Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 52)

•Việc đầu tư công nghệ tiên tiến và hiện đại trong sản xuất của nhà máy là để xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững. Nhưng do trình độ tiếp

thu công nghệ của cán bộ nhân viên trong nhà máy yếu dẫn tới hiệu quả của quá trình chuyển giao công nghệ thấp, không khai thác hết được thế mạnh của công nghệ. Thậm chí còn phải phụ thuộc vào phía đối tác khi có sự cố. Theo hợp đồng ký kết với phía đối tác cung cấp dây chuyền công nghệ, họ chỉ bảo hành máy móc thiết bị trong vòng 1 năm. Nhưng khi có sự cố do lỗi vận hành thì nhà máy phải mời chuyên gia của hãng và chịu chi phí đi lại, ăn ở và 1000 USD/ngày. Nếu có 1 nỗi nhỏ trong quá trình vận hành xảy ra mà kỹ thuật nhà máy không sử lý được thì chi phí để 1 chuyên gia sang sử lý lên tới 5000 USD. Nếu đội ngũ kỹ thuật của nhà máy có thể nghiên cứu và tự giải quyết được những sự cố này thì có thểgiảm được nhiều chi phí và đảm bảo cho nhà máy được hoạt động trơn chu liên tục.

•Tiếp theo phải kể đến lực lượng lao động, lao động là thế mạnh nhưng cũng là điểm hạn chế của công ty. Lực lượng lao động của nhà máy có nhiều cán bộ, công nhân trẻ nên trình độ tay nghề non kém ảnh hưởng tến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Đội ngũ kỹ sư, cử nhân được đào tao cơ bản nhưng thiếu kiến thức thực tế và kinh nghiệm quản lý. Với đặc thù là một nhà máy có quan hệ với rất nhiều đối tác nước ngoài nên khi đối tác và chuyên gia đến làm việc tại nhà máy họ đánh giá công nhân nhà máy làm việc vẫn chưa có tác phong công nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý nhà máy chưa biết quản lý và phân bổ lao động hợp lý gây lãng phí nhân lực.

• Có một vấn đề rất đáng tiếc cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam và cả ở nhà máy khi đầu tư dây chuyền công nghệ của Châu âu nhưng vẫn muốn tận dụng nguồn lao đông giá rẻ. Đặc điểm của dây chuyền công nghệ Châu âu là sử dụng ít lao động do giá nhân công lao động ở Châu âu là rất cao, thứ hai nữa là do họ muốn giảm vai trò của con người tác động vào chất lượng sản phẩm, họ muốn chất lượng sản phẩm đầu ra phần lớn phụ thuộc vào máy móc

công nghệ. Ngược lại khi đầu tư nhà máy, công ty vẫn muốn giảm chi phí đầu tư để sử dụng nhiều lao động, tận dụng nguồn lao động giá rẻ.Về mặt nguyên liệu, nhà máy còn phụ thuộc quá nhiều vào phía đối tác bởi toàn bộ nguyên liệu từ kính cường lực, thanh profile nhôm, phụ kiện kim khí, giăng cao su …. đều phải nhập khẩu Khi có những biến động về tỉ giá hối đoái làm cho nhà máy rất khó khăn để mua ngoại tệ nhập hàng. Đồng thời phụ thuộc vào đối tác ở nhiều yếu tố kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản xuất.

•Xét về mặt cấu thành giá sản phẩm thì tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm rất thấp, tất cả các nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu, máy móc cũng nhập khẩu. Cơ cấu giá gốc sản phẩm tính cho năm 2009 bao gồm:

- Chi phí vận hành và khấu hao máy móc : 5%

- Chi phí nguyên vật liệu từ khoảng 50% đến 70% tuỳ thuộc từng loại sản phẩm và yêu cầu của khách hàng về loại vật tư chỉ định dùng.

- Chi phí lao động sản xuất và lắp đặt: 20% - Chi phí thuê đất và khấu hao nhà xưởng: 3% - Chi phí quản lý, kinh doanh: 5% đến 15%.

. Đây là một cơ cấu rất hạn chế, nhà máy chưa thực sự tìm được hướng đi riêng cho mình do vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh còn có nhiều yếu tố rủi ro.

•Đặc biệt, nhà máy còn chưa chú trọng tới thị trường xuất khẩu mà chủ yếu là sản xuất tiêu thụ trong nước. Các công ty lớn về sản xuất cửa nhôm kính tại Việt nam đã có hướng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường nước ngoài như công ty cổ phần EUROWINDOW đã xây dựng được thị trường Nga, năm 2007 sản phẩm cửa eurowindow đã có mặt ở các công trình cao tầng tại thành phố Saint Peterburg với daonh thu tại thị trường Nga năm 2007 là 1,2 triệu

USD. Công ty Quân Đạt cũng đã có những hợp đồng trị giá 2,4 triệu USD năm 2008 tại thị trường Căm – bu – chia. Việc định hướng xuất khẩu và thi công những công trình tại các nước trên thế giới là bước tiến quan trọng để nâng cao thương hiệu sản phẩm nhôm kính của công ty.

