Có thể xem truyện ngắn “Bức tranh” (viết năm 1976) như là một cột mốc đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975 Đặc biệt, với một

Một phần của tài liệu NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ TƯ TƯỞNG VÀ BÚT PHÁP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 33 - 38)

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (sau 1975)

2.1.3.Có thể xem truyện ngắn “Bức tranh” (viết năm 1976) như là một cột mốc đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975 Đặc biệt, với một

thay đổi trong nhận thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975. Đặc biệt, với một loạt truyện ngắn ra đời đầu những năm 80 in trong tập “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của ông đã thay đổi một cách rõ rệt. Trong tập truyện này, ngoài truyện Mùa hè năm ấy được ghi là sáng tác năm 1967 nên xếp vào giai đoạn trước, còn có một truyện vẫn giữ phong cách cũ là Bên đường chiến tranh. Đọc Bên đường chiến

tranh ta dễ dàng nhận thấy truyện vẫn còn phảng phất hơi hướng sử thi và bút pháp trữ tình quen

thuộc của giai đoạn trước đó. Mặc dù trong truyện nhà văn đã dành nhiều trang viết về những xao xuyến riêng tư trong nỗi niềm thầm kín của hai nhân vật chính nhưng cơ bản con người ở đây vẫn là con người của nghĩa vụ, của trách nhiệm. Suy nghĩ và hành động của họ vẫn không vượt thoát ra ngoài những lề lối cũ. Ngoài hai truyện trên, những truyện còn lại như Bức tranh, Hạng, Người đàn

bà trên chuyến tàu tốc hành…đã thực sự đem đến cho người đọc một cái nhìn hết sức mới mẻ về

cuộc đời và con người.

Đến các tập “Bến quê”, “Cỏ lau”, sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu không còn là những tìm tòi, thể nghiệm mà đã đi vào chiều sâu và định hình trong phong cách. Từ con người được xem xét chủ yếu trong mối quan hệ với cộ ng đồng, dân tộc trước đây, điều mà nhà văn quan tâm giờ đây là con người ở phương diện cá nhân, chủ yếu dưới góc độ đời tư – thế sự.

Con người trong truyện ngắn của ông không còn mang vẻ đẹp lí tưởng hoàn hảo, không còn được “tắm rửa trong bầu không khí vô trùng” như trước nữa. Không còn là những mô hình đơn giản, xuôi chiều, con người trong truyện ngắn giai đoạn sau này được nhìn nhận trong một cái nhìn toàn diện và đa dạng, được soi chiếu dưới nhiều mối quan hệ phức tạp của đời sống. Đó là những

con người cá nhân với những thăng trầm của số phận, những diễn biến phức tạp của tính cách, những góc khuất bí ẩn trong tâm hồn. Con người với thế giới tâm hồn đầy phức tạp và bí ẩn trở thành nguồn cảm hứng chủ yếu của nhà văn, đúng như ông từng thổ lộ: “niềm hạnh phúc lớn nhất

và cũng đồng thời là cái điều khổ ải nhất trần đời của một anh cầm bút xưa nay vẫn là công việc

khám phá ra tất cả những cái gì khó nắm bắt nhất, xảy ra nơi cái thế giới bên trong con người” [14,

Con người được nhìn nhận như là một thực thể đa dạng, sinh động với nhiều mối quan hệ đan xen phức tạp, được khám phá ở nhiều bình diện, nhiều cấp độ khác nhau. Nhân vật đã thực sự trở thành một phương tiện đắc lực để khái quát đời sống trong sự muôn màu muôn vẻ của nó, đồng thời qua đó chuyển tải được những vấn đề có ý nghĩa triết lí nhân sinh mà nhà văn từng trăn trở nghiền ngẫm. Thông qua những tình huống đời sống mà nhân vật tham dự vào, nhà văn muốn lên tiếng “bàn bạc về quan niệm sống hoặc báo động một điều gì”. Trong Bức tranh, qua cuộc tự thú của người họa sĩ, nhiều vấn đề đã được gợi ra trong đó nổi bật là sự thức tỉnh của lương tri và khát vọng tự hoàn thiện nhân cách của con người. Đây cũng là vấn đề được đặt ra trong Một lần đối

chứng. Quan sát tỉ mỉ hành vi của hai con mèo, một mèo hoang và một mèo nhà, nhân vật nhà văn trong truyện muốn “nhân danh loài người, thử làm một cuộc đối chứng với loài vật – một cuộc đối

