ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CHI NHÁNH NAM HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội - ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn (Trang 62 - 64)

I Nguồn vốn huy động tại ĐP 4,438,600 5,100,000 661,400 15%

1.ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CHI NHÁNH NAM HÀ NỘ

1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI NAM HÀ NỘI

Theo định hướng phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam là:

Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của AGRIBANK là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế.

AGRIBANK kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hoá.

Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững.

Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và tập trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành tập đoàn tài chính; Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009; Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực,

đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp.

Phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%/năm, tổng dư nợ từ 20-25 %/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45 % tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép; nợ quá hạn dưới 1 % tổng dư nợ; lợi nhuận tối thiểu tăng 10%.

Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hàng.

Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, xây dựng thành tập đoàn tài chính và thực hiện tốt cổ phần hoá theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng và hoàn thiện các Đề án: Đề án tái cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Đề án cổ phần hoá NHNo&PTNT Việt Nam vào năm 2009.

Xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp quản lý tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ.

Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững.

Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính và maketting (goi tắt là chiến lược 4M); Cụ thể hoá chiến lược đến 2010 và từng năm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010; Xây dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu bằng

nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế.

Chi nhánh Nam Hà Nội đã xác định chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 5 năm đầu tiên (2001- 2005) là: Nguồn vốn – tín dụng - dịch vụ; chiến lược kinh doanh 5 năm tiếp theo là: Nguồn vốn – dịch vụ - tín dụng.

Mục tiêu năm 2008 của chi nhánh như sau:

Phấn đấu tổng nguồn vốn huy động được đến ngày 31/12/2008 là 9.300 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 16%.

Trong đó tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm khoảng 30%/ tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. Chi nhánh phấn đấu từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả.

Đảm bảo thường xuyên khả năng thanh toán, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng, nâng cao uy tín của chi nhánh cũng như của hệ thống ngân hàng nông nghiệp qua phong cách phục vụ khách hàng.

Mở rộng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng qua đó thu hút một lượng vốn với chi phí thấp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội - ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn (Trang 62 - 64)