Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ Nam Bộđang trên đường định hình phong cách sáng tác. Những năm gần đây chị đã gặt hái được nhiều thành công trên địa hạt truyện ngắn mà tiêu biểu là Giải I cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” và truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” như một “hiện tượng văn học” của năm 2005. Vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kì lời nhận xét chắc chắn nào về bút lực cũng như phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng có một điều chúng tôi nhận thấy là chị đã xây dựng được trong truyện ngắn của mình một thế giới nhân vật vô cùng phong phú, đa dạng. Thế giới nhân vật ấy là bóng dáng của những con người sống ở nông thôn, họ có thể khác nhau về nghề nghiệp, nhưng có một điểm chung là hết thảy họ đều nghèo, nghèo rớt mồng tơi và buồn, buồn rơi nước mắt. Nguyễn Ngọc Tư đã đi vào tâm tư sâu kín của họ một cách nhẹ như không, âm thầm chộp bắt những phút giây rất “người” của họ để yêu thương và đồng cảm với họ.
Đó chính là cái tâm của một người cầm bút mà từ những tác phẩm đầu tiên người ta có thể cảm nhận được ở chị.
2.2.1. Những nhân vật làm ruộng, làm vườn
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất và giữ vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu của cả nước, cho nên nông dân là một lực lượng giữ vai trò chủ chốt làm nên sự thịnh vượng và trù phù của vùng đất này. Tuy nhiên, trớ trêu thay, họ lại là những con người chịu thiệt thòi bậc nhất, cực khổ bậc nhất. Thế nhưng, bức tranh đồng quê Nam Bộ
cũng không đến nỗi u ám như chúng tôi trăn trở, có thể người nông dân Nam Bộ tuy còn nghèo nhưng họ vẫn bằng lòng với hoàn cảnh và vui sống trong chừng mực có thể.
Điều chúng tôi muốn nói ởđây là bên cạnh hiện thực nổi bật là bức tranh đời sống, còn có bức tranh tâm trạng của con người, những người nông dân thật thà, chất phác với những “vấn đề” hết sức riêng tư của mình mà nhiều khi vì thấp cổ bé họng nên mãi vẫn không thốt ra được và đành cam phận thiệt thòi.
“Lỡ mùa” là một truyện ngắn phản ánh một thực trạng xã hội đáng báo động ở
miền Tây Nam Bộ: đó là thái độ dửng dưng, vô trách nhiệm của các cán bộ lãnh đạo trước những vấn đề bức xúc của nông dân, cụ thể là vấn đề ruộng đất cho dân cày. Và nước mắt ông Ba già đã chảy, nước mắt của con người cầm súng chiến đấu cả thời trai trẻ, cả đời chỉ mơ có một miếng đất để trồng lúa, để có chỗ chôn thân. Ông là người thương đất, gắn bó một đời với nghề làm lúa, dẫu biết nuôi tôm dễ làm giàu hơn mà vẫn một mực thủy chung. Làm ruộng có mùa mà những người nông dân đã phải đợi ba mùa, mệt mỏi chen lẫn hy vọng, cực khổ quá mới phải đùm túm lên tận tỉnh tìm kiếm chủ tịch, mà cuối cùng vẫn “lỡ mùa”.
Những trang văn như hực lên bởi sức chịu đựng của con người có hạn. Người dân đang yên ổn làm ăn thì nhà nước bắt nghỉ (làm khu du lịch sinh thái), dẫu có “ngơ
ngác một chút, rồi buồn, tiếc như ai đó dứt khúc ruột của mình ra, nhưng tuyệt nhiên không cãi”. Có ai quan tâm hỏi ý kiến họ không? Lãnh đạo có lắng nghe tâm tư của dân trước khi quyết định một vấn đề thiết thân đối với đời sống của họ không? Rồi đây họ sẽ sinh sống bằng cách nào? Tuyệt nhiên không thấy ai đề cập đến. “Lỡ mùa” day dứt người đọc cũng vì lẽ đó. “Thương quá rau răm” lại là một truyện ngắn phơi bày
một hiện thực khác của nông thôn Nam Bộ: nông thôn thiếu trầm trọng những dịch vụ
chăm sóc y tế tối thiểu, thiếu trầm trọng đội ngũ y bác sĩ, những người trí thức trẻ về được một thời gian rồi cũng ra đi, những đứa trẻ lớn lên, đi học thành tài rồi thì không muốn trở về vùng quê nghèo nữa.
Viết về đề tài nông thôn nhưng Nguyễn Ngọc Tư không chỉ chú tâm miêu tả
những người nông dân bên ruộng lúa bờ kinh mà chị còn đặt họ vào những môi trường xa lạ và rộng lớn hơn, đó có thể là ở chợ, ở tỉnh, ở thành phốđể làm bật lên sự lam lũ, sự thua thiệt của người nhà quê so với người thành phố. Truyện ngắn “Giao thừa” hé mở cho chúng ta cuộc sống khó khăn, nhọc nhằn của những người trong ruộng ra phố
bán dưa Tết, bán bông Tết. Cái việc bán buôn này đầy may rủi, dãi nắng dầm sương mà nguy cơ lỗ vốn lúc nào cũng chực chờ. Cảnh những người bán dưa, bán bông trên bãi
đất trống xác xơ thật đối lập với những tòa nhà cao đẹp, ngất ngưởng. Nó khiến những người nông dân phải tủi cho phận nghèo của mình, phải tự hỏi biết chừng nào mới
được như vậy mà buồn.
Cái nhìn của Nguyễn Ngọc Tư về người nông dân Nam Bộ mới lạ và phong phú hơn rất nhiều so với những tác phẩm của các nhà văn tiền bối như Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Sơn Nam…Đó là hình ảnh người nông dân trong những mối quan hệ rộng lớn hơn cánh đồng của họ, nếp nhà của họ. Số phận của họ gắn chặt và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những vấn đề thời sự của xã hội. Và những người nông dân ấy trong mối quan hệ với nhau cũng được Nguyễn Ngọc Tư ghi nhận dưới góc nhìn tinh tế hơn, riêng tư hơn, mang ý nghĩa cá nhân nhiều hơn là đại diện cho giai cấp của mình. Nhẹ
nhàng nhưng quyết liệt, vô tư nhưng không vô tâm, ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư từ
những ngày đầu tiên đã chọn cho mình nơi chốn dụng võ là đồng đất quê hương với những người nông dân một nắng hai sương thân quen và yêu dấu.