chứng giữa thiện và ác, giữa lí trí, trí tuệ và bản năng mù quáng (Cũng là một cuộc đối chứng giữa

hai mặt nhân cách và phi nhân cách, giữa cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và

những khoảng bóng tối vẫn còn rơi rớt bên trong tâm hồn mỗi người – miếng đất nương náu và

gieo mầm của lỗi lầm và tội ác)” [13, tr.364]. Những trăn trở, chiêm nghiệm của Nhĩ trong Bến quê

hay của ông lão thủ thành trong Dấu vết nghề nghiệp cũng chính là những trăn trở, chiêm nghiệm của tác giả về lẽ sống ở đời mà nhà văn tha thiết muốn gửi gắm cho bạn đọc.

Cái nhìn đa chiều giúp nhà văn phát hiện ở con người thường nhật những khía cạnh nhiều khi đối lập nhau. Trong mỗi con người luôn có cả “rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”. Cái tốt và cái xấu đặt cạnh nhau, trộn lẫn vào nhau. Con người, trong những mối quan hệ khác nhau, có sáng suốt và sai lầm, thực dụng nhưng cũng đầy mơ mộng, có niềm tin và có cả những phút giây yếu đuối, luôn tỉnh táo nhưng cũng có những khoảng mờ ảo của tâm linh. Nhưng chính nhờ vậy mà con người hiện lên thật chân thực và gần gũi. Những giấc mơ hãi hùng của lão Khúng, những cơn mộng du của cô Quỳ, những mơ mộng của nhân vật trong Sân cỏ Tây Ban Nha … cho thấy bên trong con người luôn tồn tại những điều bí ẩn mà nếu nhìn đơn giản, phiến diện thì không thể nào hiểu hết được.

Quan niệm nghệ thuật về con người thường nhật bí ẩn, phức tạp dẫn dắt ngòi bút nhà văn tìm đến những mẫu hình nhân vật mới mà trước đó không có. Xuất hiện với tư cách là những cá thể phức tạp, trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 xuất hiện những con người có nét dị biệt, khác thường. Đó là những trường hợp như Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, lão Khúng trong Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát… Xa rời nguyên tắc điển hình hóa vốn quen thộc trong các sáng tác văn học giai đoạn 45 – 75, nhà văn xây dựng nhân vật không phải để khẳng định cho một hình mẫu cố định với những phẩm chất đã định hình từ trước nên có thể gây ra cảm nhận “khác thường, dị biệt” trong tâm lí tiếp nhận của người đọc trước đây.

Khi mới xuất hiện, cô y sĩ Quỳ đã làm cho bạn đọc hết sức bất ngờ, phân vân khó hiểu vì nhân vật có rất nhiều điểm không giống với những nữ chiến sĩ ở Trường Sơn từng được biết đến trong các câu chuyện chiến tranh. Trong con người chị là cả một khối mâu thuẫn lớn, có thể rất nhạy cảm, dịu dàng, giàu lòng thương yêu nhưng đôi khi ích kỉ và hồ đồ đến mức khó tin. Những “nhầm lẫn và dại dột” của Quỳ, theo như cắt nghĩa của người kể chuyện là tại vì chị luôn “muốn làm một

thánh nhân”. Với cá tính mạnh mẽ, khác thường và “cơn khát cháy lòng của một tâm hồn đàn bà

quá ham hố”, suốt đời mình, chị đáp những “con tàu mộng du lang thang đi tìm kiếm cái chân trời

của những giá trị tuyệt đối hoàn mĩ, những con người tuyệt đối hoàn mĩ, cái điều chẳng bao giờ

”. Thực ra, những phức tạp trong con người nhân vật Quỳ cũng là những phức tạp có thể tìm thấy trong cõi sâu thẳm của cá nhân con người. Tính cách dị biệt của Quỳ chính là khái quát lí tưởng của nhà văn về một nhân cách đẹp trong hành trình khao khát tìm kiếm những giá trị hoàn mĩ, vượt lên trên cái dung tục tầm thường.

