Nguyễn Văn Xuâ n nhà văn của vùng đất và con người Quảng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYERET, TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN VĂN XUÂN GIAI ĐOẠN 1054-1975 (Trang 35 - 44)

1.2.3.1. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Văn Xuân là nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam. Ông sinh ngày 10 tháng 5 năm Tân Dậu (1921), tại làng Thanh Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Quê ông là vùng đất của dinh trấn Quảng Nam, thủ phủ xứ Đàng Trong, của chữ quốc ngữ trước đây. Đó là quê hương của những anh hùng yêu nước, những nhân sĩ nổi tiếng: Tổng đốc Hoàng Diệu, người tử thủ bảo vệ thành năm 1882; Trúc Đường Phạm Phú Thứ, một trí thức tiêu biểu có phẩm chất cao quí, bản lĩnh cương trực, hoài bão canh tân đất nước. Điện Bàn, Quảng Nam còn là quê hương của Phan Thanh, nhân sĩ yêu nước nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám.

Nguyễn Văn Xuân xuất thân trong một gia đình bình dân. Thuở nhỏ học ở quê, sau lặn lội ra tận Huế để học. Bắt đầu từ năm 16 tuổi, Nguyễn Văn Xuân đã tự học và ý thức tự học suốt đời đem đến cho nhà văn một vốn tri thức uyên bác trên các lãnh vực: văn học, sử học. Ông biết chữ Hán, chữ Nôm và cả Pháp ngữ. Cũng từ năm 16 tuổi, nhà văn đã lần lượt cộng tác với các tờ báo Bạn dân (Hà nội), Thế giới

( Hà Nội ), Mới ( Sài Gòn ); đặc biệt là hai tạp chí nổi tiếng: Văn Lang (Sài Gòn) do

bác sĩ Hồ Tá Khanh làm tổng biên tập và Tiểu thuyết thứ bảy (Hà Nội ). Giai đoạn

trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông đã có những truyện ngắn đầu tay: Ngày gi cha (1943), Ngày cuối năm trên đảo (1945).

Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với những trí thức yêu nước khác, ông đi theo tiếng gọi non sông, gia nhập kháng chiến, hoạt động trong ngành sân khấu, viết kịch và nghiên cứu nghệ thuật hát bội. Ông từng giữ chức ủy viên kịch nghệ Hội Văn nghệ Quảng Nam, ủy viên kịch nghệ Hội Văn nghệ Liên khu V….Những tác phẩm Kẻ xu thời, Một chuyện không tiện nói ra…. có thể xem như

những thể nghiệm tương đối thành công của ông đối với loại hình nghệ thuật còn khá mới mẻ này. Sau hiệp định Giơnevơ 1954, ông ở lại quê hương chôn nhau cắt rốn - Quảng Nam - quyết đem hết bầu tâm huyết, vốn hiểu biết phục vụ quê hương. Cùng lúc ông hoạt động trên hai lĩnh vực: dạy học và sáng tác, văn học và nghiên

cứu. Các thế hệ học sinh của các trường trung học tư thục Đà Nẵng, sinh viên Đại học Văn khoa Huế, Đại học cộng đồng Đà Nẵng… luôn nhớ đến người thầy uyên bác Nguyễn Văn Xuân.

Thời kỳ 1954 - 1975 là thời kỳ tài năng của Nguyễn Văn Xuân “bùng nổ” thành hiện tượng vang dội văn đàn. Tuy có thời gian ông bị bắt giam ở lao Thừa Phủ - Huế (1955), nhưng điều này không ngăn được tài năng của ông như một vườn hoa đến thời kỳ khoe sắc. Chính thời gian này, tiểu thuyết Bão rừng ra đời sau gần hai

mươi năm thai nghén. Năm1956 dưới bút hiệu Xu Văn Ân, ông viết truyện ngắn

Buổi tắm tất niên, bóng gió xa xôi về Ngô Đình Nhu. Năm 1966 tập truyện ngắn Dịch cát, tập hợp các truyện ngắn xuất sắc của ông trong khoảng 10 năm (1956 -

1966). Năm 1969 tập truyện kí Hương máu khắc rõ hơn dấu ấn của tài năng và tâm

huyết. Cùng khoảng thời gian này, hai công trình biên khảo Khi những lưu dân trở lại (1967), Phong trào Duy Tân (1969) là những nghiên cứu về văn học Đàng Trong, về phong trào của sĩ phu và quần chúng nhân dân Quảng Nam trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1971 ông cho ra mắt tập khảo lục

