Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 88 - 89)

Cũng như tiểu thuyết, truyện ngắn sống bằng nhân vật, vì lẽ đó những truyện ngắn thành công đều là những tác phẩm xây dựng được những nhân vật điển hình, để

lại dấu ấn riêng biệt về mặt tính cách và tâm lý. Có thể khẳng định việc xây dựng nhân vật là vô cùng quan trọng đối với truyện ngắn, bởi đối với thể loại văn xuôi tự sự cỡ

nhỏ này, nhân vật giữ vai trò cấu tạo nên cốt truyện. Bởi truyện ngắn thường chỉ xoay quanh một tình huống nào đó, “một chốc lát” (chữ dùng của Nguyễn Thành Long) nào

đó, phản ánh cuộc sống một cách trực diện theo cách bùng nổ từ nhân vật trung tâm, do

đó nhân vật của truyện ngắn phải là hạt nhân năng lượng để từđó tác phẩm có thể bùng nổ.

Theo một số nhà nghiên cứu, kiểu nhân vật văn học thành công cũng là một trong những dấu hiệu cơ bản để nhận biết phong cách sáng tác của mỗi nhà văn. Như

Nam Cao nổi bật với kiểu nhân vật là trí thức và nông dân, hay Nguyễn Tuân đặc biệt tài năng trong việc xây dựng kiểu nhân vật tài hoa tài tử như Huấn Cao hay Cụ Ấm... trong tập truyện ngắn “Mt thi vang bóng”. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, mỗi nhà văn có thể xây dựng nhiều kiểu nhân vật khác nhau, với những mức độ thành công khác nhau, tuy nhiên việc thành công rực rỡ ở một kiểu nhân vật nhất định nào đó là chuyện không dễ dàng với bất kì nhà văn tài năng nào.

Như chúng ta đã biết, truyện ngắn cần chi tiết để xây dựng cốt truyện, để tạo vẻ

sinh động cho tác phẩm và làm nên linh hồn của truyện ngắn, tuy nhiên chi tiết còn là chất liệu để khắc họa ngoại hình và tính cách nhân vật. Do đó trong nghệ thuật xây dựng nhân vật thì việc chọn cho được những chi tiết đặc sắc, thích hợp với từng kiểu nhân vật là một yêu cầu mang tính sống còn.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)