Không gian lịch sử.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG LỊCH SỬTRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY TƯỞNG (Trang 88 - 90)

Việc tái tạo lại không gian lịch sửđòi hỏi nhà văn phải có vốn liếng giàu có về truyền thống, văn hóa, địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục của thời đại lịch sửđã qua. Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Huy Tưởng, Chu Thiên, Hà Ân...là những tác giả đã rất thành công trong việc dùng vốn kiến thức uyên thâm, phong phú của mình tạo được không khí thời đại cho tiểu thuyết lịch sử.

Trong cảnh Đêm hội Long Trì, không gian lịch sửđược cảm nhận qua bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam thời Lê Cảnh Hưng mà Nguyễn Huy Tưởng đã tái tạo một cách chân thực và sinh động. Đằng sau cái vẻ nhàn tản, mơ mộng có vẻ như thái bình thịnh trị

của xã hội thời Trịnh Sâm là cả những giông tố, rối ren, thối nát, suy tàn và sựăn chơi xa xỉ... nhà Lê thì bạc nhược, chúa Trịnh Sâm thì bị Đặng Thị Huệ thao túng. Thấp thoáng sau cái bóng của những nhân vật đã từng được ghi trong sử sách nhưĐặng Thị Huệ, Đặng Mậu Lân, là cảnh triều chính mục ruỗng, tranh giành quyền lực, sát hại trung thần, dung túng cho cái ác hoành hành, ức hiếp nhân dân, mọi kỷ cương phép tắc bị đảo lộn. Theo lời của Bảo Kim và Lưu Sĩ Trực, “Chán vạn người công thần chỉ vì một tội nhỏ mà chết, vua chúa có luận công bao giờ”, còn quan lại “bênh dân thì ít, hại dân thì nhiều”. Bối cảnh đó còn được tô đậm qua những cảnh Đặng Lân chém giết người một cách “vô tư” và ngang nhiên làm

điều xằng bậy, quây màn ức hiếp con gái nhà lành ngay trên đường phố. Đặng Lân xuất hiện nơi nào là nơi đó có loạn lạc, rụng rời, khiếp sợ hơn cả chạy giặc ngoại xâm.

“Tưởng như có một trận cuồng phong thổi trong đám hội, người chạy như ong: tiếng kêu, tiếng thét, tiếng gọi nhau liên tiếp... một thiếu phụđầu tóc rũ rượi chạy vào hổn hển:

- Ai cứu tôi với. Cậu trời...” [102,tr44].

Hay: Khi thấy cửa phủĐặng Lân mở rộng và cờ quạt ở trong ra, mấy người hàng phố

kêu lên ba tiếng thất thanh: - Cậu trời đấy!

Tức thì người ta chạy tán loạn, nhất là những đàn bà con gái. Tiếng kêu trời kêu đất, xen lẫn với những tiếng đóng cửa ầm ầm”.

Không gian lịch sử của Đêm hội Long Trìđã hiện dần qua từng chi tiết như vậy. Trong An Tư, không khí loạn của những ngày binh lửa chiến tranh và không khí hừng hực, sục sôi âm vang của những ngày hào hùng đánh giặc cũng in dấu lên mỗi số phận, lên từng sinh hoạt của quân dân nhà Trần một cách chân thực. Bức tranh đất nước trong những ngày chuẩn bị đánh giặc thật điển hình: “Người khuân vác, người luyện tập, tiếng đóng thuyền xen lẫn với tiếng rèn binh khí... Vạn Kiếp tấp nập trong một bầu không khí tưng bừng sửa soạn. Binh khí chất đống lên trong các kho, lương thảo quyên được của dân gian tải về như mắc cửi...” [102. tr273]. Tái hiện lại bức tranh trong quá khứ, nhà văn còn gợi

được cả không khí căng thẳng phập phồng những lo âu, chết chóc: “Người dân đương thổn thức lo âu. Các gia đình chỉ còn trơ những mái tóc điểm sương tựa cửa, những khăn yếm chạy quanh, những miệng thơ gọi bố... Nhiều nhà mang trăn trở vì tin dữ đã đưa về. Biết bao người chết đang bơ vơ bên mộ phần tiên tổ! Người còn sống ngẩn ngơ trước bàn thờ

lạnh giá...” [102.tr.269].

Diện mạo thời đại cũng được nhà văn tập trung miêu tả qua không gian văn hóa lịch sử. Bằng vốn kiến thức sâu rộng, Nguyễn Huy Tưởng đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết tỉ mỉ, sống động về lễ hội Long Trì ở Thăng Long thời Trịnh Sâm. Nhà văn đã vẽ

lại một cách cụ thể lai lịch, ý nghĩa của đêm hội cho đến trang phục, quang cảnh, cách bài trí, tục lệ... Trong những đoạn viết về đêm hội Long Trì, Nguyễn Huy Tưởng thực sự là người am tường và rất công phu nghiên cứu địa chí Thăng Long thế kỷ XVIII để có được sự

chính xác trong việc miêu tả hồ Long Trì với những hàng phù dung, dương liễu treo muôn thứđèn lồng bằng gấm vóc, phủ cung phi đầy hương sắc các loại hoa thoang thoảng đưa vào trong gió mát... Tái hiện lại bức tranh trong quá khứ, nhà văn còn gợi được cái không khí

khi tưng bừng náo nhiệt, khi thi vị du dương của những cảnh, những tình, với những tài tử

giai nhân “ngựa xe như nước áo quần như nem” trong đêm hội.

Sự chính xác, tỉ mỉ về việc sử liệu được kết hợp với trí tưởng tượng phóng khoáng, bay bổng tạo nên những trang viết uyển chuyển, tài hoa giàu sức hấp dẫn đã hoàn toàn thủ

tiêu ở người đọc cảm giác đan xen những mẫu vật hóa thạch trong viện bảo tàng hay đang

đọc ký sự lịch sử. Tác giả tỏ ra khá linh hoạt khi xử lý chất liệu lịch sử. Cảm quan văn hóa phương Đông cũng là một lợi thế giúp nhà văn nhạy cảm khi nắm bắt những chuyển động âm thầm của bản chất lịch sửđể khái quát chính xác cái “hằng số lịch sử”. Những đoạn kể, tả, đối thoại giữa nam nữ thanh niên cách đây gần hai thế kỷ, hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra mà vẫn tự nhiên, không gây phản cảm vì được sử dụng hợp lý, đúng chỗ. Đó là phương thức “nhào nặn” lịch sử đầy tính sáng tạo của một nhà văn thông minh tài hoa, giàu bản lĩnh. Nhờđó mà cái đã quen bỗng trở nên mới lạ hấp dẫn.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG LỊCH SỬTRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY TƯỞNG (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)