Giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 116 - 157)

Ngôn ngữ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giọng điệu của tác phẩm văn xuôi, bên cạnh những yếu tố khác như cú pháp, nhịp điệu, cách diễn đạt…Đi tìm giọng điệu trong văn xuôi, chúng ta có thể đứng trên hai bình diện. Ở bình diện vi mô (tức là ngôn ngữ của người kể chuyện), chúng ta thấy hiện lên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư một lối kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, hóm hỉnh với lối dẫn chuyện

hồn nhiên, tựa như không còn khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật, người kể chuyện và độc giả.

Chúng tôi cho rằng nghệ thuật kể chuyện đặc biệt khó ở chỗ phải vào đầu như

thế nào cho trơn tru và kết thúc như thế nào (có thể gọn ghẽ, có thể bỏ lửng) để tạo

được dư ba cảm xúc cho người đọc. Nguyễn Ngọc Tư đã làm được điều đó trong truyện ngắn của mình, với việc mở đầu câu chuyện bằng cách đi trực tiếp vào vấn đề

và cách kết thúc truyện bằng những câu kết nhẹ như gió, nhưng buộc người đọc phải thẫn thờ suy ngẫm. Tiêu biểu cho nhận định này là truyện ngắn “Lương”. Ngay vào phần mào đầu, Nguyễn Ngọc Tưđã tập trung ngòi bút để dồn nén ngồn ngộn những chi tiết về ngoại hình, về tính cách, về cuộc đời, về nghề nghiệp… Cuối cùng, để làm bật lên hình ảnh một “Lương khùng” khác người, khác người nên mới bị gọi là khùng với tất cả sự hồn nhiên đến mức tội nghiệp, hiền lành đến mức cù lần của mình. Có ai biết

đâu đằng sau cái ngoại hình dị hợm, lạđời đó ẩn chứa một tâm hồn thánh thiện và một trái tim yêu đầy đam mê với người con gái lỡ lầm. Câu kết truyện ngắn này thoạt nhìn vào có vẻ khá lạnh lùng, khách quan, cứ như là lời giải thích địa danh: “Nên bên kia chợ người ta gọi bến này là bến Đậu Đỏ, bên này bờ xóm Miễu, người ta kêu bến “Lương khùng”. Thế nhưng, người đọc không cần tinh ý lắm cũng dễ dàng nhận ra đó là một kết thúc cần phải có, bởi nó đã được “chuẩn bị” ngay từ những dòng phác họa

đầu tiên về nhân vật ngộ nghĩnh này.

Nếu phải liệt kê những câu kết nhẹ như gió thoảng giàu giá trị nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi e rằng đó sẽ là một công việc nặng nhọc, bởi kết thúc lửng lơ, gợi nhiều dư âm và buộc người đọc phải suy ngẫm, day dứt, thậm chí muốn “phản hồi” chính là sở trường của chịđã được bộc lộ từ những truyện ngắn đầu tiên của mình. Có những lời kết gợi sự tiếc nuối như: “Cả ba người quay lưng lại với nhau, bưng mặt khóc, thương cho tuổi thanh xuân đã qua mất rồi.” (Chiu vng), hay “Từ đấy, ông già Sáu Đèo chưa một lần trở lại. Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe, cùng chạm ly uống đến

say... Nhưng không ai nhắc Phi cắt tóc đi, đàn ông đàn ang ai để tóc dài. Biển người thì mênh mông vậy…” (Bin người mênh mông). Có những câu kết lại gợi sự thương cảm và ray rứt cho người đọc như: “Và Ba Già, trưởng đoàn Trảng Cò, ông già có gương mặt khắc khổ, nhăn nhó nhất, mạnh giỏi nhất, ăn nói văn vẻ trơn tru nhất bỗng dưng hức lên, khóc ngon lành: Vậy là đất Trảng Cò trễ thêm một mùa nữa rồi, mấy chú

ơi.” (L mùa,) và có đôi khi đó là những đoạn kết dài, dòng nào chữ nào cũng đầy sự

kìm nén để không vỡ òa trong nước mắt: “Những buổi trưa tháng mười mờ, lợt lại quay về trên khu phố nhà tôi […] Cha cũng chẳng ngó ngàng gì hoa nắng, lặng lẽ ngồi

đánh máy một cái đơn tranh chấp đất đai của khách hàng, gương mặt quắt quay, bàn tay như những vụn xương khô, cứng quèo bởi ý nghĩ, có thật mình đã bắn đứa em ruột thịt của mình? Bà nội ngủ trưa, mặt nhiều khi cau lại, nhiều khi rên khẽ, dường như

những cơn chiêm bao đang tàn phá sự sống của bà […] (Vết chim tri).

