Việc vận dụng phương ngôn trong sáng tác của Nguyễn văn

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYERET, TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN VĂN XUÂN GIAI ĐOẠN 1054-1975 (Trang 148 - 153)

“Phương ngữ, tiếng địa phương, thổ ngữ là biến thểđịa phương của ngôn ngữ toàn dân. Quan hệ giữa phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân là quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa cái biến thể và cái bất biến thể, giữa cái cụ thể và cái trừu tượng” [43, tr.517]. Theo nhận xét của Ths. Đinh Thị Hựu về Từ ngữ địa phương Quảng Nam thì tiếng địa phương của một vùng luôn có quan hệ chặt chẽ với ngôn

ngữ toàn dân. Có lẽ vì vậy, khi đọc sáng tác của một số nhà văn có sử dụng từ địa phương, người đọc vừa nhận ra cách nói rất riêng của địa phương đó vừa có thể đặt vào ngữ cảnh của lời nói trong hệ thống ngôn ngữ toàn dân để hiểu nghĩa của từ mà đôi khi không cần sự chú giải của nhà văn. Trong tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân có nhiều trường hợp phương ngôn đã được sử dụng như vậy.

Có một số từ ngữ trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân mà ta chỉ thấy xuất hiện trong cộng đồng người Quảng: xanh nghít, ai biểu, nạm lấy, chết giá rồi, ăn nói cà xốc, rấn rốn cãi, lóc cóc chạy, đường kiệt, ai xúi xử, bày biểu, lổng chổng, lúi húi, thấu triệt, dòm dỏ…

Khi xem xét các từ ngữ có nét đặc trưng của xứ Quảng thì ta nhận thấy những từ ngữ này thường kết thúc bằng những vần thuộc thanh trắc. Có phải vì thế mà khi nghe người Quảng nói ta thường cảm thấy cái “thô ráp” trong lời nói, ngữ điệu.

Người ta thường nói “nói ngọt thì lọt đến xương” nhưng giọng nói xứ Quảng với những phương ngữ kết thúc bằng thanh trắc không đem lại cái dư vị “ngọt dịu”, nếu có cũng không nhiều. Có lẽ cuộc sống lên rừng, xuống biển để mưu sinh, chống chọi với thiên nhiên làm cho con người ở đây không có thời gian để “làm dáng”, “pha duyên” mà họ nghĩ sao nói vậy, có sao nói vậy. Đã nói là phải diễn tả chính xác ngay tính chất, đặc điểm của sự việc, sự vật, không vòng vo, uyển chuyển. Đôi khi, trong một số trường hợp, Nguyễn Văn Xuân cũng có sự giảng giải rõ ràng về một từ ngữ nào đó. Thông thường là những từ liên quan đến một sự vật mà khi giảng giải sẽ góp phần tô đậm thêm tính cách nhân vật, đời sống của con người ở địa phương. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Tiềng Đồng, nhà văn đã gợi cho nhân

vật “tôi” những thắc mắc về nhạc cụ kì lạ mà làng đúc đồng chế tạo bán cho người Thượng:

Tôi chỉ cái phèng la, loại nhạc cụ giống hệt các nón thúng của phụ nữ miền Bắc hỏi:

- Thưa bác, tại sao lại gọi là phèng la? Ông cầm nhạc cụ lên, lấy dùi và bảo tôi: - Cậu nghe đây!

Ông đập và nó phát ra những tiếng đồng:

- Cậu có nghe rõ không? “Phèng” rồi “la la la la la la a a a a a” Ông không chờ tôi hỏi thêm, giảng giải:

- Cái mặt phẳng đánh vào thì kêu phèng. Khi tiếng phèng dứt ở vòng chân quì tức là cái vành thì đổi sang tiếng la. Loại này đối với đồng bào mình thì chỉ có hai giọng dùng đểđánh cho kêu, cho to. Khi gọi dân, họp dân thì mấy ông làng xách ra, đánh như la làng la xóm…. Nhưng đối với người Thượng, nó không chỉ thuộc về nghi lễ mà còn thuộc về âm nhạc nữa [63, tr.471].

Hoặc chủ nhà giảng giải cho nhân vật “tôi” nghe về chiêng đôi:

Loại này là đồ chiêng đôi “Trà Bồng”. Gọi thế chứ nó cũng là phèng la…. Giọng Trà Bồng gồm có mấy giọng: Bù rốp (cao), Bù rắp lay, lay (lớn và nhỏ). Bù rớt Bù rởn. Đây là loại lay giọng lớn.

