Lịch sử chống ngoại xâm và những bài học về lòng yêu nước.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG LỊCH SỬTRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY TƯỞNG (Trang 45 - 80)

Trong lịch sử giữ nước thời phong kiến, triều đại nhà Trần đã ghi nhiều chiến công hiển hách nhất. Ba lần chiến thắng đại quân Mông Cổ, một lực lượng quân sự hùng mạnh nhất cả châu Âu và châu Á thời bấy giờ, là những mốc son chói lọi chứng tỏ tài trí của con người Đại Việt. Đây cũng là triều đại tập trung nhiều bậc hiền tài, nhân sĩ nhất trong lịch sử

dân tộc. Trong cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã từng ấp ủ mơ ước được viết bộ tiểu thuyết về đề tài mà ông tâm huyết nhất về lịch sử “họ nhà Trần” Từ khi chưa

cầm bút sáng tác, Nguyễn Huy Tưởng đã bộc bạch mơước ấy trong những dòng nhật ký của mình: “Tôi tưởng đến Trần Hưng Đạo, cái tên thần thánh đã quyến rũ tôi từ mười mấy năm giời. Tôi còn nhớ khi tôi còn bé chưa biết quốc ngữ là gì, cứ nằng nặc đòi anh tôi đi mượn sách Trần Hưng Đạo Đại Vương vềđọc... Tôi nức nở nghe chuyện Trần Bình Trọng tử tiết, và ngẩn ngơ hỏi anh tôi rằng sau này ông có sống lại không? Truyện Trần Quốc Toản làm cho tôi thét lên vì cảm phục. Dẫu sao, lúc trẻ thơ, tôi đã có những phút cảm động thật say sưa và chân thật” (Nht ký năm 1938). Quãng thời gian “Mười mấy năm” về trước mà ông ghi trong nhật ký là cậu trò nhỏ đang theo học ở vùng quê ngoại Đáp Cầu. Duyên nợ với lịch sử nhà Trần trở thành duyên nghiệp văn chương, và là mối quan tâm sâu sắc nhất của nhà văn: “Tôi vẩn vơ nghĩ đến quyển anh hùng ca mà tôi định đem hết tâm trí của tôi mà cống hiến quốc gia tôi. Quyển ấy là quyển Thái Bình diên yến. Trong đó, tôi kể chuyện bậc

đại anh hùng nước ta là ông Hưng Đạo, là cái gương nghị lực, kiên nhẫn, ái quốc, trung quân, là biểu hiện của cả tinh thần dân tộc.” (Nhật ký ngày 12-10-1933) [106,16].

Không kể những trang nhật ký từ tuổi mười tám, đôi mươi,bài tiểu luận Hội nghị Diên Hồngđăng trên tạp chí Tri Tân năm 1941 là bài viết đầu tiên của Nguyễn Huy Tưởng vềđời Trần. Một năm sau ông sáng tác bài thơ về nhân vật lịch sử Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lão. Cũng trong khoảng thời gian này, một truyện về người anh hùng Trần Quốc Toản do nhà văn sáng tác trong quá trình hoạt động hướng đạo ở Hải Phòng ra mắt bạn đọc. Năm 1943, Nguyễn Huy Tưởng gia nhập tổ chức Văn hóa cứu quốc bí mật của Đảng.Do thôi thúc của thời đại và định hướng của đoàn thể là cần có những tác phẩm yêu nước, niềm say mê lịch sử giữ nước thời Đông A trong Nguyễn Huy Tưởng đã được thổi bùng lên thành cảm hứng sáng tạo. Nguyễn Huy Tưởng chọn đề tài về cuộc kháng chiến lần thứ hai của dân tộc

Đại Việt chống Nguyên Mông, trong đó nổi bật vai trò của một nhân vật ít được sử sách nhắc tới – đó là An Tư công chúa để sáng tác tiểu thuyết An Tư. Tiểu thuyết lịch sửAn Tư

kể về mối tình tan vỡ của nàng công chúa nhà Trần với chàng dũng sĩ Chiêu Thành vương trên cái nền chính là cuộc kháng chiến hào hùng oanh liệt của nhân dân Đại Việt trong lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên Mông. Trước thế giặc ào ạt như “trúc chẻ, ngói tan”, vua tôi nhà Trần từ già đến trẻ, từ người trên đến kẻ dưới thống nhất một lòng theo lá cờ Sát Thát, làm nên chiến công hiển hách mùa hè năm 1258. Cảm hứng đối với lịch sử thời nhà Trần còn trởđi trở lại trong những năm sáng tác sau này của nhà văn. Mối quan tâm của nhà văn tới những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử triều đại nhà Trần trở thành niềm say mê sâu

