Giát làm ví dụ.

Trong Bức tranh, cuộc độc thoại nội tâm của nhân vật được tổ chức như một cuộc đối thoại nhiều giọng điệu: khi thì mỉa mai giễu cợt thói đạo đức giả của chính bản thân mình, khi thì tự chống chế bằng những lí lẽ nhân danh mục đích nghệ thuật “phục vụ số đông”, khi thì đanh thép tự kết tội mình là “đồ dối trá”… Những giọng điệu ấy có lúc đan xen, có lúc luân chuyển nhịp nhàng theo dòng suy nghĩ, theo những biến đổi tâm trạng của người họa sĩ. Phối hợp với những độc thoại nội tâm là những lời bình luận ngoại đề, những đoạn miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, làm nổi bật lên giọng điệu tự vấn khắc khoải, đau đớn có sức ám ảnh sâu sắc đối với người đọc.

Khác với cuộc tự thú được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn bên trong của nhân vật, trong

Phiên chợ Giát, sự kết hợp giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật đã làm

vang lên trong hành trình nhọc nhằn của lão Khúng những giọng nói khác nhau. Có giọng cảm thông, chia sẻ của người kể chuyện khi miêu tả tâm trạng lão Khúng. Có giọng riêng của lão Khúng trong cuộc đối thoại với chính mình, với mọi thứ xung quanh. Có lúc là giọng điệu bối rối chen lẫn sợ hãi của lão khi hướng về những bí ẩn trong sâu thẳm của tâm linh, có lúc là giọng điệu trìu mến trong những lời quát tháo bò Khoang, có giọng điệu băn khoăn day dứt khi nghĩ đến việc phải báo cáo với những đứa con về việc bán bò, có giọng tranh biện triết lí khi hướng về các vì sao, có giọng giễu nhại khi kể về ông Bời... Sự đan xen giọng điệu với những cung bậc khác nhau đã góp phần tạo nên một “văn bản đa thanh”, đem đến cho người đọc những cảm xúc và nỗi day dứt lớn lao về số phận con người.

Cùng với chuyển biến trong phương thức trần thuật, những đổi mới trong lời văn nghệ thuật cũng đã góp phần đem đến cho truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu những gam màu giọng điệu mới. Những thay đổi về hệ thống ngôn từ cũng như việc tổ chức lời văn làm cho truyện của ông dần trở nên thân mật, gần gũi hơn, chất suy tư triết luận cũng nhiều hơn.

Như đã đề cập ở phần trước, bên cạnh sự trang nghiêm, chuẩn mực thường thấy, trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 75, bắt đầu xuất hiện thứ ngôn ngữ thân mật, suồng sã của đời thường. Các thành phần khẩu ngữ, cảm thán, các từ ngữ xưng hô, những câu văn như lời trò chuyện dân dã… góp phần tạo cho những câu chuyện đời thường có được nét tự nhiên, sinh động. Cũng từ đây, ta có thể bắt gặp trong truyện của ông chất giọng bỗ bã trong lời của các lão nông như lão Khúng, lão Đất (Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Chợ Tết), chất giọng hồn nhiên tinh nghịch trong lời của các cô bé Hương, Phai (Hương và Phai), chất giọng xuề xòa vô tư trong lời cô Hoằng (Lũ trẻ ở dãy

K)… Ngôn ngữ đậm sắc thái cảm xúc cá nhân của các nhân vật góp phần làm sinh động cho hình tượng đồng thời giúp tác phẩm có thêm các chất giọng thân mật của đời thường.

Một biến thái của giọng điệu thân mật, gần gũi đời thường là giọng điệu hài hước và giễu nhại trong một số truyện ngắn như Sắm vai, Lũ trẻ ở dãy K, Phiên chợ Giát… Tuy nhiên, đấy là sự hài hước kín đáo và giễu nhại nhẹ nhàng, không có cái riết róng cay độc của một tác phẩm trào phúng thường thấy. Trong Lũ trẻ ở dãy K, hình ảnh cô Hoằng được phác họa bằng những nét vẽ có pha chút cường điệu: “Đến ngày đứa con độc nhất bước lên máy bay cô chỉ còn chưa đầy 50 cân.