Chinh phụ ngâm diễn âm tân khúc dựa trên văn bản do ông tìm thấy tại một gia

đình hoàng tộc Huế. Sau năm 1975, ông không dạy học nữa, chỉ viết những bài biên khảo ngắn đăng báo để lo cơm áo cho gánh nặng gia đình. Trong đời ít có ai không gặp một sự cố nào, dù lớn hay nhỏ, nhưng hoàn cảnh của ông thật hi hữu. Đến năm 80 tuổi, ông vẫn là lao động chính trong gia đình, vẫn phải “bò ra để viết” như Vũ Trọng Phụng thưở nào, để nuôi vợ và những đứa con bệnh tật quanh năm. Sau thời kỳ đổi mới 1986, ông chuyên viết về văn hóa Quảng Nam và trở thành một nhà “Quảng Nam học”, một chuyên gia địa phương bất đắc dĩ. Năm 2003, ở tuổi 82, trong căn nhà nhỏ ở đường Thái Phiên (Đà Nẵng) bốn bề thiếu thốn, lo toan ông vẫn cho ra mắt người đọc tiểu thuyết Kỳ nữ họ Tống như những gì ông tâm đắc ấp

ủ. Người ta thường gọi Nguyễn Văn Xuân là nhà văn, nhà nghiên cứu vì ngoài số lượng bài vở ông viết cho nhiều tờ báo, ông thường được mời tham dự, phát biểu ở những buổi hội thảo về văn hóa Quảng Nam. Trong những buổi nói chuyện như thế, ông luôn trình bày chính kiến của mình một cách rõ ràng với tài năng, nhân cách và

tấm lòng của người cầm bút đất Quảng. Cuộc đời ông là cuộc đời một nhà văn lao động sáng tạo theo kiểu “khổ sai”. Tháng 7 năm 2007, cơn tai biến (lần 3 trong vòng hai năm trở lại) đã quật ngã ông, tưởng rằng khó mà qua khỏi. Nhưng như chưa thể trút gánh nặng cuộc đời, cơ thể và trí não của ông đã phục hồi khá nhanh chóng. Như từ trong sâu thẳm, nhà văn cảm thấy chưa thể dứt áo ra đi. Cho đến ngày 4 tháng 7 năm 2007, 86 tuổi trời, ông đã ra đi như bao nhà văn hóa chân chính khác cùng thế hệ. Một tài năng lớn, một học giả công tâm, uyên bác, ngay thẳng.

Đó chính là dấu ấn về Nguyễn Văn Xuân.

Có thể nói, nhà văn Nguyễn Văn Xuân là người có sức lực dẻo dai, bền bỉ, là tấm gương cần cù lao động sáng tạo nghệ thuật, một ngòi bút nặng lòng với mảnh đất và con người xứ Quảng. Ngay từ những tác phẩm ở giai đoạn thử bút, ông đã ghi lại những mảnh đời cơ cực của người dân lao động phu phen tạp dịch trên chính quê hương mình bằng một ngòi bút khá hiện đại. Cảm hứng sáng tác trên còn tiếp tục được vỡ vạc ở loại hình tiểu thuyết. Bão rừng là một trong những tiểu thuyết

hiếm hoi đề cập đến việc khai thác thuộc địa trong các đồn điền Tây nguyên của thực dân Pháp. Qua những sáng tác trên, nội dung tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân không chỉ dừng lại ở biên giới Quảng Nam. Nhà văn đã góp phần phơi bày hiện thực, góp tiếng nói vào “bản án chế độ thực dân Pháp” theo cách riêng của mình. Đối với Nguyễn Văn Xuân, ẩn trong niềm say mê về mảnh đất và con người xứ Quảng là niềm say mê về văn hóa truyền thống Quảng Nam với những chắt lọc, gạn gợi trong chiều dài của những biến thiên lịch sử, trong chiều sâu của phong tục tập quán, lối sống. Có những sáng tác mà nhà văn dựa trên những cứ liệu dân gian, lời kể, kết hợp với những kiến văn sâu rộng về sử học, dân tộc học…. dựng lên những cảnh tượng sinh động. Đó là trường hợp tập truyện Hương máu. Tất cả những sự

kiện liên quan đến những tấm gương trung liệt, vắt ngang một giai đoạn lịch sử từ khi Pháp xâm lược đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp rơi vào bế tắc được xâu chuỗi bằng sợi chỉ đỏ của truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức chính trị đối với vận mệnh đất đai của Tổ quốc. Những sáng tác mà nhà văn đóng vai trò nhân vật trong truyện (Bão rừng, Chạy đua với tử thần) hoặc ông chính là người tận

mắt chứng kiến trải nghiệm (Dịch cát) là những sáng tác đậm đà chất hiện thực. Trên nền hiện thực đối đầu quyết liệt với thiên nhiên khắc nghiệt, đấu tranh một mất một còn với bọn thực dân, đế quốc… nhà văn đã ngợi ca bản lĩnh, khí chất con người Quảng Nam: những người luôn đứng đầu sóng ngọn gió. Bản lĩnh ấy được hun đúc từ trong lòng xã hội Bắc hà, chịu sự tiếp biến trong quá trình cộng cư, sự giao lưu với văn hóa nước ngoài…. hình thành chiều sâu, bề dày văn hóa Quảng Nam. Đó cũng là biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Nguyễn Văn Xuân không chỉ là nhà văn, nhà sử học, nhà nghiên cứu…. mà còn là nhà văn hóa, nhà “Quảng Nam học” như nhiều người vẫn gọi.