•Vấn đề về mặt thiếu vốn, khó huy động đã làm cho nhà máy gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi tham gia làm các dự án lớn sẽ rơi vào tình trạng ứ đọng vốn ở các công trình. Nếu các ngân hàng thắt chặt hoạt động cho vay ngay lập tức ảnh hưởng gây thiệt hại cho nhà máy vì nhập hàng để sản xuất đều phải thanh toán trước.

•Vấn đề con người đã được nói đến nhiều nhưng vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chế độ lương thưởng cho công nhân còn nhiều bất cập, chưa khích lệ nhiều, người lao động, đặc biệt là nhân viên văn phòng vẫn còn tư tưởng làm việc theo giờ hành chính, hết giờ nghỉ mà chưa quan tâm nhiều tới chất lượng công việc.

•Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa tương xứng với tiềm năng của nhà máy. Năng suất lao động tăng, sản lượng tăng nhưng hiệu xuất hoạt động của nhà máy chỉ mới đạt 80% công suất. Đây chính là điều đáng quan tâm nhất vì nó trực tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của nhà máy, gây lãng phí.

• Chất lượng sản phẩm còn chưa cao, sản phẩm của nhà máy mặc dù đã được những yêu cầu kỹ thuật nhất định tỉ lệ sản phẩm có lỗi đã giảm được nhiêu nhưng theo ý kiến của các chuyên gia thì tỉ lệ sản phẩm bị lỗi của các nhà máy sử dụng công nghệ tại các nước khác trên thế giới như các nước Đông âu, Thái Lan thì tỉ lệ sản phẩm lỗi chỉ là 1/1000.

•Hiện nay sản phẩm của nhà máy cũng đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm nhôm kính sản xuất ở Trung Quốc. Do tình hình kinh tế khó khăn, vấn đề xây dựng ở Trung Quốc bị hãm lại nên vật liệu xây dựng cũng bị rơi vào tình trạng dư thừa, các doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách đẩy hàng sang Việt Nam bán phá giá thị trường. Các sản phẩm của Trung Quốc có chất lượng rất thấp nhưng cạnh tranh về giá nên cũng đã làm sáo trộn thị trường trong nước nhưng tháng đầu năm 2009, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước.

Tất cả các hạn chế này đều do các nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài nhà máy tác động mạnh mẽ. Các nguyên nhân đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vì vậy mà công ty cần quan tâm xem xét và khắc phục.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

• Do thực tế nền sản xuất công nghiệp của nước ta còn yếu và lạc hậu nhiều so với các nước trên thế giới. Nếu so sánh với các nước Châu âu thì khoảng cách giữa chúng ta và họ là rất xa, còn so sánh với Thái Lan thì Việt Nam vẫn lạc hậu khoảng 50 năm. So sánh với đát nước Indonesia và Philippine Việt Nam lạc hậu khoảng 30 năm. Chính vì vậy nguồn nguyên liệu phụ trợ cho sản xuất công nghiệp nói chung và sản xuất cửa nhôm kính cũng trong tình trạng tương tự. Nhôm kính là công nghệ xuất hiện ở châu âu từ hơn 50 năm trước, xuất hiện ở Trung Quốc khoảng 20 năm, còn ở Việt Nam sản phẩm nhôm kính mới có được gần 10 năm. Do có các nguyên liệu sản xuất công ty phải nhập khẩu là hoàn toàn hợp lý phù hợp với hoàn cảnh mới xâm nhập thị trường. Ké hoạch tự sản xuất nguyên liẹu đầu vào là dự án đầu tư ở tương lai.

• Những biến động về mặt thị trường gây rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh đều do những diến biến thực tế trên thế giới. Tại thời điểm đầu

năm 2008 tình hình lạm phát trên thế giới tăng cao khiến giả cả các nguyên vật liệu đầu vào biến động rất lớn gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu. Mặt khác để kiềm chế lạm phát Chính phủ đã quyết định tăng lãi suất huy động vốn để giảm cung tiền tệ khiến các doanh nghiệp lao đao, nhà máy đã có lúc phải vay vốn với lãi suất 2,1% một tháng để kịp thời nhập khẩu hàng hoá.

• Vấn đề cạnh tranh với hàng giá rẻ của Trung Quốc là một phần của sự cạnh tranh trên thị trường, không chỉ có sản phẩm nhôm kính mà rất nhiều các sản phẩm khác đều hịu sự cạnh tranh của hàng giá rẻ Trung Quốc như 51hem nông sản, hang tiêu dung… Do đó doanh nghiệp cần có những biện pháp phù họp để xây dựng và khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

• Mảng thị trường nước ngoài luôn đòi hỏi phải có năng lực thi công và năng lực tài chính đảm bảo thì mới có thể tham gia đấu thầu và thi công được. Đồng thời cũng phải có đội ngũ nhân viên thông thạo ngoại ngữ để có thể nắm rõ ràng hệ thống luật pháp và những quy định khắt khe trong xây dựng của nước sở tại. Do đó để xâm nhập thị trường nước ngoài thì công ty cần có thêm thời gian để xây dựng thương hiệu và tìm hiểu thị trường.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 52)