Giai đoạn sau 1975, cảm hứng sử thi trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu dần phai nh ạt và nhường chỗ cho cảm hứng đời tư – thế sự Hứng thú về con người thường nhật phức tạp, bí

Một phần của tài liệu NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ TƯ TƯỞNG VÀ BÚT PHÁP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 42 - 48)

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (sau 1975)

2.2.2. giai đoạn sau 1975, cảm hứng sử thi trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu dần phai nh ạt và nhường chỗ cho cảm hứng đời tư – thế sự Hứng thú về con người thường nhật phức tạp, bí

ẩn chi phối cảm quan sáng tạo của nhà văn, định hướng cho những thay đổi về nội dung tự sự.

Bên cạnh những truyện viết về những đề tài lớn như số phận con người trong chiến tranh, số phận người nông dân trong quá trình chuyển đổi cơ chế sản xuất, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 còn có cả một mảng viết về những chuyện vụn vặt đời thường như Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Lũ trẻ ở dãy K, Hương và Phai… Qua những chuyện nhỏ nhặt tưởng như không đâu ấy, nhà văn muốn gởi đến cho bạn đọc nhiều thông điệp có ý nghĩa hết sức sâu sắc về mối quan hệ của con người trong cuộc sống hằng ngày. Viết về những vặt vãnh đời thường nhưng là để nói đến những điều không hề đơn giản đối với mỗi người và cả mọi người.

Tuy nhiên, nếu xét toàn bộ sáng tác truyện ngắn sau 1975 của ông, những truyện thành công và có sức ám ảnh nhiều hơn cả vẫn là những câu chuyện về số phận con người với biết bao chìm nổi trong vòng xoáy của cuộc đời. Xuất phát từ “nỗi lo âu lớn lao và đầy khắc khoải về con người”, truyện của ông giờ đây nói nhiều đến những bi kịch, những nỗi đau, những lời sám hối, những khủng hoảng và cả những hoài nghi…

Sự thay đổi ấy trước hết nằm ở ngay mảng hiện thực chiến tranh mà Nguyễn Minh Châu đã từng rất quen thuộc. Ở các truyện sau 1975 như Cơn giông, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,

Cỏ lau…, hiện thực chiến tranh được miêu tả không phải là cái thực tại chiến tranh đang hiện hành mà chủ yếu được tái hiện lại dưới dạng hồi cố, thông qua hồi ức của nhân vật, gắn với suy nghĩ, tâm tư của nhân vật. Các sự kiện chiến tranh được nhắc đến đều gắn với những đổi thay trong số phận con người, thông qua cảm nhận riêng của nhân vật. Những nhân vật như Quỳ, Lực đã được miêu tả ở chiều sâu với những bi kịch tinh thần hay bi kịch số phận của họ. Nhân vật người lính không xuất hiện dưới vầng hào quang chiến thắng hay được tỏa sáng bởi những phẩm chất anh hùng mà là với những nỗi đau, những thiệt thòi, mất mát. Chiến tranh không chỉ có thắng lợi, vinh quang mà còn là những mất mát không thể nào bù đắp, là những bi kịch mà chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu hết. Bước ra từ chiến tranh, trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xuất hiện kiểu con người thương tích, mang trên mình những vết thương đau đớn, dai dẳng trong tâm hồn, theo suốt cả cuộc đời.

Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, hình ảnh của chiến tranh được sống dậy qua những chuyến hành trình trong tâm tưởng để trở về với quá khứ của Quỳ. Chiến tranh gắn với

những giây phút đẹp đẽ và cả thất vọng của tình yêu, gắn với những lầm lạc cá nhân trong quá khứ, là nguyên cớ cắt nghĩa cho những lựa chọn ở hiện tại của chị. Hiểu một cách đơn giản, những cơn mộng du cũng chính là những vết thương lòng mà chị phải gánh chịu sau những tháng ngày sống cùng chiến tranh.

Câu chuyện trong Cỏ lau là câu chuyện về bi kịch của số phận con người sau chiến tranh, một thứ mặt trái của tấm huy chương. Có thể thấy trong truyện cả một tập hợp những mảnh đời bất hạnh, từ cha con Lực cho đến Thai, người chồng sau của Thai, cả đứa con riêng của anh ta với đời vợ trước… Tất cả họ, với những mức độ khác nhau, đều là những nạn nhân của chiến tranh mà người chịu nhiều mất mát hơn cả là Lực.

