Như đã nhận xét ở phần trên, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đa phần là những truyện ngắn không có cốt truyện, giàu chất trữ tình, do đó các nhân vật của chị thường không được chú trọng miêu tả về mặt ngoại hình, mà nếu có chăng thì nó cũng nhằm mục đích phục vụ cho việc khám phá nội tâm và tính cách của nhân vật. Tuy nhiên, nói như thế hoàn toàn không có nghĩa là Nguyễn Ngọc Tư coi nhẹ việc miêu tả ngoại hình của nhân vật như một thủ pháp nghệ thuật, nguyên nhân của hiện tượng này là do các nhân vật của chị thường có đời sống nội tâm phức tạp và chủ yếu “sống” bằng những ký ức và hoài niệm. Thậm chí ở một vài truyện ngắn nhân vật hầu nhưđắm chìm trong những trường đoạn độc thoại nội tâm sâu thẳm của chính bản thân mình.
Tuy nhiên như chúng ta đều biết, vẻ ngoài của một con người đôi khi cũng có vai trò như là một dấu hiệu giúp chúng ta biết được bản chất bên trong của họ, thậm chí những đặc điểm về nhân tướng còn là chìa khoá giúp ta đoán biết trước cuộc đời và số
phận của nhân vật, như ngày xưa cụ Nguyễn Du đã từng tiên đoán về cái sự“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” của Thúy Kiều. Và không ít các tác giả truyện ngắn tài năng, như Nguyễn Công Hoan chẳng hạn, rất chú trọng việc tìm hiểu vẻ ngoài đặc trưng của từng loại người trong xã hội để phục vụ cho việc xây dựng nhân vật được chân thật, sống động, bởi mỗi ngành nghề, mỗi loại người trong xã hội đều chịu sự quy
định chung về mặt trang phục, cử chỉ, cách cư xử...phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp của mình. Trở lại vấn đề nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy
đa phần là những nhân vật làm ruộng, làm vườn, chăn vịt, chèo đò, làm mướn...thậm chí ngay cả khi làm khách thương hồ rong ruổi trên sông nước thì cái bản chất nông
dân thật thà, chất phác hầu như vẫn được lưu giữ nguyên vẹn trong họ. Từ đó, có thể
khái quát Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của những người nông dân lam lũ miền Tây Nam Bộ. Địa bàn sáng tác cũng như vốn hiểu biết của chị về con người Nam Bộ, đặc biệt là người nông dân Nam Bộ dày dặn và thâm sâu một cách kì lạ, nên chị đã tạo nên những hình tượng đặc sắc mang những dấu ấn cá nhân rất sâu đậm không thể lẫn lộn.
3.2.1.1. Những cái tên dân dã, hiền lành
Đặc điểm đầu tiên rất dễ nhận thấy là đa số các nhân vật nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đều có những cái tên hết sức giản dị, nếu không muốn nói là khá quê mùa. Những cái tên ấy thường đi kèm với thứ bậc của người đó trong gia đình, chẳng hạn như ông Sáu Đèo, ông Ba Già, ông Chín Vũ, Hai Nhỏ, Năm Hiệp hay có khi chỉ ngắn ngọn là ông Mười hay thằng Hai, thằng Út...Những nhân vật nữ thì thường
được ưu ái với những cái tên đẹp hơn, thường đó là tên của những loài hoa dân dã như
Huệ, Lan, Cải... hay Bông, Điệp, Xuyến, Nương, Hồng...Những cái tên rất bình thường, hiền lành như dì Diệu, dì Thắm, chị Lành...Chỉ những nhân vật làm đào hát thì mới có những cái tên mỹ miều hơn như Hồng Điệp, Hồng, Thu Mỹ...
Cũng có những nhân vật rất ấn tượng và đặc sắc nhưng không hề có tên, chẳng hạn như ông già chăn vịt trong truyện ngắn “Cái nhìn khắc khoải” hay là là chị phụ
nữ trong truyện ngắn “Một chuyện hẹn hò”...Bởi dường như trong bối cảnh của câu chuyện, những cái tên cụ thể không cần thiết khi họ hiện lên như là một điển hình cho số phận và cuộc đời của của nhiều người khác có chung cảnh ngộ.
Nếu suy ngẫm một chút, chúng ta sẽ nhận thấy ở một vài truyện ngắn, cái tên của nhân vật cũng nói lên được đôi điều ẩn giấu về họ, chẳng hạn như tên nhân vật Lương (hay đi kèm với từ “khùng”) có thể được hiểu như là dấu hiệu ẩn của một tâm hồn lương thiện mà người đời vô tâm lại lầm tưởng đó là sự ngờ nghệch. Hay trường hợp tên của hai nhân vật Nương và Điền trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”
dường như gợi lên sự nhớ nhung vềđất, về vườn, về ký ức tươi đẹp khi chúng vẫn còn có nhà trên mặt đất, có cha có mẹ nhưđúng nghĩa của một gia đình.