Nhân vật lão Khúng cũng là một tính cách dị biệt mà Nguyễn Minh Châu đã dày công xây dựng và gửi gắm vào đấy nhiều quan niệm mới mẻ của mình về hình ảnh người nông dân Việt Nam trong giai đoạn mới. Ở lão có cả những nét vừa “quen” vừa “lạ” của người nông dân Việt Nam. Lão là một người cần mẫn, chí thú làm ăn, yêu thương gia đình, đất đai, cây cỏ, súc vật. Lão cũng có đầu óc tư hữu haythói gia trưởng, độc đoán như nhiều người nông dân điển hình khác. Chất dị biệt ở lão thể hiện trước hết trong cách nghĩ, cách làm khác người, không giống ai ở vào những thời điểm khó khăn do hoàn cảnh đem lại. Con người rất nặng lòng với quê hương, làng xóm ấy đã dám một mình bỏ làng để đến một vùng đất hoang vu “chó ăn đá, gà ăn sỏi ” tìm miếng ăn, tạo dựng cuộc sống mới. Cũng con người rất yêu kính tổ tiên, dòng họ, mồ mả cha ông ấy đã từng cả gan báng bổ thần linh dám cho dựng nhà trên cái nền đất của ngôi đền linh thiêng nhất làng. Trong khi mọi người đồng tâm nhất trí gia nhập hợp tác xã để thực hiện ước mơ tiến lên chủ nghĩa xã hội thì lão – dinh lũy cuối cùng của sự làm ăn cá thể, lặng lẽ nhưng hết sức kiên quyết không chịu tham gia vào. Ngay cả cách nghĩ: “Làm ra con người khó đếch gì?” và ý muốn đẻ thật nhiều con của lão cũng thật là trái khoáy. Cái cách lão đồng ý lấy Huệ, chấp nhận và yêu thương đàn con có cả “tẻ - nếp lẫn vào” cũng là một điều khác thường đối với số đông nhiều người.

Tác giả không khắc họa lão Khúng để nhằm nhấn mạnh một phương diện nào đó trong những phẩm chất xã hội của người nông dân. Nhân vật được nhìn nhận chủ yếu ở góc độ con người cá nhân với tất cả những khía cạnh phức tạp của đời sống bên trong. Con người lão Khúng là sự trộn lẫn những gam màu khác nhau trong một bức chân dung tính cách vừa thống nhất vừa đối lập. Ở lão vừa có sự bảo thủ trì trệ vừa có cả tư duy đổi mới, thực dụng nhưng cũng rất đa cảm, ranh mãnh láu cá nhưng cũng có khi ngây thơ cả tin, mạnh mẽ quyết đoán nhưng cũng có lúc yếu đuối đến tội

nghiệp… Ngòi bút nhà văn còn lách sâu vào đến tận cùng thế giới vô thức với những bí ẩn tâm linh mà chính lão cũng không thể giải thích nổi.

Ở một số nhân vật khác như người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa, lão Đất trong Chợ Tết, tuy chưa có được dày dặn như những nhân vật trên nhưng họ cũng đã kịp ghi dấu ấn cho sự hiện diện của mình bằng những nét tính cách hết sức khác biệt.

Chú ý nhấn mạnh những nét cá biệt nhưng tác giả không hề muốn giới thiệu một kiểu người quái dị nhằm thu hút sự quan tâm của bạn đọc. Nhân vật tự trong sâu xa vẫn là một con người hết sức chân thực và gần gũi, hiện lên vô cùng sinh động và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Từ hứng thú với con người sử thi đơn phiến chuyển sang hứng thú với con người thường nhật bí ẩn, phức tạp, ngòi bút nhà văn cũng có sự thay đổi rõ rệt trong cách khai thác, khám phá vẻ đẹp trong bề sâu tâm hồn con người.

Trong truyện ngắn sau 1975, Nguyễn Minh Châu chú ý nhiều đến quá trình thức tỉnh, tự ý thức trong mỗi con người. Đã có một thời, con người trong tác phẩm văn học chỉ được xem như là những chiếc loa phát ngôn cho ý tưởng của tác giả, khuôn mặt tinh thần của con người thường bị chìm lấp trong dòng sự kiện ào ạt bủa vây xung quanh nên chưa cất lên được tiếng nói của riêng mình. Con người cũng có đời sống riêng nhưng lối suy nghĩ, nói năng hành động thường không vượt ra khỏi một số khuôn mẫu nhất định. Đã đến lúc phải thay đổi điềunày, nói như Nguyễn Minh Châu là “rồi trước sau con người cũng đã leo lên trên các sự kiện để đòi quyền sống” [14, tr.54]. Sự xuất hiện kiểu con người tự ý thức trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 vừa phù hợp với nhu cầu của cuộc sống vừa giúp cho ý đồ nghệ thuật muốn khám phá thế giới bên trong con người của ông có một hướng đi đắc địa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình tự ý thức của con người được biểu hiện dưới các hình thức tự vấn, sám hối hoặc suy tư, chiêm nghiệm. Đó có thể là quá trình con người tự đấu tranh với chính mình trong bi kịch đánh mất bản thân như trường hợp của Hạng, Sắm vai. Trong các truyện như Bức tranh, Người đàn

