Các giải pháp xây dựng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 61)

- Như chúng ta đã biết, nhân tố con người có một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhân tố con người bao gồm trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm…máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại là cần thiết cho mọi dự định, kế hoạch của các nhà sản xuất, nhưng để đưa các nguồn vật chất đó vào sản xuất và phát huy hiệu quả khi sử

dụng làm ra những sản phẩm tương ứng với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phải kể đến con người, thiếu con người thì thiết bị công nghệ chỉ đơn thuần là vật chất. Kinh nghiệm của các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng: việc gia tăng nguồn vốn và đầu tư mạnh vào công nghệ hiện đại nếu không gắn liền với việc tăng cường và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực sẽ dễ dàng làm cho chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh bị giảm sút; thậm chí có thể dẫn tới sự phá vỡ cân đối chung của sản xuất, làm cho các nguồn đầu tư mất tác dụng, tổ chức quản lý bế tắc, sản xuất đình trệ.

- Với đặc thù sản xuất kinh doanh ở nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh sản phẩm cửa đòi hỏi người thợ, người công nhân phải kiên trì, kheo léo và cẩn thận. Do đó yếu tố kiên trì, khéo léo trong sản xuất và nâng cao tay nghề cho công nhân viên trong công ty, đặc biệt là lao động trẻ mà trước hết là những người điều khiển các loại máy công cụ, trực tiếp cắt, phay lên hình thù sơ khai của sản phẩm là yếu tố rất cần thiết. Để nâng cao công tác bồi dưỡng và thực hiện đúng chương trình của công ty thì bộ phận tổ chức nhân sự của công ty mà trực tiếp là ở các phòng ban, phân xưởng phải đưa kế hoạch tác nghiệp hàng năm thậm chí có thể triển khai cho từng quý hoặc nửa năm…Những nội dung cần phải giải quyết của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công nhân công ty cần làm trong năm tới là:

- Đơn giá tiền lương và phân loại lao động căn cứ vào trình độ bậc thợ và kỹ năng thành thạo công việc. Hiện nay ở nhà máy nhôm kính của công ty cổ phần Tân Quang Minh, số công nhân có bậc thợ từ IV trở chiếm 46,47% số công nhân, còn lại là số công nhân tay nghề trung bình và thấp do mới được tuyển vào. Do đó, công ty phải tính tiền lương theo biện pháp hợp lý, tránh chủ nghĩa bình quân, tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trong công ty phải phấn đấu, cống hiến sức mạnh vì mục tiêu chung.

- Tạo ra cơ chế mới gắn bó chặt chẽ hơn giữa sản xuất và trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm, người công nhân phải trực tiếp chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm mà mình làm ra. Bên cạnh đó công ty cần có chính sách đổi mới nhanh máy móc, trang thiết bị kỹ thuật cải tiến công nghệ hiện có, đào tạo đội ngũ lao động tạo tiền đề vật chất ban đầu để công ty thực hiện các chiến lược phát triển, phân tích sự phù hợp giữa yêu cầu kỹ thuật công việc, loại thíêt bị mà họ điều khiển với trình độ bậc thợ và hệ thống kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm làm việc mà họ được trang bị. Trên cơ sở đó, các phòng chức năng, phân xưởng sẽ lập ra danh sách công nhân và nhân viên kỹ thuật cần được đào tạo mới, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng kỹ năng nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn. Nói chung việc bồi dưỡng kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất phải trở thành yêu cầu thường xuyên của toàn công ty.

- Xác định hình thức và phương pháp đào tạo thích hợp. Công ty cổ phần Giầy Hà Nội có số lượng công nhân tương đối lớn, mà phần lớn trong số họ là nữ. Kinh nghiệm ở nhiều công ty cho thấy, hình thức kèm cặp tại phân xưởng, học lý thuyết kết hợp với thực hành trên máy là thích hợp nhất vì nó có ưu điểm là thời gian đào tạo ngắn và chi phí đào tạo ít, không gây xáo trộn nhân lực và duy trì được tính liên tục của sản xuất. Ngoài ra còn tổ chức các phong trào thi thợ giỏi, đảm bảo và tăng chất lượng sản phẩm, phân xưởng hoàn toàn thành tốt nhiệm vụ…và công ty cần có chính sách khen thưởng khích lệ đối với những điển hình tiên tiến trong sản xuất.

- Xây dựng quy trình đào tạo hợp lý để cho công nhân dễ nắm bắt quy trình và tiếp thu một cách nhanh chóng. Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo trong việc thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Kết luận

Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Tân Quang Minh, từ những kiến thức được trang bị ở nhà trường cùng với thực tiến tại nhà máy sản xuất nhôm kính, tôi thấy những năm qua nhà máy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng còn không ít hạn chế cần khắc phục. Qua việc nghiên cứu tìm hiểu về tình hình đầu tư phát triển và tình hình sản xuất của nhà máy, tôi đã xem xét và đưa ra được những ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư tại nhà máy …. qua đó công ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vì tính phức tạp của đề tài, vì trình độ và thời gian có hạn nên chuyên đề vẫn còn nhiều thiếu sót. Em kính mong các thầy cô chỉ bảo thêm để em có thể hoàn thành tốt hơn đề tài của mình.

Báo cáo chuyên đề này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đinh Đào Ánh Thuỷ - Giảng viên khoa Kinh tế đầu tư cũng như sự giúp đỡ nhiệt thành của cán bộ, nhân viên công ty cổ phần Giầy Hà Nội. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới sự giúp đỡ nhiệt tình đó cũng như những chỉ bảo để hoàn thiện báo cáo này.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w