sắc, mãnh liệt. sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Huy Tưởng lên chiến khu, phục vụ công tác kháng chiến. Giữa những tác phẩm kịp thời phục vụ cho việc chiến đấu, ít ai biết rằng trong tâm tưởng nhà văn vẫn dành một góc kín đáo, lặng lẽ nhưng thiêng liêng cho đề tài mà ông hằng ấp ủ, một tác phẩm lớn để tái hiện một thời kỳ lịch sử hào hùng trong quá khứ của dân tộc: “Mung lung trong đầu An Tư - Nhà họ Trần (càng ngày càng thấy rằng tiểu thuyết này là sáng tác chính của ta)” (Nhật ký ngày 19-07-1949). Thời gian không cho phép Nguyễn Huy Tưởng thực hiện mong ước ấy, bởi những yêu cầu của thời đại là rất lớn, cần kíp hơn niềm đam mê cá nhân. Những ngày cuối đời, dường như nhà văn dồn sức để trả nốt những món nợ tinh thần cho đam mê của mình: hoàn thành cuốn tiểu thuyết lịch sử cho thiếu nhi - Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Lá cờ thêu sáu chữ vàng không chỉ là câu chuyện về

người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản, mà còn là bức tranh khá toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của quân dân nhà Trần dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng kiệt xuất Trần Hưng Đạo. Một cuốn phim sinh động tái hiện được chân dung của những anh hùng dân tộc như vua Thiệu Bảo, Hưng Đạo Vương, Chiêu Văn vương... và khung cảnh hội nghị bến Bình Than, trận Hàm Tử, cả những sinh hoạt thân mật của hoàng tộc chỉ có ở đời Trần. Lá c thêu sáu ch vàng kể lại một phần rất nhỏ về chiến thắng vĩ đại của quân dân ta chống quân Nguyên và cũng chỉ thuật lại một phần cuộc đời của Hoài Văn Hầu, Trần Quốc Toản vị anh hùng niên thiếu của dân tộc ta xưa kia.

Xưa kia, vào thời nhà Trần, khi giặc Nguyên định xâm chiếm nước ta ,vua quan nhà Trần liền mở hội nghị Bình Than để bàn kế đối phó với âm mưu của giặc. Được tin ấy, Quốc Toản đến nơi định dự họp nhưng bị quân lính và Chiêu Thành Vương ngăn cản, Quốc Toản hậm hực bóp nát quả cam của vua Nhân Tông ban cho. Về nhà Quốc Toản giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo Hoàng ân” (nghĩa là phá giặc mạnh trả ơn vua) và chiêu mộ sáu trăm dũng sĩ thiếu niên làm lễ tế cờ xuất quân đánh giặc. Sau Quốc Toản gặp Hưng Đạo Vương và tham gia trận Hàm Tử Quan, mở đường thu phục kinh đô Thăng Long, đuổi năm mươi vạn quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi.

Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Trần Quốc Toản rất đáng khâm phục .Dù chưa được dự

họp bàn việc nước nhưng Quốc Toản cũng tìm đến nơi vua quan họp để biểu lộ lòng yêu nước và chí căm thù giặc sâu sắc của mình. Cái khí tiết đẹp đẽ ấy đã thể hiện rõ trong câu nói của Quốc Toản với vua Nhân Tông: Quyết xin đánh chứ không cho giặc Nguyên mượn

thắng của toàn dân và toàn quân ta thời đó, khắc sâu vào hai chữ “Sát Thát” trên những cánh tay trai trẻứa máu căm thù.

Câu chuyện lịch sử sinh động này đã khơi gợi truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất của dân tộc ta, của thiếu nhi chúng ta từ xưa đến nay trong suốt lịch sử chống ngoại xâm từ Thánh Gióng, Lý Tự Trọng đến Kim Đồng. Bộ tác phẩm liên hoàn về “Nhà h

Trần” gồm thơ, truyện ngắn, tiểu luận, tiểu thuyết mà nhà văn để lại là minh chứng cho niềm say mê lịch sửđời Trần. Có thể nói trong đó, An Tư là tiểu thuyết lớn nhất, trình bày lý tưởng của nhà văn về sức mạnh hiệp đồng của dân tộc trong cơn phong ba kinh hoàng của lịch sử.

