Cảm hứng lịch sử một nét phong cách đã sớm định hình trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG LỊCH SỬTRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY TƯỞNG (Trang 82 - 85)

Nguyễn Huy Tưởng.

Muốn sáng tạo nên những áng văn chương, những tác phẩm nghệ thuật,người nghệ sĩ

phải có cảm xúc, cảm hứng trong tâm hồn. Cảm hứng có vai trò vô cùng quan trọng trong sáng tạo của nghệ sĩ. Không có cảm hứng, nhà văn không thể sáng tạo được những tác phẩm có giá trị. L.Tônxtôi đã từng tâm sự với vợ rằng: “Không có xúc động thì nghề văn của chúng ta không nhích lên được”. Chính cảm hứng của người nghệ sĩ sẽ làm nên tâm cái hồn của tác phẩm. Cảm hứng càng cao, càng mãnh liệt, càng sâu sắc thì tác phẩm càng có giá trị

và người đọc càng yêu thích tác phẩm. Yếu tố cảm hứng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành chủ đề của tác phẩm: “Khi tư tưởng người viết không dứt khoát, không rõ ràng, không mãnh liệt thì không thể nào thổi bùng lên ngọn lửa chủ đề tư tưởng của tác phẩm dựđịnh viết” (Nguyễn Minh Châu )

Cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật là một tình cảm mạnh mẽ mang tính tư tưởng. Nó thể hiện phần tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Đó chính là sự ham muốn tích cực trong con

người của họ, thôi thúc họ hành động. Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là sự đam mê. Khẳng định chân lý, lý tưởng mà nhà văn theo đuổi hoặc phủđịnh những sự xấu xa tiêu cực

đối lập hoàn toàn với lý tưởng mà nhà văn ca ngợi trong cuộc sống. Nó được cụ thể hoá ở

thái độ của người nghệ sĩ, đồng tình ca ngợi nhân vật chính diện hay phê phán những hiện tượng thấp hèn phi đạo đức...

Vì thế, cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm sẽ chi phối hệ thống nghệ thuật biểu hiện cảm xúc của tác phẩm như việc lựa chọn đề tài, chủđề, kết cấu và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. Nó “chính là năng lượng tình cảm của tác phẩm được tập trung nén lại chỉ

chờ độc giảđể bùng cháy lên” [41.tr.141].

Mỗi một tác phẩm, thậm chí mỗi một thể loại văn học là một niềm say mê riêng, một niềm cảm xúc riêng của tâm hồn nhà văn phản chiếu vào trong đó. Với Nguyễn Huy Tưởng, tiểu thuyết lịch sử và kịch lịch sử cũng là những thể loại đã phản ánh những cảm hứng riêng của ông.

Trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, xã hội phong kiến Việt Nam

đang bước nhanh trên con đường suy vong dẫn đến chỗ sụp đổ, nhường chỗ cho một chếđộ

xã hội mới - chếđộ thực dân nửa phong kiến ra đời: hoàn cảnh ấy đã làm lung lạc tinh thần của người Việt Nam và đã dẫn tới “cái vạ chết lòng”. Tình trạng phi dân tộc, phản dân tộc

đã trở thành một nguy cơ, một thảm họa và để góp phần cứu vãn đời sống tinh thần của dân tộc, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kỳ này đều có khuynh hướng ngợi ca truyền thống dân tộc và đều qui tụ cảm hứng yêu nước, cảm hứng dân tộc. Tùy thuộc vào thế giới quan của tác giả, có người tập trung ở cảm hứng yêu nước, có người thì mượn lịch sửđể nêu gương cho thế hệ mai sau và nhìn chung mọi vấn đề của cuộc sống đều quy chiếu về lịch sử. Sang giai đoạn 1930-1945 văn học Việt Nam có thể chuyển dịch từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự, hướng mối quan tâm đến con người, điều đó đã tác động không nhỏ tới tiểu thuyết lịch sử. Bà chúa chè của Nguyễn Triệu Luật viết về Đặng Thị Huệ trong phủ chúa với “Những lỗi lầm, mưu mô và phản trắc, những ganh tị nhỏ nhen của hạng đàn bà không hiểu được cảnh ngộ thê thảm của chính mình” [7,tr48]. Các tác phẩm này thường tập trung thể hiện một cảm hứng chủđạo,bởi vậy hệ thống nhân vật, cốt truyện, kết cấu tác phẩm đều chịu sự chi phối của cảm hứng đó.

