Huy Tưởng.
Trong một cuốn tiểu thuyết lịch sử, nhân vật là nơi thử thách nhà văn nhiều nhất. Nhà văn phải bồi da đắp thịt để phục sinh nhân vật từ một cái xác cứng đờ, thổi sức sống cho nó, bắt nó phục vụ tư tưởng của mình. Nhân vật thành công là nhân vật không quá xa lạ với người đọc, mà vẫn phù hợp với thời đại nhân vật sống.
Các nhà tiểu thuyết lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nhiều của Hoàng Lê nhất thống chí, từ hệ thống tư liệu cho đến cảm hứng, nhân vật. Nhiều người đã khẳng định tính chất tiểu thuyết của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chíở phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật. Mặc dù đây là một tác phẩm sử biên niên nhưng không thể phủ nhận khả năng hư
cấu, tưởng tượng (thể hiện ở những chỗ nhà văn nhấn mạnh tính cách nhân vật, ở những chi tiết, ở những lời đối thoại của nhân vật) đã tạo nên chất văn chương thực sự cho tác phẩm. Các nhân vật được cá tính hóa và đã “Có những nhân vật mang dáng dấp của hình tượng văn học như Đặng Thị Huệ”. Trong các tiểu thuyết lịch sử nước ta, nhiều nhân vật lịch sử
in đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn như Nguyễn Hữu Cầu trong Quận He khởi nghĩa, Ngô Quyền trong Tiếng sấm đêm đông, Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư trong Gươm thần Vạn Kiếp, Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ....
Trong tiểu thuyết An Tư của Nguyễn Huy Tưởng có mặt hầu hết những nhân vật quan trọng thời Trần đã được sử sách nhắc đến như Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Trần
Quang Khải, Trần Quốc Toản, An Tư...nhà văn đã cân nhắc lại dung lượng miêu tả nhằm khắc họa nổi bật tính cách và làm sáng rõ lý lịch của từng nhân vật. Chẳng hạn Trần Thông trong Việt sử thông giám cương mục khi nhắc đến những người tham gia trận Hàm Tử
Quan có nói đến Chiêu Thành Vương nhưng không ghi rõ họ tên. Trong An Tư, Chiêu Thành Vương được xây dựng thành một nhân vật đầy đặn có nguồn gốc xuất thân, có hình dáng, tính cách và có cuộc sống cá nhân phong phú. Chiêu Thành Vương thuộc dòng dõi quý tộc, có tên là Trần Thông, con của Khâm Thiên Đại vương Trần Nhật Hiệu. Và đạo quân của Trần Thông lấy tên là Tịnh Cương (tên đội quân của Trần Nhật Hiệu tuyển ở làng Tịnh Cương). Trần Thông là con người tinh thông võ nghệ, cơ thể cường tráng, là người cương quyết, thông minh, hiếu thắng, ham đánh vật, bơi lội, săn bắn... tuy còn trẻ nhưng thông minh đã là một viên tướng giỏi, tráng kiện và quả cảm. Trần Thông yêu An Tư với tất cả đam mê cuồng nhiệt của tuổi trẻ. Một tình yêu đằm thắm, bồng bột mà sôi nổi, tự do thoát hẳn ngoài luân lý của những đạo luật phong kiến hà khắc. Khi biết người yêu bị đem
đi cống nạp cho tướng giặc Thoát Hoan, chàng như cuồng dại, đau khổ tuyệt vọng, căm giận cả Thượng Hoàng, hờn ghét Quốc Công và cả công chúa,ngay cả mình chàng cũng muốn chết, chàng tìm đến cái chết. Nhưng tinh thần trọng kỷ luật cùng với sự an ủi động viên của
đoàn quân Tịnh Cương của Trần Quốc Toản đã giúp chàng thắng được những nhỏ nhen đau
đớn tinh thần, nuôi hy vọng đến mùa hè sẽ giải cứu được người yêu ... Có thể thấy nhà văn
đã sáng tạo một Chiêu Thành Vương Trần Thông với những tính cách sắc nét. Trần Thông là một danh tướng nhưng ở một góc khuất của tâm hồn chàng vẫn là con người “rất người”
với đúng nghĩa của nó. Chỉ với một cái tên trong sử liệu, Nguyễn Huy Tưởng đã tưởng tượng ra một Chiêu Thành Vương Trần Thông - một nhân vật giàu cá tính, sinh động, hấp dẫn, tiêu biểu cho một con người vừa lý tưởng vừa đời thường.
