Vùng đất của những cuộc đụng độ quyết liệt trong lịch sử dựng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYERET, TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN VĂN XUÂN GIAI ĐOẠN 1054-1975 (Trang 51)

giữ nước của dân tộc

Đọc những sáng tác của Nguyễn Văn Xuân, người đọc có cái hứng thú như đang lần giở những trang sử quan trọng của một vùng đất gắn liền với những biến động trong tiến trình lịch sử chung của dân tộc. Ngay từ thời mở cõi, lịch sử đã giao cho Quảng Nam sứ mệnh quan trọng nên vùng đất này đã xảy ra những cuộc tương tranh phong kiến và những cuộc đụng đầu lớn trong lịch sử chống xâm lược. Tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân không bao quát các triều đại, các thời kỳ lịch sử mà nhà văn chỉ chọn một giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Pháp: giai đoạn, thoái trào, để làm nổi bật tính chất của phong trào yêu nước cũng như nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến. Với kiến văn rộng rãi, sâu sắc của nhà sử học, Nguyễn Văn Xuân lần lượt dựng truyện từ cái chết của Tổng đốc Hoàng Diệu tử thủ thành Hà Nội năm 1882; cái chết của hai lãnh tụ “Nghĩa Hội” Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến năm 1887; đến cái chết của Thái Phiên, Trần Cao Vân trong cuộc

khởi nghĩa 3/5/1916. Trong cuộc đối đầu lịch sử giữa một bên là thực dân Pháp với “tàu thiếc, tàu đồng, súng nổ” và nhân dân ta chỉ có một tấm lòng yêu nước nồng

nàn, sâu sắc thì những cư dân Quảng Nam đã tỏ rõ ý chí quyết tử để bảo vệ đất đai đã gầy dựng khó nhọc trong quá trình Nam tiến. Điều này không chỉ thể hiện ở tầng lớp sĩ phu mà cả những người dân chân lấm tay bùn, những người lính vô danh. Trong Cái gi, chàng thanh niên tên Bốn quyết tâm bày binh bố trận để chặt được đầu thằng Tây dâng lên thủ lĩnh Nghĩa Hội như một điều kiện gia nhập tổ chức. Và những người lính có tên, không tên trong Nghĩa Hội đã kiên cường chiến đấu trước sự bố ráp của kẻ thù như một minh chứng về lòng yêu nước. Ta cũng xúc động trước nghĩa cử của Viên đội hầu tuẫn tiết theo Hoàng Diệu khi thành đã mất. Nếu

thuở xưa cư dân Quảng Nam đã cứng cỏi đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, với bao thế lực thù địch để bám trụ ở vùng đất này thì giờ đây họ đã lấy tính mạng của mình để bảo vệ nó. Trong cuộc đụng độ lịch sử của Quảng Nam với thực dân Pháp, nhà văn Nguyễn Văn Xuân đã kịp ghi nhận nét đẹp trong nhân cách con người Quảng Nam: hy sinh vô điều kiện cho Tổ quốc. Câu nói khẳng khái của Nguyễn Duy Hiệu trước nghĩa quân “tồn ngô đảng, tha nhật hữu thành ngô chí giả, ngô sanh giả” (Bảo vệ được Đảng ta, ngày kia có kẻ hoàn thành chí của ta thì đó cũng tức như ta sống vậy) đã thể hiện lý lẽ của sự hy sinh: vì cuộc chiến đấu ở ngày mai. Viết về thời kì này, nhà văn muốn “vẽ lại trung thành cái nhìn lịch sử của dân chúng, của những diễn viên hoặc khán giả của chính lịch sửấy mà tự họđã để thực tế, sự kiện lùi dần nhường chỗ cho huyền thoại lan ra” [63, tr.238]. Điều đó nói lên

phần nào sự phản ánh rất trung thực của nhà văn đối với các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Cuộc đụng độ thứ hai với tên đế quốc sừng sỏ thế giới vào năm 1965 cũng diễn ra ở Quảng Nam. Lần này, Nguyễn Văn Xuân không phải nghe kể mà ông tận mắt chứng kiến thủ đoạn tàn ác của đế quốc Mỹ. Nhà văn không có những tác phẩm độc đáo như Nguyên Ngọc viết về cuộc chiến đấu chống Mỹ của đồng bào Tây nguyên, ông như một người quan sát kín đáo, thâm trầm ghi nhận ngay sự khác biệt của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ đang ráo riết áp dụng ở miền Nam Việt Nam so với chủ nghĩa thực dân cũ: đẩy mạnh xâm lăng văn hóa. Ngoài những cơ quan văn