Tiểu thuyết An Tư của Nguyễn Huy Tưởng là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng. Ở đây có niềm tự hào về những nét truyền thống của dân tộc trong cuộc giữ nước chống giặc

ngoại xâm của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân nguyên xâm lược.Tác giả giành nhiều trang tâm huyết ca ngợi những sự kiện lịch sử lớn như Hội Nghị Diên Hồng, hay cuộc hội quân ở bến Bình Than và những trận đánh lẫy lừng nhưĐông BộĐầu, Bạch

Đằng, Chương Dương, Vạn Kiếp... tất cả đã được Nguyễn Huy Tưởng tái hiện lại với một niềm tự hào và lòng ngưỡng mộ chân thành: “Những chiếc thuyền cảm tử lao cả vào thuyền giặc, lửa bốc lên ngùn ngụt và một vài tráng sĩ nhảy tót lên thuyền mới cháy, vung kiếm sáng đánh quân thù, nhưng ngọn giáo lao trúng ngực, chàng ngã lăn xuống nước. Bốn chiếc thuyền dẫn hỏa sau đi tới, chỉ trong nháy mắt, hàng thuyền đầu của giặc cháy bùng lên, cả khúc sông cũng đỏ rực và lửa cháy tung hoành trên mặt sông. Trong bão đạn âm vang tiếng hô “Sát Thát” [102, tr 429]. Cùng với sự kiện này, thu hút bút lực, tài hoa tâm huyết của nhà văn hơn cả mối tình của nàng công chúa An Tư với Chiêu Thành Vương Trần Thông, đặc biệt là số phận của nàng công chúa nhà Trần trong những giây phút nghiệt ngã của lịch sử dân tộc. Trước những lẽ đời, lẽ người Nguyễn Huy Tưởng đã tìm thấy trong đó sự lựa chọn đớn đau giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc chung, giữa vận mệnh sống còn của dân tộc với số phận của cá nhân con người, với những ngổn ngang, vò xé, khóc cười... Tất cảđều đặt lên đôi vai bé nhỏ của người con gái nhà Trần. Sau cái bi tráng hào hùng lẫm liệt của chiến thắng, của tự hào là cả một bi kịch của cá nhân con người, bi kịch của lịch sử.

Viết An Tư, Nguyễn Huy Tưởng bị ảnh hưởng sâu sắc cảm hứng lịch sử dân tộc song cảm hứng này luôn đan cài và có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn với cảm hứng nhận thức, chiêm nghiệm lịch sử từđiểm nhìn hiện tại. Xuất phát từ cảm hứng thế sự kết hợp với cảm hứng lịch sử dân tộc, tác giảđã đề cập đến vấn đề không phải riêng một thời đại nào mà có ý nghĩa chung cho mọi thời đại: Số phận của cá nhân con người trong những biến động dữ

dội của lịch sử, để từđó lý giải những hiện tượng phức tạp của lịch sử, đặt ra nhiều câu hỏi

để mọi người cùng suy nghĩ, nhận thức, đánh giá và kiến giải về lịch sử, về thời đại.

Trước An Tư, Nguyễn Huy Tưởng viết tiểu thuyết Đêm hội Long Trì. Đây là một tác phẩm mang nguồn cảm hứng thế sự rõ nét nhất. Những éo le, rắc rối, nhố nhăng, phi lý và phức tạp trong cuộc đời với những khổ đau, điêu đứng của con người do những thế lực đen tối được tiếp tay dung túng từ những người cầm quyền trong xã hội thời vua Lê, chúa Trịnh. Thế kỷ XVIII đã trở thành nguồn cảm hứng mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc cho nhà văn tài hoa Nguyễn Huy Tưởng. Thông qua mối tình giữa Quỳnh Hoa và Bảo Kim, Trịnh Sâm và

mà vô cùng sinh động về một xã hội với những lọc lừa, xảo trá, mưu mô và phản trắc bất công, những tội ác và sự lộng hành... tất cảđã làm đảo lộn những kỷ cương phép tắc trật tự

trong xã hội. Xuất phát từ cảm hứng thế sự nhà văn đã giúp người đọc nhận thức, lý giải về

nguyên nhân sâu xa của những bất ổn trong xã hội. Nếu không có sự tiếp tay dung túng bao che của những kẻ cầm quyền và những kẻđứng sau đó thì không thể có một Đặng Lân “Cậu Trời” ngang nhiên quây màn giữa đường phố bắt con gái nhà lành hãm hiếp, ngang nhiên giết người, ngang nhiên tung hoành trong xã hội như vậy. Phải chăng đó cũng là câu hỏi nhức nhói mà Nguyễn Huy Tưởng đã đặt ra cho chính thời đại mà chúng ta đang sống?

Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện sức mạnh của tiểu thuyết hiện đại: “luôn nhận thức lại”, đánh giá và kiến giải lại đời sống. Đó chính là thành công và đóng góp quan trọng nhất của Nguyễn Huy Tưởng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG LỊCH SỬTRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY TƯỞNG (Trang 82 - 85)