Phò mã Đặng Lân trong lịch sửđược nói đến rất ít.Sử sách chỉ ghi rằng Huệ có em trai là Đặng Mậu Lân. Lân nhờ thế chị.., ỷ thế chị làm càn. Quần áo xe kiệu của Lân đều rập theo vua chúa. Hàng ngày Lân đem theo vài chục tay chân cầm gươm, vác giáo nghênh ngang kinh thành cướp bóc, cưỡng hiếp đàn bà con gái.... Trong Đêm Hội Long Trì, Đặng Lân trở thành nhân vật chính hung ác hơn, quyền hành hơn. Hắn tiêu biểu cho những thế lực cường bạo dâm dục, vũ phu, côn đồ. Nguyễn Huy Tưởng đã bộc lộ sự căm ghét cao độ. Nhà văn đã tô đậm thêm tính cách và phóng đại nhân vật này lên rất nhiều. So với Đặng Lân
trong Hoàng Lê nhất thống chí, Đặng Lân trong Đêm hội Long Trì cường bạo hơn và dâm ác hơn.
ỞĐặng Lân, hầu nhưđã mất hẳn tính người không thể tìm thấy một chút ánh sáng của lương tri. Hắn sống hoàn toàn bằng bản năng, chà đạp lên pháp luật một cách trắng trợn. Cảnh hắn quây màn cưỡng hiếp con gái nhà lành ngay trên đường phố,cảnh hắn đem quân
đi bắt gái tơ về trong phủ thực hiện những hành vi dâm đãng thâu đêm suốt sáng, cảnh những vụ giết người rùng rợn không gớm tay:
- “Cậu trời sấn lại, chém nhát dao, lấy chân đá cái thây văng ra xa”
- “Đặng Lân rút dao ra, đâm luôn mười mấy nhát đá cái thây sang một bên” [102,
tr.148].
Đặng Lân chém giết người thản nhiên như chém cây, chém củi. Những sự chém giết
ấy không mấy ngày không diễn ra trong phủ của hắn. Con người tửu sắc dâm dật và cái máu
điên thích thú quái gở là bắt giam hàng trăm thiếu nữ vô tội để hành lạc. Sau mỗi đêm thoả
mãn thú tính là hắn lại giết người, không chỉ là một mà có lúc hai ba người... tất cả những cảnh đó đều được Nguyễn Huy Tưởng miêu tả tỉ mỉ và chi tiết với một thái độ căm giận sâu sắc. Tuy nhiên Nguyễn Huy Tưởng không phải lúc nào cũng để cho Đặng Lân mê man đi trong những hành động hiếp dâm, giết người đầy thú tính. Có những lúc Nguyễn Huy Tưởng cũng để cho hắn tỉnh dậy làm người. Nhưng chỉ là những phút giây ngắn ngủi. Sống bằng thú tính vẫn là bản chất của hắn. Với Đặng Mậu Lân, Nguyễn Huy Tưởng không bị
trói chặt vào sử liệu. Bằng cái nhìn tiểu thuyết, nhà văn làm sống lại một Đặng Mậu Lân vừa vô lại, vừa ghê tởm. Qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Huy Tưởng, Đặng Mậu Lân đã
được sáng tạo trở thành một tính cách trọn vẹn nhất của bóng tối, của tội ác và sự lộng hành. Bằng cái nhìn tiểu thuyết, các nhân vật lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đã được soi chiếu ở nhiều góc độ, từ lý lịch, diện mạo, tính cách đến tâm hồn... Tất cảđã tạo nên những hình tượng nghệ thuật giàu sức sống, giàu tính hiện thực. Có thể nói không quá lời, nhiều nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng sống động “Chân thực hơn cả
lịch sử”. Nhân vật lịch sử do ông sáng tạo khác xa với nhân vật của Phan Bội Châu trong
Trùng Quang tâm sử.
Bên cạnh những nhân vật có tên trong lịch sử, nhà văn còn chú tâm xây dựng tuyến nhân vật hư cấu: Nguyễn Mại, Bảo Kim.... ông gắn kết các nhân vật hư cấu vào cốt chuyện
một cách hợp lý, nhuần nhuyễn. Mỗi nhân vật là một dáng vóc cụ thể, tính cách rõ nét và một số phận đặc biệt.
Tóm lại: Cách xử lý lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng khá linh hoạt mà công phu. Sự đào sâu vào những tâm tư của con người, sự nhấn mạnh vào số phận của từng nhân vật, nhu cầu cắt nghĩa mọi việc theo những điều mình chiêm nghiệm, suy ngẫm đã khiến người đọc nghĩ rằng lịch sửđích thực của tác phẩm là lịch sử hư cấu. Nhưng nó là như thế. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của tiểu thuyết, không ngừng “nhận thức lại” lịch sử. Và như vậy, bức tranh lịch sử không mang giá trị tự thân mà được sáng tạo theo những ý nghĩa mới mang tính chân thực thời đại. Cái vỏ lịch sử thời Trần (An Tư), thời Lê (Đêm hội Long Trì) có những điểm tương đồng thú vị nhất với điều đang ám ảnh nhà văn từ hiện tại. Quan niệm này chính là một đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng trong quá trình hiện đại hóa văn học.