Tiếng thùng….ngao phát ra từ cái phèng la ở phía sau thì lạ lùng, tôi nghe như cũng có tiếng thùng…ngao phát ra ở cái trước. Tôi tưởng mình nghe lầm. Nhưng rõ ràng là như thế. Rõ ràng không ai đánh, thế mà cái phía trước cứ kêu mà kêu y hệt như cái thứ hai. Như hai đứa trẻ song sinh, đứa này bị đánh đau xót la hét thế nào thì đứa kia cũng đau xót la hét lên như thế. Tôi buột miệng kêu lên:

- Giống nhau nhưđúc!

- Thế thì mới gọi là “đồđôi” mà cậu. [63, tr.484 - 485].

Việc giảng giải kỹ về một danh từ như vừa nêu trên đã cho chúng ta hiểu thêm tài hoa của những người thợ ở một làng đúc đồng. Nhờ sự cần cù khéo léo của đôi tay và một tâm hồn nhạy cảm mà họ có thể tạo ra một loại nhạc cụ phức tạp như thế. Đồng thời qua đó người đọc khâm phục nhà văn Nguyễn Văn Xuân, tuy chỉ là nhà văn của một ngôi làng nhưng có tầm kiến văn rộng rãi của một ông thầy Quảng.

Phương ngôn trong sáng tác của Nguyễn Văn Xuân còn thể hiện tính chân thực khi nhà văn sử dụng những từ ngữ trong lời ăn tiếng nói của người Radhé:

“Pạ” (sải tay); “Đoa Pạ” (hai sải); “cái vợ”; “cái Ban Mê Thuộc”….Dưới đây là một đoạn đối thoại của một người Radhé với những người ở đồn điền của mụ chủ La (Bão rừng), người Đê này có một chiếc nhung to anh muốn bán cho mụ chủ La: Hôm sau, anh ta mang lại lần nữa. Chủ trả lên đến một đồng hai, anh nhất định không bán. Chủ hỏi:

- Tao trả hết giá mày không bán để làm gì? Y đáp

- Tôi lên cái Ban Mê Thuộc.

…Mụ chủ xem xét cẩn thận, giọng có vẻđứt giá. - Một đồng ba bạc đó, chết giá rồi

….Y đáp:

- Mai tôi đi cái Ban Mê Thuộc Vài hôm sau người Đê trở lại

- Sao không đi cái Ban Mê Thuộc? Người Đê lắc đầu, buồn rầu:

- Không đi

- Tại sao không đi mà bán cho cao giá? - Cái nhung nó hôi rồi [63, tr.58].

Qua những từ ngữ trong lời ăn tiếng nói của người dân tộc, người đọc có dịp hiểu được sắc thái đa dạng của nền văn hóa cộng cư ở Quảng Nam.

Ngoài từ địa phương, trong một số văn cảnh nhất định, Nguyễn Văn Xuân không ngần ngại sử dụng tiếng Pháp trong lời thoại của nhân vật làm cho nhân vật hiện lên trong tác phẩm hết sức sinh động.

Đây là đoạn văn tả cảnh lão Mẹc định dở trò đồi bại với chị vú, khi vợ lão đi vắng:

Lão chủ chỉ bận độc một cái áo sơ mi ngủ, phía dưới lông lá tô hô, phía trên đầu tóc xốc xếch, đang tấn đến bắt chị vú. Chị vú thì bé choắt, chân chạy loăn quăn, miệng kêu ơi ới. Con Gái thì ngồi nhe đủ hai hàm răng mà cười. Chị vú kêu: - Ma đầm! Ma đầm! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lão chủđáp - Pác - tia Chị vú tru tréo:

- Tổ cha mi! ma đàm rơ tua, ma đàm cạo cái đầu.

Không hiểu chị sợ cạo đầu chị hay cạo đầu lão. Lão vẫn quay hai tay như thầy bói bắt heo lừ lừ tiến tới. Chúng tôi bấm nhau để khỏi cười. Thốt nhiên, lão tấn chị vú vào một góc rồi huynh hoang như kẻ thắng trận, nâng cao cái thân thể mỏng teo của chị lên mà quay luôn một vòng; miệng chị vú cũng phát ra đúng một vòng tiếng kêu chí chóe.

Chúng tôi mở rộng cánh cửa bước vào. Lão nhìn chúng tôi chòng chọc như thách đố. Anh bồi nói:

- Ma đầm ! - Pác - tia.

Lão có vẻ khoái chí, cóc cần. Anh bồi nhấn mạnh: - Ma đầm rơ tua, mỏa pac lê

Lão ném chị vú, buông thỏng: - Măng phú!

Lão “măng phú” cho đỡ bẽ mặt. Rồi lạnh lùng đi vào phòng ngủ.

Tất cả chúng tôi có mặt quả thật đối với lão chủ là con số không. Mà chính cái bóng vang của mụ chủđã làm lão bỏ chạy [63, tr.154-155].

