Đầu tư công nghệ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

9) Hệ thống các showroom

2.3 Đầu tư công nghệ

Trong quá trình lập dự án và quyết định đầu tư một số lượng lớn tiền vào dự án nhà máy cửa nhôm kính ban lãnh đạo công ty cổ phần Tân Quang Minh đã chăn trở tìm cách giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn gặp phải trong việc đầu tư dự án. Vấn đề đầu tiên là xác định mục tiêu đầu tư của dự án là hướng vào đối tượng khách hàng nào. Vấn đề thứ hai là lựa chọn thời điểm đầu tư. Nhưng vấn đề khó khăn hơn cả đó là lựa chọn công nghệ.

Để đầu tư máy móc thiết bị cho 1 nhà máy sản xuất cửa nhôm có rất nhiều cách lựa chọn khác nhau tuỳ thuộc vào sản phẩm đầu ra và quy mô sản xuất. Nếu như đầu tư sản xuất cho cửa đi, cửa sổ thông thường thì chỉ cần đầu tư dây chuyền công nghệ của Trung Quốc có ưu điểm thời gian thu hồi vốn nhanh, giá thành công nghệ máy móc thiết bị thấp phù hợp với những xưởng sản xuất vừa và nhỏ. Công nghệ sản xuất cửa của Trung quốc cũng có nhược điểm là máy móc sử dụng nhiều lao động, tuổi thọ của máy móc thấp, thường xuyên bị trục trặc hỏng hóc, chất lượng sản phẩm thấp, thường xuyên có những sai lệch kỹ thuật và sản phẩm chỉ sử dụng được vài năm là hỏng.

Trái với công nghệ của Trung Quốc là công nghệ của Châu âu, công nghệ sản xuất của Châu âu sử dụng ít lao động, máy móc chạy ổn định, tuổi thọ lên tới hơn 10 năm thậm chí có những máy móc thiết bị sử dụng được hơn 20 năm.. Mặc dù giá thành công nghệ Châu âu đắt hơn công nghệ của trung Quốc nhưng xét về mặt khấu hao trên sản phẩm thì đầu tư công nghệ Châu âu hoàn toàn rẻ hơn đầu tư công nghệ Trung Quốc. Ví dụ đơn giản như khi đầu tư 1 chiếc máy cắt hai đầu tự động CNC

Phương án sử dụng máy Trung Quốc:

- Giá thành của 1 máy là : 18.000 USD ( tương đương 327.600.000 vnđ)

- Năng suất của 1 ca máy là 120 bộ cửa

- Chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hàng năm là 25.800.000 vnđ - Tuổi thọ của máy là ba năm

- Thanh lý máy coi như bù phần hỏng hóc nhiều hơn ở năm thứ 3

Vậy theo tính toán định mức trong đầu tư 1 máy cắt CNC hoạt động 300 ca máy 1 năm, với hiệu suất tối ưu là 80%. Trong 3 năm, máy sẽ cắt được 86.400 ( 86.400 = 80%*120*300*3 ) bộ cửa. Tổng chi phí vận hành và khấu hao máy cắt trong 3 năm là

405.000.000 vnđ ( 405.000.000 = 327.600.000 + 3*25.800.000 ) Vậy chi phí máy cắt trên 1 bộ cửa là:

KH1 = 4.687 vnđ ( 4.687 = 405.000.000/86.400 )

- Giá thành của 1 máy là : 28.000 euro ( tương đương 674.800.000 vnđ)

- Năng suất của 1 ca máy là 220 bộ cửa

- Chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hàng năm là 5.800.000 vnđ - Tuổi thọ của máy là 10 năm

- Thanh lý máy coi như không còn giá trị

Vậy theo tính toán định mức trong đầu tư 1 máy cắt CNC hoạt động 300 ca máy 1 năm, với hiệu suất tối ưu là 90%. Trong 10 năm, máy sẽ cắt được 594.000 ( 594.000 = 90%220*300*10 ) bộ cửa. Tổng chi phí vận hành và khấu hao máy cắt trong 3 năm là

692.200.000 vnđ ( 692.200.000 = 674.800.000 + 3*5.800.000 ) Vậy chi phí máy cắt trên 1 bộ cửa là:

KH2 = 1.165 vnđ ( 1.165 = 692.200.000/594.000 )

Chi phí khấu hao máy cắt trên 1 bộ cửa sử dụng công nghệ Châu âu là rẻ hơn rất nhiều so với máy Trung Quốc. Nhưng máy Trung Quốc lại rất phù hợp với những đơn vị chưa có nhiều khách hàng và vốn đầu tư ban đầu ít.