Tìm hiểu những sáng tác văn chương của Nguyễn Văn Xuân là tìm hiểu về lịch sử đau thương mà anh dũng của dân tộc ở vùng “Ô Châu ác địa” trong kháng chiến

chống thực dân Pháp xâm lược, là tìm hiểu những biểu hiện văn hóa đa dạng tồn tại trong đời sống vật chất và tinh thần của Quảng Nam. Đọc sáng tác của ông người đọc có cái hứng thú tìm về hành trình mở cõi, dựng nước và giữ nước của dân tộc mà Quảng Nam là điểm khởi đầu.

1.2.3.2. Đóng góp của Nguyễn Văn Xuân trong văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975

Nguyễn Văn Xuân là nhà văn thành danh trong giai đoạn văn học 1954 - 1975.

Người đọc biết đến ông với truyện ngắn đầu tay Bóng tối và ánh sáng, đạt giải nhất

tạp chí Thế Giới (Hà Nội) khi nhà văn mới 17 tuổi. Từ đó, ông không ngừng góp sức mình vào các lĩnh vực đa dạng của hoạt động văn nghệ yêu nước miền Nam 1954 - 1975: viết kịch, sáng tác tuồng, viết truyện ngắn, biên khảo….Bằng cách đó, Nguyễn Văn Xuân đã phản ánh cuộc sống và con người ở vùng đất Quảng Nam qua các biến cố lịch sử có ý nghĩa sống còn của dân tộc.

Bao trùm trong sáng tác của Nguyễn Văn Xuân là hai mảng đề tài lớn: hiện thực đời sống xã hội và lịch sử. Ở đề tài nào, nhà văn cũng có những đóng góp nhất định. Đề tài hiện thực xã hội được nhà văn phản ánh rõ nét trong tiểu thuyết Bão rừng và tập truyện Dịch Cát. Qua những tác phẩm này, nhà văn đã ghi lại hình ảnh

cơ cực, chịu đựng của những người lao động, phu phen tạp dịch kiếm miếng cơm,

manh áo trong những đồn điền của thực dân Pháp. Với ngòi bút khách quan, nhà văn đã bày tỏ sự am hiểu, cảm thông đối với đời sống dân phu đồn điền. Qua tác phẩm, Nguyễn Văn Xuân còn lên án tội ác của thực dân Pháp, giai cấp tư sản đẩy người lao động Việt Nam vào con đường bần cùng hoá. Cùng với Võ Hồng, Vũ Hạnh, Sơn Nam…. Nguyễn Văn Xuân đã góp tiếng nói yêu nước của những văn nghệ sĩ sống trong vùng địch tạm chiếm.

Mảng đề tài hiện thực còn được nhà văn khắc họa đậm nét qua tập Dịch Cát,

tập hợp các truyện ngắn xuất sắc trong 10 năm (1956 - 1966). Nhà văn đã cho người đọc sống lại thời mở cõi với hành trình Nam tiến gian lao vất vả. Qua hình ảnh những con người xứ Quảng cần cù lao động, can trường dũng cảm sinh tồn, tác giả đã thắp lên trong lòng người đọc tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc. Từ đó, nhà văn khơi dậy ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc trong thời đại ngày nay.

Ngoài ra, ở mảng đề tài lịch sử nhà văn cũng có nhiều đóng góp. Với Hương máu (1969), Nguyễn Văn Xuân đã ngược dòng thời gian tái hiện những giờ phút bi

kịch của lịch sử qua những cái chết anh hùng, hiên ngang bất khuất, đôi khi lạnh lùng của người Quảng Nam. Cùng với những câu chuyện bóng gió xa xôi, biểu tượng hai mặt của Sơn Nam, Vũ Hạnh, Viễn Phương….Nguyễn Văn Xuân đã “kể chuyện quá khứ” như một kiểu dã sử trong sáng tác của mình. Qua tập Hương máu

nhà văn muốn dùng những tấm gương trung liệt để thức tỉnh tinh thần dân tộc cho những ai còn mê muội trong cám dỗ vật chất, trong văn hoá nô dịch của Mỹ - Ngụy. Nhà văn đã đặt câu hỏi: “chết cho biết chết sẽ chỉ dành cho những ai sống một đời đáng sống. Mà tất cả chúng ta có thật ai ai và bao giờ cũng sống một cuộc đời đáng sống hay không?”[43, tr.239].