Đôi khi, những cái tên cũng mang một ý nghĩa quan trọng nào đó mà tác giả
không ngại ngần bộc lộ trong tác phẩm, như tên nhân vật San trong truyện ngắn “Làm má đâu có dễ”, là tên của một nhân vật trong vở tuồng “San Hậu” mà người mẹ rất yêu thích, gởi gắm hy vọng sẽ có thêm một đứa là Hậu nhưng bất thành. Hay nhân vật Hết trong truyện ngắn “Hiu hiu gió bấc” là một cái tên gợi nhớ quá khứđau buồn của cha con anh: mẹ anh chết ngay khi sinh anh ra và cha anh vì quá tuyệt vọng nên mới đặt cho anh một cái tên bi quan và yếm thế như vậy.
Tóm lại, cho dù là làm bất cứ việc gì, tính cách ra sao, số phận như thế nào thì nhìn chung Nguyễn Ngọc Tư luôn chọn cho những nhân vật yêu quý của mình những cái tên hiền lành, thô mộc như chính con người của họ, những cái tên có thể nói lên tất cả những tâm tư sâu kín mà trải qua những va chạm hết sức đời thường sẽ dần bộc lộ tính cách của họ.
3.2.1.2. Ngoại hình lam lũ, xấu xí
Đa số các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư thường là nông dân với ngoại hình xấu xí, lam lũ như chính công việc vất vả của mình. Đó là ông già chăn vịt lang bạt, cô đơn với hình ảnh: “Ông ngồi bệt trên bờ mẫu, khăn sọc cũ quấn đầu, nón vải nâu lốm đốm mủ chuối. Ông ngó lũ vịt và vấn điếu thuốc châm lửa, phà khói lên trời.” (Cái nhìn khắc khoải); là ông Ba Già với khuôn mặt khắc khổ, nhăn nhó, hai con mắt sâu hoắm, trõm lơ vì mất ngủ, lo lắng chuyện lỡ mùa cùng với những ông già nông dân cũng khô héo, nhăn nheo không kém, ngồi vật vạ trước cổng ủy ban chờ ông Chủ tịch trong truyện ngắn “Lỡ mùa” khiến hình ảnh và số phận của những người nông dân hiện ra càng thêm khốn khổ và tội nghiệp.
Nguyễn Ngọc Tư cũng rất tài tình trong việc xây dựng vẻ ngoài của những nhân vật phụ nữ nghèo, cô độc, già cả và bệnh tật. Nhân vật người vợ trước của ba “tôi” trong truyện ngắn “Dòng nhớ”, sống một cuộc đời buồn tẻ, héo hon, không chờ đợi gì
ở tương lai, nên chúng ta cũng không ngạc nhiên gì khi thấy bà hiện lên với dáng vẻ
áo cộc tay màu cau khô ở trong, khoác thêm chiếc áo bà ba ở ngoài, mỏng te, nhiều mụn vá. Tóc đã bạc nhiều, lơ thơ vài cọng rủ xuống mặt. Sương gió đã làm cho khuôn mặt dì đen sạm, nhăn nheo”, khiến người phụ nữ vốn coi bà như tình địch cũng phải chạnh lòng.
Lương là một nhân vật được Nguyễn Ngọc Tư dụng công miêu tả bằng thủ
pháp của điện ảnh, lúc thong thả, lúc dồn nén rất thành công. Tập trung phô bày chi tiết dồn dập ngay từ đầu, nhân vật Lương chèo đò hiện lên trước mắt người đọc với vẻ
ngoài khá kì lạ, khùng khùng: “Lương xấu trai thiệt. Tướng Lương nhỏ xíu, teo héo.
Đầu to, tóc dày, cứng, cháy nắng. Một bên mắt lé xẹ. Ai cũng cười: “Cái thằng, mầy chèo mà không ngó đằng trước, ngó đâu trật lất vậy?”. Lương không giận tựa như
không biết giận. Cái thân nhỏ mồ côi mồ cút, nghèo xác xơ mà bày đặt giận cuộc đời thì làm sao sống nổi. Suốt ngày Lương hệch miệng ra cười, làm như vui, làm như
không, khó nắm bắt. Trông Lương như một người trí não chậm phát triển. Lương khoái cặp mắt mất đoàn kết của mình lắm, người ta nhìn anh biết, chứ anh mà nhìn lại, người ta tưởng anh ngó đâu đâu.” (Lương). Trong trường hợp đặc biệt này, vẻ bề
ngoài không còn là dấu hiệu dự báo hay đường dẫn cho người đọc tiếp cận bản chất và tính cách của nhân vật, bởi những diễn biến tiếp theo của mạch truyện sẽ cho chúng ta thấy đằng sau ngoại hình xấu xí, quê kệch đó là một tâm hồn trong sáng và nhân hậu, biết phát hiện và nâng niu cái đẹp bị vùi dập trong cuộc đời.