Những ký thịt đã tan ra thành nước mắt”, “cô đi tới, những múi thịt béo bễu núng níng đều hớn hở

cả lên sau lần vải vàng nhạt, hay hồng nhạt, hay xanh nhạt…” [13, tr.288]. Ẩn sau lối miêu tả ngoại hình, tính cách cô Hoằng cũng như cái cách thổi phồng lên sự lo lắng của mọi người, từ ông lão nghiêm nghị đến đứa trẻ ngây thơ trước thông tin “bệnh dại”, ta thấy hiện lên một nụ cười kín đáo của tác giả trước sự hồn nhiên thái quá của con người.

Trong Sắm vai, chất giọng hài hước giễu nhại thể hiện qua lời của nhân vật người kể chuyện khi quan sát nếp sống công thức đã thành thói quen của những người trong khu tập thể. Ở đây, thủ pháp tăng cấp đã được tác giả sử dụng triệt để. Bắt đầu từ hình ảnh mọi người thức dậy và cùng làm mọi việc theo một “cái thời khóa biểu tự giác và vô cùng nghiêm ngặt”. Đặc biệt hài hước là hình

ảnh: “vào khoảng sáu giờ sáng hoặc trễ hơn mấy phút,… có một nhà ông đầu hói bóng không còn

một sợi tóc nào, vậy mà đến cái giờ đó cũng cầm một cái lược chải lật những sợi tóc tưởng tượng”

[13, tr.259]. Giọng điệu giễu nhại cũng hiện rõ trong việc miêu tả tình thế oái ăm của nhà văn T., bắt đầu bằng việc anh thức dậy cùng mọi người, rồi việc “đi lắp một hàm răng giả”, “mái tóc đã

được nhuộm”, rồi đến cái điệu cười “cười hết cỡ, lúc thì cười mỉm, lúc cười duyên, lúc cười chua

chát…” cũng là giả tạo nốt. Lối kể chuyện đã tạo ra cho tác phẩm những nét hài hước nhưng đằng

sau vẻ ngoài trào lộng, tác giả chỉ có ý phê phán nhẹ nhàng.

Cũng vậy, trong Phiên chợ Giát, sự giễu nhại trong lời lão Khúng khi đối thoại với các vì sao hay đánh giá về thành tích của ông bí thư huyện ủy có cái nhẹ nhàng nhưng thâm thúy. Nhìn những ông sao – “vua chúa hoặc đại thần danh tiếng của thời nay”, lão Khúng buồn cười khi thấy “ngôi

mồ hôi hột để rặn ra ánh sáng như đàn bà rặn đẻ…thế mà mặt đất thì vẫn tối thui tối mò” [13,tr.594]. Trong lời của nhân vật, sự đối lập khi đặt cạnh nhau các từ ngữ trịnh trọng (vua chúa,

đại thần danh tiếng, chư vị, ánh sáng) và suồng sã (toát mồ hôi để rặn, như đàn bà rặn đẻ, tối thui

tối mò) đã giúp tạo nên chất giọng giễu nhại độc đáo. Lão và con Khoang không cần đến ánh sáng của các vị vẫn có thể đi trong đêm tối mà không bị lạc. Tương tự như vậy là nét hài hước giễu cợt được tạo nên bởi lối nói trịnh trọng một cách cố ý khi kể về cái cách bò Khoang đối đãi với ông Bời, đặc biệt ở chi tiết: “nó đá vị chủ tịch huyện một phát vào giữa bụng khiến cho ông ta bổ nhào,

úp cả khuôn mặt phương phi đầy cởi mở vào giữa đám ruộng” [13, tr.603].