Chiến tranh đã lấy đi của Lực tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc gia đình và cả những tháng ngày bình yên cuối cuộc đời. Là một con người từng trải đã sống gần trọn cuộc đời mình trong những năm tháng chiến tranh, đến cuối đời anh đã thấm thía nhận ra: “Chiến tranh, kháng chiến, không

phải như một số người khác, đến bây giờ tôi không hề mảy may hối tiếc đã dốc tất cả tuổi trẻ vào đấy cống hiến cho nó, nhưng nó như một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị chặt lìa

thật khó gắn liền lại như cũ” [13, tr.470]. Đây là cảm nhận về chiến tranh của một người lính giờ đây đang đối diện với hoàn cảnh éo le của số phận riêng. Số phận trớ trêu như đùa giỡn với anh, ngày trở về của anh đáng ra phải ngập tràn trong niềm vui đoàn tụ nhưng hóa ra không phải vậy, thay vào đó là nỗi cay đắng, ngậm ngùi. Người cha của anh không còn nhận ra anh, vợ anh giờ đã có một gia đình khác, em trai chết, bản thân anh cũng có một ngôi mộ của riêng mình. Sự xuất hiện của anh trở thành một tình thế khó xử cho tất cả mọi người. Và dù cho anh không nỡ phá sự yên ổn của gia đình Thai, thì liệu chăng anh, Thai và cả ông Quảng có thể tìm thấy được sự thanh thản trong tâm hồn những tháng ngày còn lại. Quyết định chạy trốn Thai và chọn một cuộc sống cô đơn cho những ngày cuối đời của mình bên bờ sông Đồng Vôi là một sự lựa chọn hết sức đau đớn của Lực. Sự lựa chọn ấy đã góp phần cho thấy vẻ đẹp nhân hậu, vị tha trong tâm hồn nhân vật nhưng đồng thời cũng khắc sâu thêm nỗi bất hạnh mà anh phải gánh chịu. Cả anh và Thai sẽ tiếp tục chịu đựng hi sinh như đã từng trong chiến tranh nhưng giờ đây không phải cho những lí tưởng cao xa mà cho một hiện thực đã an bài, để giữ lại cho nhau những điều tốt đẹp nhất có thể.

Con người không chỉ bất hạnh trong chiến tranh, họ cũng có thể có những nỗi đau, những bi kịch ngay trong cuộc đời thường ngày. Ta có thể bắt gặp rất nhiều cảnh đời éo le trong các truyện khác. Mỗi một con ngư ời, mỗi một số phận đều có những nỗi cơ cực riêng. Cuộc đời của bác Thông, bà Ngan (Sống mãi với cây xanh), của gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa), của lão Khúng (Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát)… ít nhiều đều gợi lên cái dư vị chua xót của những thăng trầm trong số phận. Những nỗi đau riêng của họ có điều gì đó chung cho nhiều người, tồn tại trong cuộc mưu sinh vất vả của người lao động.

Bi kịch của lão Khúng nằm ngay trong mối quan hệ với đất đai, với cái gia đình mà lão hết sức yêu thương. Đất cho lão nhiều thứ nhưng cũng vắt kiệt đến giọt mồ hôi cuối cùng của lão, những đức con mà lão chăm bẳm nâng niu rồi sẽ bỏ lão mà đi, người vợ mà lão đã cố công biến từ một cô gái thành thị thành một “bà ké miền rừng” chính hiệu, cho đến cuối đời vẫn không thuộc về lão hoàn toàn. Dường như câu chuyện không cố ý nhằm nêu lên những bóng tối của cuộc đời mà là để hiểu cuộc đời trong sự phức tạp và “đa đoan” của nó.

So với Khách ở quê ra, lão Khúng trong Phiên chợ Giát có sức ám ảnh nhiều hơn ở chiều

sâu tâm lí và những gập ghềnh của số phận. Trong những biến động của thời cuộc, ở vào những thời điểm mà lão và gia đình lão phải đối mặt với những thử thách khó khăn nhất, lão đã phải cố sức gồng mình lên, huy động tất cả những sức mạnh tinh thần vốn có để chống chọi, vượt qua. Ví như những lúc lão phải khôn khéo tìm mọi cách để có thể bình yên mà đứng ngoài cái công cuộc “đại cơ khí hóa nông nghiệp toàn huyện” do chủ tịch Bời bí thư huyện ủy khởi xướng, hay như lúc cả nhà lão rũ xuống như một tàu lá héo khi nghe tin người con trai tên Dũng hi sinh ở chiến trường Campuchia. Ngay cả thời điểm mà lão quyết định cởi trói giải thoát cho con bò Khoang trở về với rừng xanh, thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực ra cũng là một trong những quyết định hết sức khó khăn và đau đớn trong cuộc đời lão.

Trong một số trường hợp, câu chuyện được kể như là những giả định về những bi kịch mà con người sẽ gặp phải khi đánh mất bản thân mình. Việc lựa chọn và tuân thủ luật sống “khoảng cách” của Hạng trong truyện ngắn cùng tên là bằng chứng cho sự tha hóa của nhân cách con người trong hoàn cảnh cuộc sống mới, dẫn đến sự trả giá với những bi kịch trong tâm hồn và gia đình anh. Trong Sắm vai, nhân vật nhà văn T. từng là một nhà văn giàu cá tính “dám tự tước bỏ đi hết mọi cái

phù phiếm, những lớp vỏ bề ngoài vô bổ, tất cả những cái gì lấp lánh có thể lừa dối mình và người

khác”. Thế mà, để chiều theo ý thích của người vợ mới từ nước ngoài về, anh đã tự nguyện lột xác từ cả vẻ bề ngoài đến cung cách sống. Con người anh trở nên tội nghiệp và thảm hại làm sao! Những thay đổi tưởng chừng như vặt vãnh nhưng sự trả giá là quá lớn, suýt nữa anh đã đánh mất chính mình.

Ở một góc nhìn khác, nhà văn còn nhìn thấy trong những nỗi đau mà con người gánh chịu có nguyên nhân từ cái xấu, cái ác, từ sự tha hóa của con người. Từ đây, trong truyện của ông bắt đầu xuất hiện những nhân vật phản diện đúng nghĩa mà trước đây chưa có. Đó là những người như Quang (Cơn giông), Toàn (Mùa trái cóc ở miền Nam). Ở những nhân vật này, nhà văn chỉ tập trung khai thác những nét biến chất, tha hóa là chủ yếu. Ông cũng không đi sâu vào việc phân tích quá trình diễn ra sự biến chất, tha hóa mà chủ yếu xây dựng những tình huống để nhận diện hoặc lí giải cho cái xấu, cái ác trong bản chất thật của nhân vật. Sự phản bội vốn đã tiềm ẩn trong người Quang, “nằm ngay trong tính cách của hắn”, xuất phát từ “nỗi thèm khát được sống sung sướng, được ăn

ngon mặt đẹp, được mọi người chung quanh chiều chuộng và tôn kính… Hắn cũng có thể là một con người tốt, thậm chí một nhà cách mạng kiên định, nếu cách mạng thỏa mãn được những thèm

khát của hắn, nếu cách mạng đang trong bước thuận lợi, thuận buồm xuôi gió…” [13,tr.233]. Tác

giả đã chỉ rõ cho chúng ta thấy một kiểu người cơ hội điển hình “lúc nào cũng chờ đón bắt lấy tình

thế để kịp thay áo, đổi cờ” không hề hiếm trong cuộc đời. Sự phản bội của Quang không chỉ ảnh hưởng đến những đồng đội mà còn gây ra những đau khổ cho những người phụ nữ đã đem lòng yêu thương hắn.

Trường hợp của Toàn thì có khác. Vốn theo cách mạng từ nhỏ, từng có nhiều kinh nghiệm trong công tác chính trị, Toàn hiện ra như một người cán bộ có lập trường kiên định. Ác thay, trong bản chất của vị quan cách mạng mới ấy là một con người khát khao quyền lực ghê gớm, lạnh lùng sắt đá đến mức tàn nhẫn với anh em đồng đội, tàn nhẫn ngay cả với mẹ ruột của mình. Sự lựa chọn cách đối xử lạnh lùng tàn nhẫn của đứa con đối với người mẹ đã làm cho câu chuyện đoàn tụ đáng ra hết sức cảm động trở thành một bi kịch đau đớn. Đứa con mà người mẹ đã dứt ruột đẻ ra ấy có thể hết sức nhiệt tình niềm nở với khách lạ nhưng lại sẵn sàng chối bỏ bà mẹ đang đến “để ăn mày

tình thương và cầu xin được tha thứ ”. Nghịch lí đau xót ở đây không phải đến từ sự thúc ép của

hoàn cảnh mà nằm ngay trong sự lựa chọn đầy toan tính của kẻ cơ hội, cái hắn cần không phải là tình mẫu tử thiêng liêng mà là một bản lí lịch thật trong sạch, thật hoàn hảo để có thể tiếp tục thăng quan tiến chức. Theo lời người kể chuyện, bi kịch đau đớn của người mẹ còn được khắc sâu thêm qua những trường đoạn đầy khổ nhục trong quá khứ và tiếp nối mãi về sau trong vai “một con người

khốn khó giữa cõi đời ngửa tay xin tình thương của cả thiên hạ”. Tình huống truyện gây một ấn tượng mạnh cho người đọc và còn để lại một dư vị chua xót, căm phẫn tận sau khi gấp lại trang sách cuối cùng.