Hay có khi tác giảđánh đố người đọc, che giấu sự thật về một nhân vật mà chỉ
khi kết thúc truyện người đọc mới vỡ lẽ trong sự xấu hổ muộn màng. Đó là nhân vật ông Mười, chồng dì Thắm, bị người ta không ưa chỉ vì “mặt mày đen sì, không biết vui hay buồn” (Mối tình năm cũ) và với một bàn tay thô, một tấm lưng rộng suốt ngày ông chỉ biết im lặng làm lụng để nuôi vợ con. Nếu không có sự kiện vào cái ngày quay phim đó thì mãi không ai biết ông Mười là một con người sống tình cảm và thương yêu vợ con bằng một tình yêu hết sức vụng về và kín đáo như vậy.
Nói đến thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, không thể bỏ qua những nhân vật làm nghề ca hát, gọi nôm na là đào hát, bởi thế giới đó dưới ngòi bút của chị luôn rực rỡ sắc màu, nhiều vinh quang nhưng cũng đầy cay đắng. Thế giới đó gồm những con người suốt đời hy sinh cho nghệ thuật để rồi gánh chịu sự bẽ bàng của thân phận, nhưng hết thảy họđều là những con người hiền lành, tình nghĩa và yêu nghề
da diết. Chính vì thế, Nguyễn Ngọc Tư luôn dành những câu chữ nhẹ nhàng và tình cảm nhất để làm rực sáng vẻđẹp dịu dàng của họ trên sân khấu lẫn trong đời thường.
Đó là đào Điệp trong trí nhớ hồi nhỏ của San: “ San nhớ, cô đào thiệt hiền, dân dã, tan buổi diễn để nguyên bộ áo dài nâu, cái đầu bới ngồi ăn cháo vịt.” (Bởi yêu thương), hay đào Hồng trong cái nhìn yêu thương của ông Chín Vũ, người yêu bà từ cái nhìn
đầu tiên, từ thời bà còn xuân sắc “đẹp tới đứng tim người ta” cho đến khi tàn tạ: “Ông Chín bàng hoàng nhận ra đào Hồng dù nhan sắc ngày xưa của bà không còn nữa, mặt nhăn nhúm, nám đen, cái cổ cao ngày trước bây giờ gần nhưđổ gục vì gánh cái gánh tâm tư mà cuộc đời chồng chất.” (Cuối mùa nhan sắc).
Tuy số lượng nhân vật lương thiện và hiền lành thường chiếm đa số trong các truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhưng điều đó không có nghĩa là chị không thành công trong việc khắc họa những nhân vật phản diện xét từ phương diện ngoại hình. Cũng rất khó nhận ra những nhân vật như vậy trong đời thực vì thường họ rất bảnh bao và không có dấu hiệu đặc thù nào để nhận biết, chẳng hạn như nhân vật người chồng độc ác thuê người giết vợ trong truyện ngắn “Một trái tim khô”, hay nhân vật Bảo trong truyện ngắn “Ngổn ngang” và một số truyện ngắn khác. Duy chỉ có nhân vật người cha trong truyện ngắn (mang dáng dấp của một tiểu thuyết dồn nén “Cánh đồng bất tận”) là được Nguyễn Ngọc Tư có dụng công giới thiệu vẻ đẹp ngoại hình như một món mồi hiệu nghiệm để hấp dẫn những phụ nữ nhẹ dạ. Vẻ đẹp đó có khi được nhìn nhận gián tiếp qua lời khen của cô gái điếm được mấy cha con cứu thoát: “...chị ngó về
phía người đàn ông đang vồng lưng trong nắng sớm, chếnh choáng: “Ba mấy cưng
vắng chồng nhiều năm: “Cái sàn lãn sau nhà đã ba năm vắng bóng đàn ông. Một chiều chúng tôi đến, xẻ mấy cây đố xong, cha ra đó tắm. Nước chảy re rắt trên khuôn mặt lạnh lùng, nước mỏng tang tràn qua những thớ thịt đỏ au của cha tôi. Chị chợt giật thót người, cài vội chiếc nút áo bung ra vì không chịu nổi đôi vú căng tức.”. Và người cha đó “vào tuổi bốn mươi, quyến rũ từ cái cười, từ câu nói, ánh nhìn thăm thẳm, ngọt ngào”đến“khuôn mặt chữđiền ngời ngợi” ấy che giấu trong mình một nỗi
đau sâu hoắm, vời vợi, lúc nào cũng ăm ắp mưu toan trả thù đàn bà. Tuy thuận tay trong việc xây dựng những nhân vật giàu màu sắc tâm lý, chú trọng nhiều vào việc soi sáng đời sống nội tâm, cũng như những diễn biến và xung đột tâm lý phức tạp của nhân vật, nhưng qua những phân tích nêu trên chúng ta thấy ngoại hình nhân vật vẫn được Nguyễn Ngọc Tư chăm chút như một đường dẫn của tính cách.
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện tâm lý nhân vật 3.2.2.1. Khắc họa tâm lý qua những biểu hiện bên ngoài