Sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYERET, TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN VĂN XUÂN GIAI ĐOẠN 1054-1975 (Trang 144 - 148)

Nguyễn Văn Xuân là nhà văn của một ngôi làng. Từ lúc thiếu thời đến khi trở thành nhà văn, cái nơi chôn nhau cắn rốn ấy đã hình thành trong ông một lớp văn hóa nền, văn hóa vùng….Khi cầm bút sáng tác chiều sâu văn hóa ấy đã tràn vào sáng tác của nhà văn qua lớp ngôn ngữ của đời sống sinh hoạt hàng ngày phong phú, đa dạng…Đọc truyện của Nguyễn Văn Xuân, chúng ta có dịp làm quen với lời ăn tiếng nói của người xứ Quảng qua ngôn ngữ của nhân vật và của chính người kể chuyện.

3.4.1.1. Từ ngữ xưng hô

Trước hết là cách dùng từ ngữ xưng hô, gọi tên nhân vật mang đậm phong cách Nam Bộ. Người Nam Bộ thường xưng hô với nhau theo quan hệ huyết thống, dòng tộc, xóm giềng, tuổi tác: anh, bác, chú, thím, dì, dượng… Cũng giống như những nhà văn Nam Bộ khác, Nguyễn Văn Xuân cũng đặt cho nhân vật những cái tên quen thuộc: bác Trùm, anh Bốn, chị Mừng, chú Từ, anh Cát, anh Phương… Những cái tên gắn liền với nghề nghiệp, đặc điểm bản thân khiến người đọc dễ nhớ: Anh Năm Cụt (anh này bị cụt một cánh tay), anh bếp (làm nghề nấu bếp cho vợ chồng chủ đồn điền); anh bồi (làm việc lặt vặt, hầu hạ chủ). Ngoài ra, ta còn gặp trong tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân những cách gọi tên nhân vật đi kèm với việc bộc lộ thái độ của tác giả đối với nhân vật: “bả”, “mụ”, “con mẹ này”, “thằng”…

Ngoài lối xưng hô quen thuộc đậm phong cách Nam Bộ như trên, trong sáng tác của Nguyễn Văn Xuân còn có lối xưng hô rất đặc trưng của miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng. Hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết và truyện ngắn của nhà văn được gọi thẳng tên đi kèm với một từ chỉ cách xưng hô: chị Mừng, anh Phương, anh Bỉnh, chú Niên, bác Liễn, anh Cát, chị Sinh… Điều này có điểm khác biệt so với lối xưng hô quen thuộc trong Nam: tên đi kèm với thứ tự trong gia đình (Ông Sáu Bộ, anh Tư Đạt, chú thiếm Tư Đinh…). Đặc biệt hơn, trong cách gọi tên thì người Quảng Nam thường gọi người con thứ bốn trong gia đình bằng tên Bốn (chứ không gọi Tư như miền Nam). Có thể nói, cách xưng hô gọi thẳng tên nhân vật, không kèm theo thứ tự trong gia đình là một trong những biểu hiện của đời sống văn hóa tinh thần của người xứ Quảng. Khi giao tiếp với nhau, họ nói thẳng vấn đề, gọi ngay tên người, sự vật, sự việc… không rào đón vòng vo, không màu mè tình cảm giả tạo. Đó là lối ứng xử của những người bộc trực, thích rạch ròi phân minh.

Kết hợp những đặc điểm vừa nêu với lối tả sinh hoạt hàng ngày bằng lời lẽ giản dị, mực thước, tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân rất bình dị mà có sức hấp dẫn người đọc.

Đây là một đoạn đối thoại trong Bão rừng:

Mụ chủ nghe xong báo cáo, không cần nghĩ ngợi, mắng ngay: - Đồăn hại. Giữ có mấy con bò mà giữ cũng không xong.

Có lẽ mụ nghĩ mình mắng cũng vô lý, nhưng trong những trường hợp ấy không mắng chửi thì mụ lại tấm tức. Mụ hằn học bỏđi lên nhà trên.

Người phu giữ bò thấy mụđi khuất, mới dám phân trần:

- Giữ với ai? Giữ với cọp à! May mà bò không ra, chớ lỡ tuôn ra nó đánh chết cả lũ mới làm sao?

Anh bếp nói:

- Theo ý bà thì lúc có cọp, anh phải chạy ra nói: Ăn tao đây, đừng ăn bò của bà! Như thế chắc bà không rầy la gì đâu [63, tr.63].

Hay một đoạn văn khác kể về cuộc trò chuyện của những người phu đồn điền, trong đó có bác Liễn là người bệnh sốt rét rất nặng:

Bác cầm mẩu đường, run run đưa vào mồm. Bác nhai phều phào rồi đòi một cốc nước chè đậm. Bác uống một hơi cạn cốc. Những người lo ngại cho bác chớm thấy trong mắt, trên khóe miệng ánh vui mừng. Liếng giục:

- Thôi, “cha” có “tẩu mã” được thì làm, không thì con đỡ “cha” “hạ mã” cho khỏe.