Cũng có khi Nguyễn Ngọc Tư kết thúc truyện ngắn bằng một câu hỏi, như là một sự hoài nghi, để tạo sự bất ngờ cho tác phẩm. Chúng ta hãy thử xem xét truyện ngắn “Cái nhìn khc khoi” với nhân vật “tôi” giữ vai trò người kể chuyện, kể về câu chuyện của một ông già, với cách gọi hết sức khách quan là “ông”, mãi cho đến cuối cùng nhân vật Khoa mới ngờ ngợ: "Mầy đang kể về ba mầy, phải không?" .

Cũng có những câu kết chắc nịch mà lại hàm chứa nỗi hoang mang hơn cả một một câu hỏi thường tình, chẳng hạn như câu kết truyện ngắn “Núi l của nhân vật “tôi”: “Thằng bé ấy đúng là vẫn chưa có kết thúc” như một lời dặm làm “tăng trọng lượng” cho điều thảng thốt sau cùng của Vĩnh: “Riêng thằng bé không có kết thúc”.

Chúng tôi đặc biệt chú ý đến kiểu kết thúc “đối thoại” của Nguyễn Ngọc Tư, khi chị để cho nhân vật dường như không chỉ độc thoại với chính nội tâm ngổn ngang của mình, mà dường như hướng tới sự chia sẻ với cảđộc giả tất cả những nỗi niềm bối rối thầm kín nhất, như nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Mt mi tình”: “Mà, trời ơi, Trọng ác với tôi chi vậy, sao bắt tôi phải kìm lòng không được để nói ra, nhìn tôi mà không hiểu à?”, hay một câu hỏi buông lửng, nửa như tỉnh táo nửa nhưđiên khùng của

nhân vật Huệ: “Nó muốn chạy vô xóm, tới nhà Thi, gặp anh và nói cho anh hay rằng nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt. Nhưng nói để làm gì, ta ?”. Tình huống này là nhân vật bối rối hay chính tác giả cũng bối rối, bởi có những điều cuộc sống tự

mình quyết định theo một lý lẽ riêng mà con người không thể can thiệp, thậm chí không thể hiểu được.

Nói tóm lại, về mặt giọng điệu, những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư dù là kết thức gọn ghẽ hay bỏ lửng lơ thì đều tạo cho người đọc những dư ba cảm xúc rất

đẹp đẽ. Người đọc có thể chênh chao một cách bất chợt trước sự lỡ làng của những mối tình hay sự kết thúc trong bất lực của những ước mơ đời tan vỡ, hay có khi là tự xem xét lại chính cách sống của bản thân mình, soi chiếu lại mình trước những bi kịch của người khác. Một truyện ngắn hay là một dòng chảy không bao giờ kết thúc hay bị giới hạn bởi những bến bờ, và xét dưới góc độ tiếp nhận, có thể nói với mỗi người khi tiếp cận tác phẩm sẽ hấp thu được những dạng năng lượng khác nhau từ cùng một dòng nước. Kể chuyện kiểu như thế, vừa mơ màng vừa mang phong vị cổ tích, khiến người

đọc không sao dứt ra được. Cái hay của Nguyễn Ngọc Tư là ở chỗđó.

Xét trên bình diện vĩ mô (tức là giọng điệu chung của cả tác phẩm), chúng ta thấy truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có một giọng điệu nhẹ nhàng, đằm thắm và sâu lắng. Giọng văn ấy không chỉ thể hiện ở lối kể chuyện chậm rãi, thong dong mà còn thể

hiện ở cả ngôn ngữ của nhân vật, ở những đoạn miêu tả nội tâm của nhân vật. Văn Nguyễn Ngọc Tư giàu cảm xúc vì những nhân vật của chị thiên về cảm nhận hơn hành

động, nhân vật thích chìm đắm trong cảm xúc, trong thế giới tinh thần của mình hơn là hành động hướng ra bên ngoài. Ở đặc điểm này chúng ta thấy truyện ngắn của chị có nhiều điểm tương đồng với Thạch Lam. Nhân vật trong đa số truyện ngắn của chị

không tranh cãi chan chát để tìm ra chân lý cuộc sống, cũng không manh động, liều lĩnh để giành lấy quyền lợi cho mình, họ thường nhẫn nhịn chịu đựng những thiệt thòi trong cuộc sống một cách trầm tĩnh đáng ngạc nhiên. Những đặc điểm ấy trong tính

cách và tâm lý nhân vật đã góp phần tạo nên âm điệu trầm lắng và buồn bã cho giọng

điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.

Bên cạnh đó, không gian nghệ thuật mà Nguyễn Ngọc Tư xây dựng thường là những làng quê yên tĩnh, heo hút và u buồn nên cũng không thể gợi lên chút gì sôi

động, ồn ào. Đó có thể là một xứ cù lao nghèo và buồn đến rợn ngợp nên dẫu tình người có ấm áp đến mấy cũng không giữđược chân người: “Cù lao Mút Cà Tha nằm gần cuối sông Dài, trên nó một chút có một nhánh sông khác rẽ về phía mặt trời, rộn rịp được đoạn đó rồi thôi. Mút Cà Tha nằm hiu hắt, lâu lâu mới thấy bóng dáng một con tàu lớ ngớ chạy vào rồi lại tẻn tò quay ra vì lầm đường, vì không biết đằng sau cù lao, sông cụt. Ngó sông vắng vẻ quá trời buồn, nhìn cảnh cù lao còn buồn hơn. Buồn từ mùi ổi chín phảng phất trong vườn, từ giọng người ới lên một tiếng rồi bặt, dư âm còn thâm u trên các ngọn cây, tiếng cạo cơm cháy xa vẳng trong nắng chiều... Từ mé rừng mắm chống lở đất phía bên này, đi hết vườn cây này gặp được một căn nhà thì lại tiếp đến vườn cây trái khác. Cuối cùng là bãi bồi, dây khoai lang bò xùm xòa phủ kín

đất. Bóng người ẩn hiện dọn cỏ dưới các gốc cây…” (Thương quá rau răm), hay có thể đó là một xóm nghèo và buồn hiu hắt tựa như chưa thoát ra được thời kì tiền sử:

“Rúc vào nách một con sông gầy gò chảy cắt qua đồng, X như một đứa trẻ tuyệt vọng níu tìm vú mẹ. Dọc triền sông, cỏ kết dày, từ trên bờ thò xuống nước nhưđất đang gục

đầu gội tóc, những cây bần gie xa khỏi mé sông, những cây sộp rũ rượi xoã chùm rễ

nâu, những thân cau lẻ loi đâm thẳng lên trời, vài tiếng gà nhói lên xa xa… tất cả

những thứđó làm cho vẻ mặt của X buồn thiu. Những chiều phai, nhìn ra sông thấy lục bình trôi, lơ phơ mấy cái bông lục bình quá thì, cũng phai như chiều. Ngó ra sau nhà thấy một vạt đồng trũng sâu, ngoi lên mặt nước những bông lúa thưa thớt, xanh xao. Vườn cũ có vài cây vú sữa, mù u rụng trái đầy mặt đất, mấy bụi tre bụi trúc vút lên trời một chòm xanh ngắt …” (X-năm mt ngàn chín trăm năm xưa,) và dĩ nhiên những con người ở X cũng sống một cuộc đời “lạ lùng” rất nhiều so với đồng loại. Không gian đó, hòa quyện với tâm tư của những con người như được vẽ trên cái nền u ám đó

khiến câu chuyện mãi không cất lên được một âm điệu vui vẻ, như quy luật tài tình mà cụ Nguyễn từ mấy trăm năm đã nhận ra: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Không gian nghệ thuật ấy tưởng là tĩnh lặng và đơn điệu, nhưng nó cất giữ trong mình biết bao số phận, biết bao những vui buồn sướng khổ của kiếp nhân sinh. Không bề

bộn, bon chen, ồn ào như phố thị, nhưng đó cũng là nơi chốn đi về của từng đấy con người nhà quê chất phác thật thà với tất cả những đau đáu riêng tây của mình.

Thời gian nghệ thuật chủ yếu trong truyện ngắn của chị là thời gian tâm trạng, thời gian mang tính hồi ức, đưa người đọc quay về với dĩ vãng, quá khứ của nhân vật. Chúng ta hay bắt gặp kiểu thời gian quá khứ trong rất nhiều truyện ngắn của chị: Ngn đèn không tt, Mi tình năm cũ, Sông dài con cá li đâu, Dòng nh, Duyên phn so le, Vết chim tri…Dường như hồi ức, ngoái nhìn và mơ tưởng quá khứ là sở trường của cây bút trẻ tuổi nhưng sớm già dặn trong suy nghĩ này. Đó có thể là quá khứ của một dân tộc, một vùng đất, một gia tộc hoặc đơn giản chỉ là lịch sử của một đời người, một lát cắt mỏng manh tại một giai đoạn hay một biến cố nào đó, có thể là tình cũ, người cũ, vết thương cũ, hận thù cũ…Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng rất phổ

biến kiểu “thời gian tâm trạng” “Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”. Có khi đó là sự kìm nén dữ dội của tâm trạng khiến thời gian vật lý dường như đông đặc như trong các truyện ngắn: Cái nhìn khc khoi, Mt mi tình…, có khi nó được kéo dãn ra một cách chậm rãi, thủng thẳng đến âu lo như truyện: Núi l, Núi li, Mt chuyn hn hò, L mùa…Thời gian vật lý không được coi trọng, nhường chỗ cho những diễn biến nội tâm của nhân vật, sự kiện có thể bị xáo trộn thứ tự trước sau, quá khứđan xen hiện tại, hiện tại mong ngóng tới tương lai…Chính vì kiểu thời gian tâm lý này mà chất trữ

tình trong truyện ngắn của chị rất đậm, chất trữ tình toát lên từ nội tâm hồi cố nhân vật, và vì thế mà ảnh hưởng tới giọng điệu của cả tác phẩm.

Về mặt bút pháp, Nguyễn Ngọc Tư hay sử dụng biện pháp so sánh (ít khi dùng biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng), không vòng vo mà thường đi vào miêu tả

viết của chị tự nhiên như nói, rất hóm hỉnh, có duyên kiểu như: “Từ hồi nào muốn soi kiếng phải lấy tay vẹt mớ râu tóc ra như người ta vẹt bụi ô rô.”, hay cách ví von nỗi buồn nghe mà buồn đứt ruột: “nỗi buồn như cái ao, càng đào càng sâu, ai ác làm gì.”

(Bin người mênh mông). Hóm hỉnh mà không quá đà đến mức cay nghiệt, rất nhiều vấn đề trừu tượng tưởng như rất khó nắm bắt và bộc bạch vậy mà Nguyễn Ngọc Tư lại có cách làm cho nó gọn hơ cũng bởi cái giọng điệu cà rỡn và những so sánh ngồ ngộ

rất gần gũi và dễ hiểu như thế.

Khảo sát bốn mươi truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi tạm phân loại truyện ngắn của chị theo những kiểu “giọng” như sau:

3.4.2.1. Giọng thủ thỉ, tâm tình

Đây là giọng điệu chủ đạo trong những sáng tác thời kì đầu của Nguyễn Ngọc Tư, tiêu biểu là tập truyện “Ngn đèn không tt”, sau đó là “Giao tha”, với những truyện ngắn xuất sắc như: Ngn đèn không tt, Cái nhìn khc khoi, Mt mi tình…Những truyện ngắn này hồn nhiên kể lại những câu chuyện đời, chuyện người một cách chậm rãi. Giọng kể nhẹ nhàng, từ tốn, đề tài câu chuyện cũng nhỏ bé và giản

đơn. Có cảm giác người ta nghe kể không phải để nắm bắt sự kiện, mà để cảm nhận

đằng sau những câu chuyện ấy là những tâm tình gì. Thường gặp kiểu giọng điệu này nhất trong những truyện ngắn kể về những mối tình ngang trái, mối tình thầm lặng, mối tình xưa cũ. Tuy nhiên, kể chuyện với giọng điệu hiền lành và thủ thỉ như thế mà bị

kéo dãn quá dài hay với nồng độ quá đậm thì cũng rất dễ gây ra sự nhàm chán cho người đọc, vài truyện ngắn của chịđã mắc phải nhược điểm này.

3.4.2.2. Giọng hài hước, tưng tửng

Nguyễn Ngọc Tư có nhiều truyện ngắn thành công mang giọng điệu hài hước, có phần tưng tửng của một cô gái trẻ ương bướng và lém lỉnh, có thể kể đến những truyện tiêu biểu như: Chuyn vui đin nh, Lương, Đời như ý, Trò chơi quên nh, Mt trái tim khô…Giọng điệu này thường gặp trong những truyện ngắn xoay quanh những mảnh đời nhỏ bé, những số phận bình thường với những khát vọng cũng bình

thường những vẫn không được toại nguyện. Nhưng họ không biết phải trách ai, phải đổ

lỗi cho cái gì, chỉ biết chua xót ngậm ngùi chịu đựng, vì biết nếu có phản kháng đi chăng nữa rồi thì cũng sẽ rơi tõm vào cái quy luật khắc nghiệt của cuộc sống. Hài hước trong trường hợp này không phải vì vui vẻ, tưng tửng nhiều khi không phải vì điên khùng, mà đó cũng là cách phản kháng nhẹ nhàng trước những bất công, ngang trái của cuộc sống.

3.4.2.3. Giọng buồn bã, hiu hiu, đượm đượm

Có nhiều ý kiến cho rằng văn của Nguyễn Ngọc Tư già dặn so với lứa tuổi của chị, khá “rộng” và “xa” so với tâm hồn và suy nghĩ của một cô gái trẻ. Chất trầm tư

biểu hiện khá rõ trong những truyện ngắn mà “người lớn” đóng vai trò là nhân vật chính với những tình cảnh hết sức éo le như: Dòng nh, Bin người mênh mông,

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 116 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)