Quản lý kỳ hạn:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội - ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn (Trang 54 - 55)

I Nguồn vốn huy động tại ĐP 4,438,600 5,100,000 661,400 15%

2.2.3Quản lý kỳ hạn:

Cơ sở của các khoản cho vay là các khoản nợ, chính vì vậy mà kỳ hạn của các nguồn vốn và kỳ hạn của các khoản vay có mối liên hệ chặt chẽ. Thông thường các nhà quản lý cho vay theo nguyên tắc, các nguồn có kỳ hạn ngắn cho vay với kỳ hạn ngắn, các nguồn có kỳ hạn dài được dùng đối với các khoản vay dài hạn. Nhưng không phải lúc nào các nguồn huy động và khoản vay cũng tương ứng về mặt kỳ hạn, thường xuyên xảy ra tình trạng nhu cầu về vốn trung và dài hạn là rất lớn trong khi vốn huy động được chỉ trong ngắn hạn. Ngân hàng cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn dẫn đến tình trạng mất cân đối kỳ hạn, gây ra rủi ro kỳ hạn cho ngân hàng. Ngân hàng nhà nước đã quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay dài hạn đối với các ngân hàng thương mại là 40%, đối với các tổ chức tín dụng khác là 30%, ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỷ lệ này là 30%.

Thực tế tại chi nhánh Nam Hà Nội, việc quản lý kỳ hạn của nguồn vốn chưa được quan tâm, hoạt động cho vay của chi nhánh hầu hết vẫn dựa theo nguyên tắc nguồn ngắn hạn cho vay ngắn hạn, nguồn dài hạn cho vay dài hạn. Do vậy một lượng vốn ngắn hạn chưa được sử dụng, trong khi nhu cầu về vốn trung và dài hạn lại cao. Điều đó gây ứ đọng vốn ngắn hạn, làm giảm lợi nhuận của chi nhánh. Điều đó đòi hỏi trình độ quản lý cao bởi nếu dùng

nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ xuất hiện rủi ro thanh khoản, các nhà lãnh đạo phải lựa chọn giữa lợi nhuận và sự an toàn thanh khoản.

Việc quản lý kỳ hạn tại Chi nhánh Nam Hà Nội hầu như gắn liền với quản lý lãi suất chi trả. Tuy nhiên Chi nhánh luôn thực hiện các biện pháp nhằm tăng tính ổn định của nguồn tiền như: cố gắng huy động tiền gửi để giảm tiền vay, luôn quan tâm tới khách hàng gửi tiền lớn, huy động từ nhiều nguồn khác nhau, công tác quản lý nguồn vốn và công tác quản lý tín dụng được tiến hành song song.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội - ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn (Trang 54 - 55)