hóa phản động được thành lập để lôi kéo văn nghệ sĩ, thanh niên, học sinh thì những phim ảnh, sách báo, băng đĩa,…. suy đồi được du nhập từ phương Tây đã phục vụ đắc lực cho chính sách văn hóa thực dân mới của chúng. Lối sống “hiện sinh” thác loạn theo kiểu Mỹ đã làm băng hoại đạo đức, thuần phong mỹ tục, làm vẩn đục tâm hồn của thế hệ trẻ chỉ biết có hưởng thụ hôm nay mà không biết đến ngày mai. Với ngòi bút tỉnh táo, Nguyễn Văn Xuân đã chỉ ra rằng cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ là cuộc chiến tranh toàn diện, bao quát nhiều lĩnh vực: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa .… Và như vậy nhân dân đang đứng trước thử thách đầy gian truân trong hành trình giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

Ngoài ra, những tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân còn mở ra cho người đọc thấy cả một kho tư liệu dồi dào về lịch sử hình thành những đồn điền, lịch sử làm giàu của giai cấp tư sản chính quốc, đời sống giai cấp công nhân Việt Nam trong các đồn điền. Qua đó, người đọc phần nào am hiểu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Thông qua câu chuyện sinh động về chuyến đi “lập nghiệp” của chàng trai 16 tuổi, người đọc như thấy được sự chuyển biến mạnh mẽ của xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX với sự hình thành nhiều giai tầng mới trong xã hội. Nếu Nguyễn Ái Quốc viết Bản án chếđộ thực dân Pháp (1925) bằng hình thức tác phẩm

văn chính luận thì Nguyễn Văn Xuân, với Bão rừng, đã viết “Bản án chế độ thực

dân Pháp” bằng hình thức tiểu thuyết đầy chất hiện thực.

Một mảng hiện thực khác, tác động không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta thời Pháp thuộc cũng được đề cập đến trong sáng tác của Nguyễn Văn Xuân: “mộ lính tình nguyện”. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và thứ hai (1939 - 1944), thực dân Pháp đã ném vào chiến trường ở miền Bắc nước Pháp không biết bao nhiêu “lính tình nguyện” đã “mộ” được ở các thuộc địa. Những người lính tình nguyện Việt Nam này không phải chiến đấu vì quê hương xứ sở của mình, họ phải làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp ở những xứ sở xa xôi, có khi tận Châu Phi. Nguyễn Văn Xuân đã mạnh dạn vạch trần thủ đọan “mị dân” bằng những danh từ hoa mỹ của bọn thực dân Pháp, phơi bày sự thật về những “lò thiêu” người, nạn kỳ thị chủng tộc đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên những xứ sở văn

minh” (Một cuộc tấn công ). Người dân Việt Nam chẳng những phải bỏ mạng trong

những cuộc chiến tranh phi lý tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc mà họ còn bỏ mạng trong những “nhà tù tập thể” mà phần lớn những tù nhân không bao giờ biết vì sao mình phải đi tù. Đó là hệ quả của chính sách thuộc địa “nhà tù nhiều hơn trường học” tàn độc phi nhân của những tên “mắt xanh mũi lỏ” (chạy đua với tử thần).

“Trò chơi” lùa hàng trăm tù nhân vô tội xuống tăng - xê để bắn đồng loạt hay bắn tỉa từng người khi họ đang “chạy đua” giành lấy mạng sống…….. quả là những trò chơi chết người mà chỉ có những bọn mang danh “khai hóa” mới nghĩ ra. Với giọng văn điềm đạm, mực thước của một nhà sử học, Nguyễn Văn Xuân cũng không giấu được vẻ ghê tởm, căm phẫn lẫn xót xa, uất ức mà những người dân ở những nước thuộc địa nhỏ bé phải chịu đựng.