Một thay đổi quan trọng khác về nội dung tự sự là tinh thần và ý thức phản tỉnh của con người trong sự va chạm với những phức tạp của cuộc sống đời thường. Môi trường chiến tranh trong một thời gian dài dễ làm cho con người trở nên quen thuộc với những nếp nghĩ một chiều, với những quan niệm cứng nhắc, giáo điều. Trước những đổi thay của đời sống, cần có sự nhận thức và định giá toàn diện, thỏa đáng hơn. Âu rằng đó cũng là đòi hỏi tất yếu trên con đường đổi mới, hướng đến việc xác lập một cách nhìn mới, một thái độ ứng xử mới trong mọi quan hệ đời sống. Chính vì vậy mà ta bắt gặp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhiều câu chuyện được viết với tinh thần phản tỉnh, xét lại.

Có thể xuất phát từ một tình thế nghịch lí nào đó trong hoàn cảnh khách quan, hoặc có thể do nhu cầu tự thân của lương tâm đạo đức trong một thời khắc nào đó mà con người buộc phải có sự phản tỉnh về nhận thức hay tự suy xét, đánh giá lại bản thân mình.

Trong Dấu vết nghề nghiệp, người thủ môn già từng có một sự nghiệp lừng lẫy, từng bắt được 17 quả phạt đền đã không ngừng trăn trở tự dày vò mình về một quả bóng để lọt qua háng hết sức tầm thường. Đến tận những ngày cuối đời ông vẫn không thôi suy tư và phát hiện ra “con người ta thường xuyên không hoàn hảo”.

Đằng sau mỗi chân dung, mỗi số phận cá nhân có thể ẩn chứa nhiều khía cạnh phức tạp. Trên tinh thần đó, câu chuyện của nhà nhiếp ảnh Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa như là một lời phê phán, cảnh tỉnh với lối nhìn nhận phiến diện về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Đằng sau bức ảnh nghệ thuật với vẻ đẹp trời cho mà người nghệ sĩ chộp được trong một phút giây “

thêm sự sắp đặt đầy tài tình của ngẫu nhiên” ấy là cả một thực tế nghiệt ngã đến đau lòng của một

gia đình thuyền chài nghèo khổ. Câu chuyện cho thấy rằng không thể giải quyết một vấn đề nào đó chỉ bằng lòng tốt hoặc ý chí chủ quan mang tính một chiều. Cũng như để giải quyết cái ác không thể chỉ dùng mỗi một phương cách là lấy bạo lực diệt trừ hay cách li nó. Và nghệ thuật không thể chỉ dừng lại ở vẻ đẹp bề ngoài, nghệ thuật cần vươn tới được bề sâu phức tạp của cuộc đời mà tâm điểm là con người với biết bao cảnh ngộ éo le, vất vả nhưng cũng đầy ý nghĩa.

Cũng với tinh thần xét lại như vậy, trong nhiều truyện của Nguyễn Minh Châu, nhân vật thường hay tự thú, sám hối về những lỗi lầm mà con người từng mắc phải trong quá khứ như trường hợp của Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau… Nhà văn đã để cho nhân vật tự đưa mình vào những tình huống phải đối mặt với tòa án lương tâm để tự thú, sám hối. Nhân vật không chỉ đơn giản là suy tư mà đã thực sự tự đày ải mình trong những cuộc tra tấn về tinh thần. Người họa sĩ trong Bức tranh là một ví dụ tiêu biểu. Trong sự đối diện với chính mình, anh tự ý thức sâu sắc về những lỗi lầm mình đã gây ra. Tạo ra phiên tòa của lương tâm, anh vừa đóng vai quan tòa vừa là bị cáo đồng thời cũng là người biện hộ. Mức độ gay gắt quyết liệt của cuộc đấu tranh nội tâm cho thấy quá trình thức tỉnh lương tri ở con người diễn ra hết sức đau đớn nhưng cũng hết sức dũng cảm, đòi hỏi một nỗ lực ghê gớm của ý chí. Dù không thể sửa chữa hoặc bù đắp cho những hậu quả đã xảy ra nhưng với việc tự thú như vậy, anh họa sĩ chí ít cũng đã dám một lần đối diện với chính mình, nhận ra sai lầm để rồi đừng vấp ngã, điều ấy đáng quý biết bao. Quan trọng

Một phần của tài liệu NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ TƯ TƯỞNG VÀ BÚT PHÁP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)