Trong suốt hành trình tìm kiếm và phát hiện những “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”, vẫn còn đó trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu chất giọng trữ tình đôn hậu ấm áp nhưng sắc thái ngợi ca đã được hòa lẫn vào những suy tư, ngẫm ngợi, trở nên sâu lắng hơn bởi sự từng trải của nhà văn. Thái độ tin yêu, trân trọng hòa lẫn vào giọng điệu thâm trầm khắc khoải trước những nỗi đau, những bất hạnh mà con người phải gánh chịu trong cuộc đời. Trong Bên đường

chiến tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Sống mãi với cây xanh…, nhà văn vẫn dành cho nhân vật của mình, nhất là những nhân vật nữ, một sự trân trọng kín đáo. Tuy nhiên sự ngợi ca ở đây có thêm chất giọng độ lượng, cảm thông, nếm trải. Quan sát giây phút biến động trong tâm hồn cô y sĩ Quỳ, tác giả dành cho chị một lời văn hết sức cảm thông, thấu hiểu: “Thật khó

diễn tả cho thật chính xác cái nét buồn trên khuôn mặt Quỳ lúc bấy giờ. Nó có cái gì giống như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khuôn mặt của một kẻ biết mình phạm tội, vừa thật thà, chân thành đến tội nghiệp lại vừa ngấm

ngầm kiêu hãnh đến khó hiểu. Những người đàn bà như Quỳ… hoặc thống trị đàn ông hoặc bị đàn

ông thống trị, thì mới tìm được sự yên ổn”(Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) [13, tr.145].

Giọng điệu cảm thông chia sẻ của tác giả làm cho nhân vật dù vẫn có những nét lí tưởng, trở nên gần gũi hơn.

Trước những vấn đề đa dạng của đời sống, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 có nhiều sắc thái phong phú và thân mật gần gũi hơn so với trước. Tuy nhiên những giọng điệu hài hước giễu nhại hay dung tục bỗ bã xuất hiện không nhiều. Chủ âm trong truyện của ông có lẽ vẫn là giọng điệu suy tư ngẫm ngợi giàu tính triết lí.

Giọng điệu suy tư triết lí này phần lớn được tạo nên bởi những ý nghĩ nội tâm của nhân vật và những đoạn trữ tình ngoại đề xuất hiện rất nhiều trong mạch truyện. Trong Bến quê, lắng đọng lại ở cuối mạch suy tư âm thầm nhưng đau xót của nhân vật Nhĩ là những suy ngẫm mang tính trải nghiệm sâu sắc về giá trị đích thực của cuộc sống con người. Cũng ở tình thế của người cuối đời nhìn lại, ông lão thủ môn trong Dấu vết nghề nghiệp có điều kiện để tổng kết, chiêm nghiệm về những được mất của đời mình. Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, nhân vật không chỉ suy tư về quá khứ của bản thân mình, trong dòng hồi ức của nhân vật còn có những chiêm nghiệm

sâu sắc về khát vọng hạnh phúc, về thiên tính nữ, về những giá trị tinh thần kết đọng “trí tuệ và tài năng trác tuyệt của nhân dân, và mang trong lòng tất cả khát vọng cháy bỏng của nhân

dân”…Trong Cỏ lau, bên cạnh nỗi khắc khoải về sự cô đơn, mất mát, những sám hối muộn màng, sự lo lắng khi chứng kiến “cái ác nó mọc ra từ trong máu, trong thịt mình”, còn có cả những suy tư đầy triết lí về đất đai, về chiến tranh, về hình ảnh những “hòn vọng phu đứng nhan nhản”…Tất cả tạo nên một giọng điệu trầm buồn da diết thấm vào lòng người. Có khi chất giọng suy tư được đẩy lên thành nỗi trăn trở nhức nhối như trong Mùa trái cóc ở miền Nam thành một “nỗi lo âu sao mà

lớn lao và đầy khắc khoải về con người”.