Một lần nữa vùng đất “xương xẩu” của Nguyễn Văn Xuân lại chứng kiến một sự kiện lịch sử quan trọng: hiệp định Giơnevơ 1954, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam. Sự kiện năm 1954 tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị xã hội ở hai miền Nam - Bắc mà vùng đất Quảng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề ở thời kỳ thực thi hiệp định. Theo sử sách, thực thi hiệp định Giơnevơ là hai bên ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực; lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một số khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến. Nhưng sau đó, thực dân Pháp đã có hành động phá hoại hiệp định Giơnevơ, còn Mỹ thì thực hiện ý đồ đã vạch ra từ trước nhằm độc chiếm miền Nam Việt Nam, tiến tới độc chiếm toàn Đông Dương. Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn để thay Bửu Lộc (người của Pháp) làm thủ tướng bù nhìn ở miền Nam Việt Nam. Sự kiện lịch sử này đã đi vào sáng tác của nhà văn qua truyện ngắn Cây đa đồn cũ đầy tính thời sự. Trong tác phẩm, Nguyễn Văn Xuân đã ghi lại thời kỳ kinh hoàng, vô chính phủ sau hiệp định Giơnevơ, khi quân đội cộng sản rút đi, xã hội chưa kịp ổn định, gần như người ta tha hồ chém giết thanh toán lẫn nhau. Còn bọn tư sản, địa chủ thì mừng rơn. Chúng tha hồ hút xách, ăn chơi thả giàn, chẳng cần lo lắng gì nữa (Buổi tắm tất niên).

Như vậy, điểm qua số lượng tác phẩm có giới hạn của Nguyễn Văn Xuân, người đọc ngạc nhiên vì tầm phản ánh hiện thực lớn lao của nó. Hầu như nhà văn đã đề cập đến tất cả các sự kiện trọng đại có liên quan đến vùng đất Quảng Nam trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt: từ khi thực dân Pháp xâm lược đến khi rút khỏi Việt Nam, Mỹ nhảy vào độc chiếm miền Nam. Những vui buồn trong cảm xúc của một tâm hồn văn chương nặng nợ với đời, kết hợp với sự phân tích hiện thực tỉnh táo của một nhà sử học đã làm nên giá trị đặc biệt trong sáng tác của Nguyễn Văn Xuân. Có sự kiện nhà văn phản ánh qua nhiều truyện ngắn (những cái chết oanh liệt của sĩ phu và nhân dân yêu nước chống Pháp) có sự kiện nhà văn chỉ phản ánh qua một truyện ngắn độ 8 - 9 trang (Buổi tắm tất niên). Nhưng không vì số lượng trang

viết nhiều hay ít mà giá trị tác phẩm hạn hẹp. Nếu đối với con người, sự thọ yểu không tính bằng tuổi tác mà bằng những gì để lại mãi mãi cho đời thì cũng có thể nói như thế về những truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân. Sự thọ yểu của nó không phụ thuộc vào dung lượng mà tùy thuộc vào nội dung phản ánh hiện thực, ý nghĩa xã hội nhân văn mà nó đặt ra.

2.1.3 Vùng đất của sự tiếp biến văn hóa

Văn hóa là gì ?

Tại hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì ở Mexico (từ 26/7/1982-6/8/1982) đã định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng; văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân” [62, tr.24].

Định nghĩa của UNESCO cho thấy văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt mà là một tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo. Và văn hóa là chìa khóa của sự phát triển.

Theo Phạm Văn Đồng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên

quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử” [62, tr.21]. Còn Trần Ngọc Thêm trong công trình Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam đã viết: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [53, tr.99].

Theo các định nghĩa trên thì các giá trị văn hóa bao giờ cũng hình thành trong một quá trình, được tích lũy qua nhiều thế hệ và có tính lịch sử. Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Trên thế giới có nhiều nền văn hóa có bản sắc riêng, trong một cộng đồng dân tộc ngoài truyền thống văn hóa chung thì có những đặc sắc văn hóa riêng của từng vùng góp phần làm nên vẻ phong phú độc đáo của văn hóa dân tộc. Học hỏi những tinh hoa văn hóa của người để làm giàu đời sống văn hóa của ta là nhu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của một cộng đồng. Hành trình mở cõi của Quảng Nam đã gắn liền với hành trình giao thoa, tiếp biến văn hóa như thế. Quá trình này chẳng những diễn ra trong cộng đồng dân tộc: Bắc - Nam mà còn diễn ra giữa các dân tộc: Việt - Chiêm Thành, Ấn Độ, Trung Quốc….Và dấu ấn của nó in sâu trong văn hóa vật thể và phi vật thể của Quảng Nam. Chúng ta có thể tìm thấy điều đó trong đời sống hàng ngày của cư dân Quảng Nam hay khi nó đã thăng hoa trong ngòi bút của các nhà văn, nhà thơ, nhất là khi đọc sáng tác của một nhà “Quảng Nam học” như

Nguyễn Văn Xuân.