Không ít lần, Nguyễn Huy Tưởng đã băn khoăn về vị trí của người phụ nữ trong cách mạng: “Sao không thấy người ta nói gì đến vai trò phụ nữ?”. Sự quan tâm đến số phận An Tư chẳng phải là điều ngẫu nhiên, bởi trong sử sách, người phụ nữ hầu như ít khi được nhắc tới. Nhà văn dường như nhận rõ những bất công ấy cả ở sử học và văn học qua nhiều đời. Từ thời phong kiến, người phụ nữ, ngay cả những bậc quyền quý như An Tư công chúa ,Quỳnh Hoa quận chúa cũng chỉ là vật đổi trao, món hàng chính trị trong tay bậc huynh phụ. Quỳnh Hoa, An Tư chỉ là hai mẫu hàng nhỏ của một lịch sử lớn lao; những Lý Chiêu Hoàng, Trần Huyền Trân cũng chỉ là những con bài chính trị. Cuộc đời, thân phận của họ đầy những xót xa cay đắng, oan khiên. Thân phận những người phụ nữ trong lịch sử Á

Đông có mấy khi vinh hiển, có công hay tội rút cụt cũng chỉ mang tiếng “Cái sắc khuynh thành, hại vua hại nước”. Nguyễn Huy Tưởng đặc biệt dành sự quan tâm ưu ái cho số phận của những người phụ nữ ấy. trong tác phẩm của ông, họ là những thiếu nữ có sắc có tài, giàu lòng ái quốc nhưng số phận lại bi thảm, đầy nước mắt. An Tư, Quỳnh Hoa tuy không bị giày vò về nổi khổ cơm áo nhưng vẫn bị ràng buộc bởi luân lý lễ giáo phong kiến. Họ là nô lệ của những” tam tòng, tứ đức” khắc nghiệt, là vật hy sinh cho thế lực phong kiến (và

đôi khi may mắn hơn là sự hy sinh đôi khi cũng đạt được mục đích cao cả là vì quốc gia đại sự). Cùng là cách nhìn về vai trò của người phụ nữ trong chính trường, nếu như Đêm hội Long Trìđưa ra khía cạnh tiêu cực của nữ sắc thì An Tư lại là cách nhìn tích cực về vai trò nữ sắc có thể xoay chuyển cục diện chiến tranh, mang nội lực cao thâm, hữu hiệu hơn ngàn binh đao.

Em gái út của Thượng hoàng Trần Thánh Tông là An Tư - cô ruột của vua Nhân Tông (Thiệu Bảo). Tháng hai năm Ất Dậu (1285), triều đình dâng nàng cho thái tử Thoát Hoan

làm kế hưu chiến, mong Thoát Hoan đắm vào vòng tửu sắc, để quân nhà Trần có thời gian chuẩn bị phản công. Sự kiện này chỉ được ghi vắn tắt trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Khiển nhân tống An Tư công chúa, vu Thoát Hoan dục thư quốc nạn dã” (cho người đưa công chúa An Tưđến chỗ Thoát Hoan để làm thuyên giảm nạn nước). Mười lăm chữấy đã gợi ra nguồn cảm hứng cho tác giả, để viết nên pho tiểu thuyết lịch sử bề thế, có khuynh hướng sử

thi hoành tráng, có chiều sâu nhân văn. Nhân vật An Tư trong lịch sử không mấy người biết

đến, vai trò của nàng lu mờ trước những trí lược của Hưng Đạo Vương, tài đảm của Chiêu Minh vương, Chiêu Văn vương, dũng khí của Hoài Văn Hầu, Bảo Nghĩa vương,... bao đấng anh hùng tài ba xuất chúng với những hành động khẩu khí oai hùng trước quân giặc mà lịch sử hết lời ngợi ca. Người ta mãi lưu tâm đến những chiến công hiển hách mà ít khi nói đến những trường đoạn bi thương của lịch sử. Vì thế, việc An Tư hy sinh bản thân làm kế mỹ

nhân trong khi vận nước như chỉ mành treo chuông, âu cũng là điều lịch sử cố tình né tránh. Có thể vì thế mà cuộc sống của nàng ở trong trại giặc ra sao, nàng đã dùng mưu kế làm lung lạc ý chí của Thoát Hoan như thế nào, lịch sử cũng chẳng buồn đoái hoài. Ký ức lịch sửđôi khi tàn phũ, không chút ngậm ngùi, không dành cho thân phận những người phụ nữ “bán

mình vì tổ quốc” một giọt nước mắt cảm thông đích thực. Nguyễn Huy Tưởng xé lại vết thương hướng về những ngậm ngùi ấy, trang trải cho lịch sử món nợ tinh thần với An Tư,

đồng thời bổ sung vào niềm tự hào về các chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương, Vân Đồn, Vạn Kiếp những nỗi xót xa về thân phận con người. tiểu thuyết lịch sử An Tư là tấm huân chương hai mặt, một mặt vẫn có không khí hào hùng của các chiến công hiển hách, vẫn là hào khí Đông A bất ngờ nhưng mặt khác còn có cả những đau thương, mất mát không gì bù