Chất suy tư ngẫm ngợi cũng là âm hưởng chính trong rất nhiều truyện khác, đặc biệt rõ trong giọng điệu của những nhân vật tư tưởng là nhà văn, nhà báo, người nghệ sĩ… đóng vai người quan sát và kể lại câu chuyện. Trong nhiều truyện, cũng có khi tác giả đưa triết lí vào lời của những nhân vật không phải là trí thức như lão Khúng, lão Đất, người đàn bà hàng chài, ông lão đi khai hoang…, làm cho những suy tư ngẫm ngợi của nhân vật có thêm màu sắc triết lí dân dã – sự triết lí được đúc rút từ trải nghiệm trong sự va chạm với cuộc đời của người lao động. Ngay cả trong nhóm truyện về đời tư như Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Lũ trẻ ở dãy K, Hương và Phai, đằng sau thái độ tưởng chừng như bình thản, khách quan của người kể chuyện luôn ẩn chứa một sự ưu tư, day dứt. Xen vào mạch truyện, thường luôn có những lời bình luận ngoại đề trong đó ngầm chứa tinh thần phê phán, thể hiện mối quan tâm sâu sắc của tác giả về những vấn đề đạo đức, lối sống của con người.

Hướng tới việc thể hiện một cái nhìn đa chiều về cuộc đời, nhà văn đã tạo cho truyện ngắn của mình nhiều giọng điệu khác nhau, tuy nhiên, chất giọng suy tư ngẫm ngợi giàu tính triết lí vừa nêu dường như thích hợp nhất với “tạng’ người của ông, góp phần làm nên một Nguyễn Minh Châu thâm trầm, điềm đạm, giàu lòng thương yêu đối với con người.

KẾT LUẬN

Văn học cũng như cuộc đời, luôn là một dòng chảy liên tục bất tận, có lúc mạnh mẽ, mãnh liệt, có lúc quanh co, lắng dịu nhưng không bao giờ đứt đoạn. Trong những khúc quanh ngập ngừng của dòng chảy ấy, rất cần có những xung lực đột phá để khơi dòng, để tìm một hướng đi mới. Trong dòng chảy của văn học Việt Nam từ sau 1975, giữa lúc nền văn học có dấu hiệu “chững lại và không ít người lâm vào tình trạng bối rối, không tìm thấy phương hướng sáng tác” [45, tr.10], cùng với sáng tác của một số nhà văn khác, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã trở thành một thứ xung lực góp phần khơi dòng cho văn học của thời kì đổi mới.

Vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam những năm sau 1975 là một điều đã được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất nhận định. Sáng tác của ông chắc chắn đã có nhiều ảnh hưởng đối với những nhà văn cùng thời và thế hệ sau, nhưng ảnh hưởng như thế nào và với mức độ nào, luận văn này chưa có điều kiện để làm rõ. Tuy nhiên, có một điều khẳng định là: những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong sáng tác của ông đã góp phần không nhỏ cho quá trình vận động biến chuyển chung của văn học Việt Nam từ giai đoạn 45 – 75 sang giai đoạn của thời kì đổi mới và hội nhập.

Đặt vấn đề nghiên cứu những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, luận văn giới hạn việc khảo sát chỉ đối với mảng truyện ngắn, thể loại có sự chuyển biến rõ nét nhất, tiêu biểu nhất và cũng đạt được nhiều thành tựu hơn cả trong sáng tác của ông sau 1975. Qua khảo sát, luận văn đi đến một số kết luận sau:

1.Trong xu thế vận động chung của văn học Việt Nam sau 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ khuynh hướng sử thi dần chuyển sang góc độ đời tư – thế sự. Trước những yêu cầu thúc

Một phần của tài liệu NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ TƯ TƯỞNG VÀ BÚT PHÁP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 91 - 105)