Bác Liễn mỉm cười, hai mắt nhấp nháy một cách tinh nghịch, bảo Liếng:

- Bây giờ mầy có giỏi thì đi mượn con dao về tao cạo sơ qua mấy cái râu này. Liếng tru tréo lên:

- Đau liệt giường mà còn làm “điếm”. Thôi con lạy “cha”. Người bệnh kỵ nhất là soi gương, cạo râu đó “cha” à.

Bác hoa năm ngón tay mỏng đét phản đối:

- Mày nói dốt lắm. Đó là đàn bà, con gái mới sợ đồng căn đồng kiếp. Chứ tao đã hai thứ tóc rồi còn sợ cái quái gì [63, tr.114].

Thông qua những đoạn đối thoại trên, ta thấy từ cách xưng hô đến lời nói của nhân vật đều rất gần gũi, quen thuộc với người dân xứ Quảng: mộc mạc, bình dị. Qua đó, nhà văn đã truyền tải tâm tư tình cảm, tính cách của nhân vật từ nguyên mẫu có thực ngoài đời vào văn chương. Họ là những người hiền lành, bộc trực, nghĩ

sao nói vậy. Bao niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống họ đều thể hiện ra ngoài. Trong lời ăn tiếng nói của họ lại pha nét hỏm hỉnh đáng yêu của những con người “hay cãi”. Bằng cách dùng từ xưng hô, dùng ngôn ngữ diễn đạt gần gũi với cuộc sống hàng ngày, nhà văn đã cho người đọc hình dung về cuộc đời đang diễn ra hết sức sinh động.

3.4.1.2. Khẩu ngữ góp phần thể hiện tính cách nhân vật

Sáng tác của Nguyễn Văn Xuân dựa trên sự thực của cuộc sống chiến đấu, lao động của nhân dân Quảng Nam nên nhà văn không ngại ngần khi đưa những lời ăn tiếng nói đậm chất khẩu ngữ đến độ “thô tục” vào trong lời nói của nhân vật (những từ khẩu ngữ bình thường chúng tôi không đề cập đến ở đây).

Tiêu biểu là lời nói của nhân vật anh bồi trong Bão rừng:

-“Đ….mẹ, về là ngậu sị lên” [63, tr.33].

-“Đ….mẹ nó!. Nó tưởng nó chửi mình là nó hơn à? Tao là thân trâu ngựa thì tao cũng biết chơi như thế nào như trâu ngựa chứ” [63, tr.45].

-“Đ….mẹ, bà lại có lịnh gì đấy” [63, tr.63].

Những tiếng “Đ…mẹ” và những lời thô tục như “kệ cha nó”, “chó”, “trâu”, “đái”, “cứt”…..được nhà văn sử dụng như chất liệu của ngôn ngữ đời thường làm

nên diện mạo muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Nhưng cần thấy rằng việc sử dụng loại từ “thô tục” này hoàn toàn có chủ đích, phù hợp với nội dung câu chuyện, tính cách nhân vật chứ không phải là cách dùng từ bừa bãi của những tay giang hồ anh chị mà ta thấy trong sáng tác của một số nhà văn. Anh bồi trong Bão rừng hay chửi

thề nhưng chỉ chửi thề khi nói tới bà chủ đồn điền. Còn trong quan hệ, lời ăn tiếng nói hàng ngày với những người đồng cảnh ngộ thì anh chưa bao giờ sử dụng thứ ngôn ngữ này. Điều này chứng tỏ đối với anh bồi và những người yếu thế như anh thì “chửi thề” trong lời nói là một cách ngấm ngầm chống đối, phản kháng, không cam chịu của những người thấp cổ bé họng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những từ thô tục trong sáng tác của Nguyễn Văn Xuân luôn xuất hiện “hợp tình, hợp cảnh”, khiến người đọc có cảm giác “phải như vậy” thì mới là chất hiện thực trong tác phẩm.

Đây là đoạn văn nói về đêm cuối cùng của những người tử tù ở một trại giam :

- Ê, ông già. Ông đái cùng ra đây!

Tiếng người nông dân gắt lên ở phía sau, khiến Liễn quay phắt lại.

Cái bộ buồn thảm thất thiểu của anh nông dân mới rồi được thay bằng một vẻ giận dữ, hằn học đối với một người mà anh biết không cần dè dặt:

- Sao đái tùm lum, tèm lem ra vậy?

Ông già sửng sốt, nhìn xuống nền nhà. Vội vàng, sợ hãi, ông cỡi ngay chiếc áo đang mặc lau lấy, lau để. Liễn nhìn thấy cả bộ xương sườn của ông giơ ra, nhưng anh không thương hại, vì chính ông già đái trên chỗ anh nằm.

…..Anh cảm thấy ngứa lưng, như thế chính mình mới nằm trên vũng nước đái. Ông già luống cuống lau, ông lau tràn sang cả chỗ không bị nước đái [63, tr.508].

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYERET, TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN VĂN XUÂN GIAI ĐOẠN 1054-1975 (Trang 144 - 148)