Nhận thức được bài toán kinh tế đó công ty cổ phần Tân Quang Minh xác định ngay từ những ngày đầu là phải sử dụng công nghệ Châu âu để phát triển lâu dài. Quá trình đầu tư nhà máy sản xuất cửa nhôm kính sẽ qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: đầu tư dây chuyền công nghệ Trung Quốc để xâm nhập thị trường trong vòng 1-2 năm.

- Gian đoạn 2: đầu tư dây chuyền công nghệ Châu âu để xây dựng Thương hiệu và phát triển lớn mạnh.

Đây là một chiến lược rất sáng suốt và đã có những thành công nhất định. Khi mới vào thị trường công ty phải đầu tư nhỏ để xâm nhập thị trường các hộ gia đình. Với lượng vốn đầu tư ít, công ty có thể tránh được nhiều rủi ro, đặc biệt là sự cạnh tranh của những đối thủ lớn khi công ty chủ động tránh đối đầu với họ ở những phân khúc thị trường cao cấp. Giai đoạn 1 sẽ giúp cho công ty đào tạo được 1 đội ngũ nhân viên lòng cốt đáp ứng được chuyên môn để tiếp thu công nghệ Châu âu dễ dàng, hiệu quả hơn. Mặt khác giai đoạn 1 cũng là giai đoạn công ty thực hiện quá trình mở rộng quan hệ khách hàng, tìm hiểu đối tác hợp tác, tiến hành đàm phán vay vốn, đàm phán mua sắm máy móc công nghệ Châu âu. Thực tế cho thấy trong hơn sáu tháng tìm hiểu và đàm phán ký hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị, công ty cổ phần Tân Quang Minh đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng để thương thảo hợp đồng và giảm được 35% giá trị. Đây là một thành công rất lớn của ban giám đốc công ty cổ Phần Tân Quang Minh, vì từ trước đến nay các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn và chịu thua thiệt nhiều trong khâu đàm phán với đối tác nước ngoài đặc biệt là đối tác Châu âu, do không nắm được công nghệ, đặc điểm và không có nhiều thông tin về đối tác và các nhà cung cấp.

Năm 2008 khi công ty bắt đầu chuyển sang công nghệ Châu âu, công ty cũng đã thay đổi toàn bộ nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào và xác định phân khúc thị trường mới, đó là thị trường nhà cao tầng. Xét về mặt công nghệ, thì nhà cao tầng đòi hỏi cửa nhôm kính có những đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật rất cao. Nếu như trước đây, các kiến trúc sư phải rất khó để giải bài toán cửa sổ, vách ngăn thì tới giữa thế kỷ XVI, khi kính lần đầu tiên xuất hiện tại Thủ đô Viên (áo), giải pháp cho vấn đề này đã vượt ra ngoài khuôn khổ của giấy,

bìa...Không những thế, sự xuất hiện của cửa kính còn là bước khởi đầu của những tòa nhà chọc trời, biểu tượng cho đô thị hiện đại. Bởi các yếu tố chịu lực của nhà chọc trời cũng khác biệt về bản chất so với những công trình khác. Các công trình thấp tầng có thể sử dụng hệ kết cấu tường chịu lực, trong khi ở nhà chọc trời, kết cấu duy nhất có thể áp dụng được là hệ kết cấu khung và sử dụng lõi cứng thang máy. Có thể nói, vật liệu kính đã góp công lớn xây nên một nền kiến trúc hiện đại, với những tòa nhà siêu cao tầng bền đẹp với thời gian. Ðó là những công trình như tòa nhà AT&T ở New York (1989) do kiến trúc sư người Mỹ Philip Johnson thiết kế theo dòng kiến trúc Hậu hiện đại, tòa nhà Ngân hàng Trung Hoa ở Hồng Kông do kiến trúc sư người Mỹ gốc Trung Quốc I.M.Pei thiết kế, tòa tháp đôi Petronas tại Malaysia. Ở Việt Nam cũng có một số công trình chọc trời như công trình tháp Bitexco khởi công năm 2005 ở Thành phố Hồ Chí Minh với 68 tầng và chiều cao tổng cộng là 300 m, tháp Hà Nội City Complex ở Hà Nội có 65 tầng với chiều cao 281 m..

Công nghệ cửa nhôm kính Châu âu sử dụng ở công ty cổ phần Tân Quang Minh đầu tư hướng tới những tiêu chuẩn khăt khe nhất của Châu âu với những đặc điểm sau:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w