Nếu xét ở khía cạnh văn hóa vật chất thì trong những sáng tác của Nguyễn Văn Xuân ta thấy có sự tiếp nối trong việc định cư thành làng xóm cũng như trong đời sống lao động sản xuất của những cư dân “Bắc địa tùng vương”. Khi những cư dân

Bắc hà di dân theo Công chúa Huyền Trân, theo Lê Thánh Tông hay là dân xứ Nghệ bị bắt trong chiến tranh Trịnh - Nguyễn…..Dù tự nguyện hay bị cưỡng chế, khi ra đi ít nhiều họ cũng “gánh theo tên làng, tên xã trong những chuyến di dân”.

Do tính chất di dân là để mở mang vùng đất mới và do điều kiện thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt lại luôn phải đối phó với sự quấy nhiễu của người Chăm nên những lưu dân đã sống thành làng - đơn vị hành chính đã có ngoài xứ Bắc. Đặc biệt rất

nhiều làng xã ở Quảng Nam đã được hình thành sau khi nhà Lê đại thắng Trà Bàn vào mùa xuân 1971. Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn cho biết, theo sự chia đặt,

ghi chép của họ Nguyễn thì đến thế kỷ XVIII, xứ Quảng Nam quản 2 phủ, 11 huyện, với tất cả 779 trang, thôn, phường “Làng xã dựng lên nhiều, cư dân tập trung đông đúc, đất đai canh tác mở rộng, các ngành kinh tế công thương đều phát triển. Quảng Nam trở thành miền đất hứa, là hấp lực đối với nhiều dân nghèo ở Thanh - Nghệ bỏ quê trốn vào đây cư trú làm ăn” [43, tr.111]. Như vậy, những di

dân này vẫn giữ nếp sống “làng, xã, thôn” đã có từ ngoài Bắc như một sự ổn định trong đời sống sinh hoạt. Theo bước chân lưu dân thì những nghề: trồng lúa nước, mộc, rèn,…..cũng tiếp tục phát huy thế mạnh ở vùng đất Quảng Nam. Những kiến trúc nhà ở được chạm trổ hoa văn khéo léo “nhà ngói lớn cột mít, phên lựa bằng gõ, kèo chạm láng bóng[…] những cây cột, những rui mè đẹp đẽ” [63, tr.242] mà người dân ở Tam Kỳ đã đốt bỏ để rút lui vào núi theo Nghĩa Hội là những kiểu kiến trúc chạm khắc của thợ Kim Bồng có “Tổ tiên nghề Kim Bồng vốn từ đồng bằng Bắc Bộ” [43, tr.388]. Còn thợ thi công chạm khắc những kiểu nhà ở thôn Văn Hà, huyện Tam Kỳ “cũng có nguồn gốc các làng nghề mộc từ ngoài Bắc vào” [43, tr.388].

Do tính chất của thiên nhiên, khí hậu, đời sống xã hội có nhiều thay đổi nên đời sống vật chất đã có sẵn hàng nghìn năm trong xã hội Bắc hà giờ đây phải có những thay đổi để phù hợp tình hình mới. Ngay từ đầu mới thành lập, những làng xã của Quảng Nam không thuộc một tộc, họ như ngoài Bắc. Nó gồm nhiều tộc họ bởi đó là vùng đất của sự cộng cư. Đó là những xóm nhà được mọc lên như một sự ngẫu nhiên có tính tất yếu trên bước đường tha phương cầu thực “ngày kia, cạnh bờ khe bên lối đi nhỏ bỗng hiện ra một cái xóm” [63, tr.421]. Và mấy mươi nóc nhà ấy đã

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYERET, TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN VĂN XUÂN GIAI ĐOẠN 1054-1975 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)