Đầu tư nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

9) Hệ thống các showroom

2.3Đầu tư nguồn nhân lực

Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2008 số lượng lao động trong nhà máy là 211. Đối với ngành nghề đặc thù là sản xuất vật liệu xây dựng mới như nhà máy sản xuất cửa nhôm kính thì yếu tố con người có vai trò rất quan trọng liên quan đến chất lượng sản phẩm. Nhận thức được vấn đề này, nhà máy luôn chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Nhà máy luôn có các chính sách để tạo điều kiện cho người lao động đựơc nâng cao trình độ tay nghề của mình, điều này vừa có lợi cho người lao động, vừa có lợi cho chính bản thân nhà máy. Hàng quý nhà máy luôn tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và các buổi thảo luận về các phương án sản xuất để cán bộ, nhân viên trong công ty trao đổi, đóng góp kinh nghiệm:

• Lãnh đạo phòng tổ chức nhân sự thường xuyên mời các chuyên gia trong lĩnh vực nhôm kính về cơ sở để trực tiếp trao đổi kinh nghiệm với cán bộ công nhân viên của nhà máy.

• Mỗi khi nhập các dây chuyền công nghệ mới vào sản xuấtấỳnh máy luôn dành thời gian để đào tạo, hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên những kiến thức, kỹ thuật công nghệ mới.

• Đối với những cán bộ có tay nghề cao, thành tích tốt thấỳnh máy có chế độ ưu đãi cử đi học tại những nước có trình độ sản xuất nhôm kính phát triển.

Mặt khác nhà máy luôn có chính sách thu hút và bồi dưỡng nhân tài nhằm bổ sung nhu cầu lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh.

Đặc điểm nổi bật nhất của nhà máy là có tới 50% số lao động trong nhà máy là những công nhân, kỹ sư, cử nhân trẻ mới ra trường. Đây là những người mới bước vào độ tuổi lao động nên chưa có nhiều kỹ năng, kinh

nghiệm làm việc nhưng lại có tinh thần ham học hỏi và có sức sáng tạo, linh hoat của đội ngũ những người tre tuổi. Do đó nhà máy đặc biệt chú trọng đào tạo lớp công nhân viên kế cận có kiến thức và nguyện vọng gắn bó lâu dài với nhà máy.

Bảng 3: Cơ cấu lao động tháng 12 năm 2008

Kỹ sư 10

Kiến trúc sư 5

Cử nhân kinh tế 17

Công nhân cơ khí bậc cao( từ bậc 6 trở lên) 18 Công nhân cơ khí bậc trung(từ bậc 3 đến bậc 5) 42

Công nhân cơ khí dưới bậc 3 54

Công nhân xây dựng lành nghề 65

Tổng số nhân lực : 211

Nguồn: Số liệu Phòng Tài vụ

Từ bảng cơ cấu lao động trên ta thấy lượng nhân viên có trình độ đại học là 32 nhân viên chiếm 15% lượng lao động nhà máy. Lực lưọng công nhân sản xuất trực tiếp là 179 người trong tổng số 211 lao động của công ty, phần lớn là thợ bậc 4 và dưới bậc 4. Như vậy, thợ bậc cao trong công ty chưa phải là nhiều. Thêm vào đó, bộ phận quản lý ở cấp xưởng như quản đốc, phó quản đốc, các tổ trưởng hầu hết được đề bạt lên từ công nhân, chưa qua đào tạo nghiệp vụ, làm việc chỉ dựa trên cơ sở kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế.

Hiện nay nhà máy đang áp dụng một số hình thức hợp đồng lao động. Căn cứ vào thời hạn của hợp đồng lao động thì có 3 loại: hợp đồng không thời hạn, hợp đồng dài hạn (thường là 3 năm) và hợp đồng thời vụ (có thời hạn từ

1 năm trở xuống). Nếu căn cứ vào tính chất hợp đồng thì có 2 loại: hợp đồng trọn gói và hợp đồng không trọn gói. Hiện nay nhà máy duy trì tất cả các hình thức hợp đồng này. Năm 2009 tham gia vào lực lượng lao động của nhà máy còn có một số lượng lớn lao động mới tuyển là học viên học việc. Chế độ học việc còn áp dụng cho những lao động do yêu cầu của sản xuất kinh doanh phải chuyển sang làm ở một bộ phận khác và phải học nghề mới. Lực lượng học viên luôn chiếm một phần quan trọng trong tổng số lao động của công ty, điều này chứng tỏ công tác đào tạo lao động trẻ kế cận rất đựơc công ty quan tâm.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)