Hay đoạn văn tả cảnh chạy đua với tử thần:

Cánh tay với bàn tay to lớn, đỏ kè của lão quản đã hai lần giơ cao rồi hạ xuống đất khoan thai nổi bật trên nền trời xanh theo giọng hô dõng dạc:

- A vos marques - Prêt

Rồi cánh tay lại giơ lên: Lần này nó không hạ thẳng xuống mà chém mạnh vẹt về phía trước như cốt để ai cũng có thể hiểu là lệnh chạy:

- Partez!

….Hình như hắn không cần biết ai bị hắn bắn mà chỉ chú ý người không bị bắn, khi chạy qua mặt hắn, Liễn đột nhiên nảy ra cái ý thốt lên thật lớn “Vive la France” nhưng anh kịp giữ miệng. Thà chết chứ không làm thế” [63, tr.529].

Trong cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Pháp của Nguyễn Văn Xuân ta thấy có sự linh động, uyển chuyển của một ngòi bút có sự hiểu biết tường tận mà không khoe khoang. Đoạn văn trong Bão rừng nói về lão Mẹc giở trò đồi bại với chị vú thì nhà

văn đã dùng tiếng Pháp ở dạng “bồi” của những người Việt học nói tiếng Pháp theo cách nghe lõm và nhạy lại:

ma đàm rơ tua (bà về), Ma đầm (bà), mỏa pạc lê (tôi sẽ mách lại)

Cách sử dụng này làm tăng thêm tính hài hước của câu chuyện về lão chủ người Pháp dê xồm. Còn trong đoạn văn miêu tả cuộc Chạy đua với tử thần thì nhà

văn tả những hành động và lời nói của tên quản Tây nên không cần pha tiếng bồi mà là tiếng Pháp chính gốc: A vos marques, Prêt!, Partez….Và nhà văn không hề

chú giải về nghĩa của những từ ngữ này. Có thể vì tính thông dụng của từ ngữ, vì tôn trọng sự hiểu biết của người đọc…và vì tác giả đã đặt những từ ngữ ấy vào một ngữ cảnh nhất định mà chắc rằng người đọc sẽ hiểu.

Khi viết những truyện ngắn liên quan đến lịch sử của thời “Cần Vương”, nhà văn đã dùng một số lượng lớn những từ Hán Việt trong lời kể, lời thoại của các nhân vật. Nhờ vậy không khí của thời kỳ lịch sử đã qua, lời ăn tiếng nói của những nhân vật xuất thân “cửa Khổng sân Trình” được tái hiện một cách sinh động. Đây là đoạn văn kể về lời “hiểu dụ” quân sĩ của phó bảng Nguyễn Duy Hiệu, người lãnh đạo Nghĩa Hội:

Vì càng kéo dài thì càng hao người tốn của, không còn lối thoát nào ngoài sự tiêu diệt con người đến cuối cùng. Vậy cần bảo toàn sinh lực, ý chí của Hội để chờ thời cơ thuận lợi sẽ hoạt động trở lại. Cuộc đấu tranh trường kỳđể thâu hồi độc lập không cốt ở một đôi nơi, một đôi lúc mà cốt ở bất kỳ nơi nào, lúc nào “trong vĩnh cữu, bằng vĩnh kiếp thực hiện theo một vĩnh đồ”. Vậy mỗi hội viên, quan lại, mỗi viên chức, quân binh phải tự nhiệm cái trách vụ đi tìm những người đồng tư tưởng, đồng chí khí kết giao với họđể hưng lại cái sự nghiệp cứu quốc gia đã bị dở lỡ, học thêm cái phương pháp mới, rèn luyện khí cụ mới để công cuộc chiến đấu có hiệu quả chắc chắn hơn trong thời buổi khoa học mới mẻ này [63, tr.261].

Như vậy, việc đa dạng hóa cách sử dụng từ ngữ trong sáng tác của Nguyễn Văn Xuân là điều mà tất cả chúng ta đều dễ dàng nhận thấy khi tiếp cận với tác phẩm của ông. Vấn đề là khi nào sử dụng từ ngữ địa phương, văn cảnh nào sử dụng từ ngữ người Đê, ngữ cảnh nào dùng tiếng Pháp, từ Hán Việt…dường như đã có sự cân nhắc kỹ càng, không tùy tiện. Cái tài của nhà văn là tuy đã có sự tính toán cân nhắc nhưng mọi sự lại diễn ra hết sức tự nhiên như cuộc sống vốn như vậy. Nếu ngôn ngữ là biểu hiện của văn hóa thì nhà văn không chỉ hiểu văn hóa mà còn hiểu bề dày, chiều sâu của văn hóa. Và tự do bao giờ cũng thuộc về những người hiểu biết.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYERET, TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN VĂN XUÂN GIAI ĐOẠN 1054-1975 (Trang 148 - 153)