bà trên chuyến tàu tốc hành, Dấu vết nghề nghiệp, Cỏ lau..., sự tự vấn đến như là một nhu cầu tự

thân, xuất phát từ sự thức tỉnh của lương tâm, bắt nguồn từ một lỗi lầm nào đó trong quá khứ. Sự phán xét của tòa án lương tâm cũng đồng thời giúp soi rọi rõ hơn những xung đột khó thấy bên trong tâm hồn con người. Ở Một lần đối chứng, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa..., quá trình tự ý thức xảy ra gắn với những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời, con người.

Có một điều dễ nhận thấy, con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thường hay suy tư ngẫm ngợi, ưa triết lí. Gắn với quá trình tự ý thức, con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 dường như càng lúc càng được tô đậm bởi chất suy tư triết lí, giúp đem lại một vẻ đẹp mới cho tác phẩm của ông.

Suy tư triết lí cũng chính là tự ý thức, khi con người suy tư thì cũng là lúc anh ta đắm chìm trong thế giới nội tâm của riêng mình, sòng phẳng và trung thực với chính mình. Suy tư triết lí cũng là một dấu hiệu của sự trưởng thành trong nhân cách con người, một mặt chứng tỏ sự độc lập trong suy nghĩ, mặt khác chứng tỏ khả năng phát triển cao về mặt trí tuệ. Nếu suy tư là những giây phút con người để tâm hồn lắng đọng lại với những ngẫm ngợi thầm kín bên trong thì sự triết lí chỉ có được khi con người trải qua một quá trình chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, đòi hỏi phải có một năng lực khái quát nhất định để từ những hiện tượng cụ thể của đời sống mà tự rút ra những bài học cho riêng mình. Một điều nữa, việc suy tư triết lí giúp con người có thể tự điều chỉnh, tự phục hồi những giá trị tốt đẹp của bản thân chống lại sự tha hóa đến từ những tác động của cái xấu, cái ác.

Sự suy tư triết lí của con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thường đến cùng với hành trình con người tự khám phá về bản thân mình, đồng thời cũng là một cách để chiêm nghiệm lẽ đời. Con người, theo ông “vừa dễ hiểu vừa đầy bí ẩn”, và cũng theo quan niệm của ông, cuộc đời thì “đa sự” mà con người thì “đa đoan”. Để hiểu mình có lẽ cũng khó như hiểu người vậy. Đôi khi, con người phải đi hết cả chiều dài của cuộc đời mình mới có thể nghiệm ra được những điều tưởng chừng như rất giản dị, bình thường.

Trong Bến quê, Nhĩ là một người đàn ông từng trải, có địa vị, đi rộng, biết nhiều, “đã từng đi

không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, thế mà lại “chưa hề bao giờ đi đến cái bờ bên kia sông

Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”. Bao cảnh đẹp chốn gần xa trên thế giới anh đều từng được chiêm ngưỡng, thế mà những cảnh vật gần gũi nơi bến quê thì mãi cuối cuộc đời, khi bị cột chặt trên giường bệnh Nhĩ mới nhận ra. Cũng như vậy, sau bao năm, lần đầu tiên Nhĩ mới phát hiện ra được những điều quý giá ở người vợ: “Cũng như cánh bãi bồi nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn

giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình

trong những ngày này”. Sự chiêm nghiệm của Nhĩ trong truyện là sự chiêm nghiệm có tính chất

tổng kết của cả một đời người: “con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình,... Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót khắp mọi

chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ

bên kia, cả trong những nét tiêu sơ ” [13, tr.326]. Giá trị cuộc sống nằm trong những lí tưởng đẹp đẽ

Một phần của tài liệu NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ TƯ TƯỞNG VÀ BÚT PHÁP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 33 - 38)