Những gì mà Nguyễn Văn Xuân cống hiến cho văn chương không chỉ có tiểu thuyết Bão rừng, tập truyện Dịch Cát, Hương máu. Nhưng với những trang viết

này, nhà văn thật sự có những đóng góp giá trị cho khuynh hướng văn học yêu nước tiến bộ cách mạng trong lòng đô thị miền Nam. Không đao to búa lớn, không ồn ào sôi động, lặng lẽ âm thầm học tập, sáng tác trong tình cảnh gia đình khốn khó, gieo neo, ông đã để lại cho đời những tác phẩm đầy tâm huyết, xứng đáng được người

đương thời gọi một cách trân trọng: “thầy là nhà Quảng học hiểu theo nghĩa nào cũng đúng cả, một tính cách và một kho tri thức” [68].

Ngoài những sáng tác văn học, suốt thời gian cầm bút, Nguyễn Văn Xuân còn trình làng nhiều công trình biên khảo có giá trị: Chinh phụ ngâm diễn âm tân khúc, Vụ án truyện Kiều, Phong trào Duy Tân, Khi những lưu dân trở lại. Đặc biệt, biên

khảo Khi những lưu dân trở lại đã dựng lại quá trình di dân kèm theo những sắc thái văn hoá, văn nghệ diễn ra trong suốt quá trình Nam tiến của dân tộc, đã tạo nên những tính cách người dân xứ Quảng. Nguyễn Văn Xuân từng bộc bạch:“Cuốn sách nhằm giúp củng cố thêm cho các bạn trẻ ở phía Nam hiểu được dĩ vãng đất đai của mình, củng cố niềm tin mà phát triển văn hoá văn nghệ. Người Quảng Nam vẫn đóng góp không ngừng vào sựđăng cao của văn học miền Nam”[68].

Năm 2003, ở tuổi 82, ông được ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam trao giải A cho tiểu thuyết Kỳ nữ họ Tống - tác phẩm khẳng

định cuộc đời lao động nghệ thuật không ngừng nghỉ của ông.

Tóm lại, nếu như văn học yêu nước tiến bộ cách mạng đã chứng minh tinh thần tự cường dân tộc, lý tưởng tự do dân chủ…thì những cây bút góp trang viết của mình trong khuynh hướng văn học ấy đã gắn bó cùng dân tộc với ý thức công dân sâu sắc. Họ đã làm tròn thiên chức người cầm bút trong những hoàn cảnh xã hội đầy thử thách “góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn lao của chiến tranh nhân dân” [49, tr.125]. Với Nguyễn Văn

Xuân, không chỉ như vậy. Sáng tác của ông còn “đạt đến sự thâm viễn” của một nhà văn luôn học hỏi và sáng tạo, luôn nghiêm túc trong lao động nghệ thuật. “Viết sử một ngôi làng cần một đời người” chính là như thế.

Chương 2: NHNG CM HNG CH YU CA NGUYN

VĂN XUÂN QUA TIU THUYT VÀ TRUYN

NGN GIAI ĐON 1954 - 1975

“Khoa học là cái ta, nghệ thuật là cái tôi”. Điều đó có nghĩa là sáng tác văn học

nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần, theo phương thức cá thể, mang đậm dấu ấn cá nhân muôn màu muôn vẻ. Mỗi nhà văn, nhà thơ khi cầm bút sáng tác đều bắt nguồn từ những trăn trở suy tư, những đau đớn dằn vặt, những rung động mãnh liệt của mình trước cuộc sống, trước những mảnh đời, những số phận. Những trạng thái cảm xúc đó chính là trạng thái tâm lý then chốt, bao trùm trong sáng tác của nhà văn và được gọi chung là cảm hứng sáng tác. Cảm hứng sáng tác quyết định sự khởi đầu cho sáng tạo văn chương. Biêlinxiki cho rằng: “Cảm hứng là trạng thái phấn hứng cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả, là sự thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi lên bởi một tư tưởng nào đó”

[15, tr.208].

Các tác giả nhiều bộ sách giáo khoa lý luận văn học cũng cho rằng: “Cảm hứng là một trạng thái tâm lý căng thẳng nhưng say mê khác thường. Sự căng thẳng của ý chí và trí tuệ, sự dồi dào về cảm xúc, khi đã đạt đến sự hài hoà, kết tinh sẽ bùng cháy trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt họ đến mục tiêu da diết bằng con đường gần như trực giác, bản năng” [31, tr.15].

Những người biên soạn T điển thuật ngữ văn học thì định nghĩa: “Cảm hứng là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYERET, TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN VĂN XUÂN GIAI ĐOẠN 1054-1975 (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)