đắp nổi của những thân phận cá nhân trong dòng thác lũ lịch sử. Nguyễn Huy Tưởng bên cạnh việc thể hiện chất sử thi hoành tráng của một thời đại, còn lưu tâm đến đời sống tinh thần của một con người bé nhỏ trong số đông. Nhà văn đã dùng trí tưởng tượng và cảm hứng nhân văn để dựng lại đời sống của An Tư trong trại giặc, với những giằng xé nội tâm giữa nợ nước và tình nhà, giữa những tủi hổ vì bị giày vò thể xác và mặc cảm trước mối tình

đầu trong sáng với chàng dũng sĩ si tình, chung thủy. Những đau đớn của An Tư cho thấy sự

thấu hiểu sâu sắc về tình người, tình đời ở một nhà văn còn trẻở cả về tuổi đời và tuổi nghề. Tiểu thuyết An Tư còn là cái nhìn mới,là sự trăn trở về lịch sử hôm qua và hôm nay. Chiến hay hoà đó là vấn đề lựa chọn con đường yêu nước của ông cha ta trong suốt trường kỳ lịch sử ? Nổi nhục quốc thể không thể không rửa, nhưng khi chứng kiến sức giặc bạo tàn,

vua Thiệu Bảo, ông vua nhân từ đã do dự trước chiến tranh. “Vua Thiệu Bảo biết chiến tranh tai hại, khốc liệt, không lợi gì cho kẻ dự chiến. Bên thắng cũng như bên bại, và ông vua giỏi không phải là một người cùng binh độc vũ, tìm những thủđoạn oanh liệt trên chiến

địa, mà là người biết mưu hạnh phúc cho dân.” [102, 241]. Nghĩ đến” biết bao quỷ không

đầu đang bơ vơ bên phần mộ tiên tổ! Những người còn sống ngẩn ngơ trước bàn thờ giá lạnh, nhớđến kẻ thân yêu không bao giờ về nữa (...) Vua bỗng xúc động trong lòng và cảm thấy một niềm thương vô biên, bao trùm cả chúng sinh, cây cỏ”. [102, 249-250]. Bên cạnh

đó còn có một Hưng Đạo Vương nghĩa khí, đặt việc nước lên trên tình cảm cá nhân, chọn

đổi An Tư như một thế tận của chiến trường, sẵn sàng chém bay đầu hàng trăm quân đào ngũ để giữ nghiêm quân lệnh. Nhưng cũng chính con người có cái uy át vía hàng vạn quân Mông Cổấy, khi thoát khỏi tư thế thần thánh, vương chỉ là một con người cô đơn và hoang mang ở mỗi một quyết định, mỗi một thế cờ, ở trong cả những niềm u ẩn không thể sẻ chia với bất kì ai. Không riêng gì vua Nhân Tông, Hưng Đạo, mà ngay cả Thoát Hoan, từ cương vị người thắng đến kẻ thua đều có những nỗi xót xa riêng chung về chiến tranh, về chiến hay hòa. Trong tiềm thức những nhân vật ấy, chiến tranh chỉ là cực điểm của ngõ cụt, của tai ương, của tham vọng và của tuyệt vọng. Không chỉ đóng vai trò chia rẽ nội bộ hàng ngũ

chủ soái trong quân địch, An Tưđã cảm hóa được một vị tướng nhà Nguyên đầy tham vọng. Không ít lần vẻ đẹp trong trắng của An Tư đã thức tỉnh lương tri của tên thái tử nhà Nguyên, đã đôi lần lưỡi gươm của y đã vung lên rồi lại rơi xuống dưới chân người con gái bé nhỏ - tạo phẩm tuyệt vời của hóa công. Biết nâng niu, trân trọng cái đẹp, Thoát Hoan đã bao lần ao ước giá không phải tiếp tục cuộc chiến với dân tộc nàng, để không còn phải “uống dòng lệ mặn trên khuôn mặt An Tư”. Nhưng chiến tranh là điều không thể tránh khỏi

đối với một dân tộc quật cường nhưĐại Việt. Hưng Đạo Vương chọn con đường chủ chiến bởi cách nghĩ của ông không chỉ là vì cái nhất thời, nếu nước rơi vào tay giặc thì đâu chỉ có năm vạn quân chết oan mà sẽ có hàng vạn, hàng triệu sinh mạng nữa bị tước đoạt cái quyền

được sống như một con người. Chân lý của ông là: “Thương dân không phải thương kẻ đương thời, còn phải thương đến con cháu muôn đời sau nữa” [102, 259]. Cùng một lòng yêu nước thương dân, Nhân Tông cầu hoà, Hưng Đạo chủ chiến. Chiến tranh hay hòa bình? Cái thế lưỡng cực ấy day dứt tâm linh, dày vò bao nhiêu thế hệ, là nỗi trăn trở muôn đời của lịch sử. Đó mãi là câu hỏi không có lời đáp. Dân tộc này chỉ có cách lựa chọn tùy cơ ứng

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG LỊCH SỬTRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY TƯỞNG (Trang 45 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)