I Nguồn vốn huy động tại ĐP 4,438,600 5,100,000 661,400 15%
3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thông cần ban hành quy chế huy động vốn trong toàn hệ thống phù hợp vớí quá trình hiện đại hoá ngân hàng, thêm nhiều sản phẩm tiện ích cho người gửi tiền và người sử dùng dịch vụ ngân hàng.
Ngân hàng nông nghiệp cần có sự điều chỉnh lãi suất huy động vốn bám sát thị trường để thu hút khách hàng nâng cao tính cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác. Đồng thời yêu cầu thống nhất quản lý lãi suất huy động của các chi nhánh trong cùng hệ thống giảm bớt sự cạnh tranh trong hệ thống.
Ngân hàng cần xem xét lại tỷ lệ dự trữ thanh toán và lãi suất điều vốn dự trữ thanh toán nhằm giảm giá đầu của nguồn, và tăng số vốn khả dụng.
Bên cạnh sự chỉ đạo quản lý của ngân hàng, trong điều kiện hội nhập ngày nay ngân hàng cũng nên giao quyền chủ động hơn cho các đơn vị, chi nhánh trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài, nhằm có được nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập.
+ Cải tiến hệ thống công nghệ thông tín đáp ứng yêu cầu kinh doanh đối ngoại, kết nối thanh toán giao dịch, vấn tín… với các khách hàng lớn.
+ Trước sức ép về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính trong bối cảnh hoạt động tín dụng có nhiều rủi ro và không ít khó khăn,… NHNo&PTNT cần có chiến lược phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích trên cơ sở liên kết và liên minh nâng cao sức cạnh tranh. Đây là xu hướng tích cực và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần xây dựng chiến lược cạnh tranh trong việc huy động vốn, nhằm năng động trong công tác huy động và hiệu quả.
+ Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Đây là công việc quan trọng, phải thường xuyên so sánh: sản phẩm, lãi suất, các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng của một số ngân hàng lớn.
+ Phải tạo ra sự khác biệt của ngân hàng,tạo ra các sản phẩm khác biệt hấp dẫn khách hàng trong và ngoài nước.Nó không những có tác dụng duy trì củng cố khách hàng truyền thống của ngân hàng mà còn mở rộng thu hút khách hàng mới - yếu tố quyết định trong sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại hiện nay.
KẾT LUẬN
Nếu hình dung nền kinh tế như một cơ thể sống thì Ngân hàng sẽ là những huyết mạch và vốn cần cho nền kinh tế như máu cần cho cơ thể. Vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp phát triển kinh tế, mà hệ thống ngân hàng là tổ chức trung chuyển vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy công tác quản lý nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng, việc quản lý nguồn vốn của ngân hàng mà hiệu quả là điều kiện để tiến hành các hoạt động cho vay và phát triển các dịch vụ của ngân hàng, tạo được lòng tin với khách hàng. Tuy nhiên công tác quản lý nguồn vốn cần phải đi cùng với công tác quản lý hoạt động cho vay, có như vậy mới đảm bảo hoạt động chính, chủ yếu của ngân hàng là huy động và cho vay vốn, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển, thu được lợi nhuận cao.
Qua phân tích về thực trạng công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội em có nhận xét là : Đây là một chi nhánh có uy tín, hoạt động của chi nhánh đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế tại địa bàn quận Thanh Xuân và thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua. Về cơ bản chi nhánh Nam Hà Nội đã quan tâm chú ý tới công tác quản lý nguồn vốn, tuy nhiên trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngân hàng cũng như những đòi hỏi mới trong hoạt động của mình, chi nhánh cần tiếp phát huy những lợi thế đã có, đồng thời có những đổi mới nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý nguồn vốn.
Dù rất cố gắng để hoàn thành chuyên đề dựa trên những kiến thức được học tại trường, cũng như những kiến thức thực tế trong thời gian đi thực tập, nhưng chuyên đề của em chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong các thầy cô thông cảm và giúp tôi hoàn thiện chuyên đề hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo.