Cuộc đấu tranh giữa Chính Tà, bài toán muôn đời của lịch sử.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG LỊCH SỬTRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY TƯỞNG (Trang 41 - 45)

Đêm hội Long Trì là tiểu thuyết đầu tiên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm hình thành từ năm 1942 và được in thành sách năm 1944, trước đó được đăng trên Tri tân

(từ 24-11-1942 đến 12-08-1943). Tuy nhiên, những trăn trở của tác giả về tác phẩm này còn kéo dài đến những năm sau này (1945), điều đó còn được ghi lại trong nhật ký của nhà văn. Không bao giờ tự hài lòng với mình, luôn cầu tiến, vươn tới sự hoàn thiện, đó chính là cá tính của Nguyễn Huy Tưởng.

Trước thế kỷ XX có bộ tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê thống nhất chí của Ngô gia văn phái đã phản ánh bộ mặt phong kiến thời Lê - Trịnh, ngoài ra còn có Việt Lam xuân thu của Lê Hoan. Đến đầu thế kỷ XX, có rất nhiều nhà tiểu thuyết lịch sử đã dựa trên những tác phẩm ấy để viết lên những pho tiểu thuyết mới. Ngô gia văn phái trình bày bộ

mặt lịch sử từ năm Trịnh Sâm lên ngôi (1768) kéo dài tới 30 năm với nhiều biến cố: lúc cuối

đời của Trịnh Sâm nội bộ tập đoàn Lê - Trịnh lục đục, chúa chết, loạn kiêu binh, Tây Sơn kéo quân ra Bắc và họ Trịnh mất nghiệp chúa. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và đại phá hai mươi vạn quân Thanh. Nhà Tây Sơn lại sụp đổ, Gia Long lên ngôi (1802). Thời kỳ lịch sử

này được sử sách miêu tả một cách có hệ thống và toàn diện cái xã hội nhiễu nhương của thời phong kiến suy tàn. Sự thật xã hội Việt Nam thời Lê Cảnh Hưng là một xã hội vô cùng rối ren và thối nát, vua chẳng ra vua, chúa chẳng ra chúa. Với hình thức tiểu thuyết chương hồi, tác phẩm còn in dấu ấn của thời văn sử bất phân, yếu tố tiểu thuyết ít hơn yếu tố lịch sử.

Đặc biệt chất liệu lịch sử trong đó mang tính thời sự bởi bản thân nhà văn là nhân chứng của thời đại được phản ánh. Cục diện lịch sửđược trình bày dưới dạng chất liệu sống, khá khách quan, chưa chịu sự bình giá của người đời. Nhưng tác phẩm của Ngô gia văn phái đã khéo léo lồng vào những sự kiện và nhân vật cái nhìn bình xét rất tinh tế khiến độc giả thấy được tác phẩm rất chân thực và sống động. Ví như chi tiết Trịnh Tông lên ngôi sau vụ nổi loạn của kiêu binh ở phủ Chúa, một trong những trường đoạn hay nhất của tiểu thuyết, chân dung nhân vật hiện ra rất sinh động mang tính chất châm biếm thật thâm thúy . Những người đi sau như Phan Trần Chúc, Lan Khai v.v... thường dựa vào Hoàng Lê thống nhất chí để

dựng nên tác phẩm của mình (Bà Chúa Chè, Tĩnh Đô Vương, Chúa Trịnh Khải...). Các nhà văn này sáng tác theo lối phóng tác từ nguyên mẫu tác phẩm, hoặc xoáy sâu vào chuyện tình của Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ, hoặc tập trung khắc họa cuộc đời của Đặng Thị Huệ, từ khi là cô thôn nữ làng Chè trở thành Tuyên phi sủng ái bậc nhất của chúa Trịnh, đến khi thất thế sau loạn kiêu bình, thản nhiên đón nhận sự trừng phạt từ phe đối địch, coi như hoàn

thành trò chơi với số phận. Các tác giảđôi khi tò mò, đi quá sâu vào những chuyện đời tư

trong phủ chúa như lễ thí nhi của Trịnh Tông, bệnh cổ của Trịnh Cán, vụ đánh ghen của Dương Thị Ngọc Hoan với Đặng Thị Huệ v.v... trong khi đó lại không mấy quan tâm đến những vấn đề lớn lao hơn của lịch sử: mâu thuẫn xã hội đang bị đẩy đến cao trào.

Trong tác phẩm của mình , Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tạo ra một bầu không khí lịch sử riêng. Dựa trên những sự kiện lịch sử có thật, đã được lưu lại trong văn chương và sử

sách thời phong kiến, Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tạo ra một không gian lịch sử riêng với những số phận, những tính cách, những xung đột chứa đựng những tư tưởng sâu xa của

đương đại. Đêm hội Long Trì là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về thời Trịnh Sâm. Truyện phản ánh sự thối nát, hủ bại trong phủ chúa, khởi phát từ niềm đam mê mù quáng của Trịnh Sâm với Đặng Thị Huệ, dẫn đến sự lộng hành, bạo ngược của Đặng Lân - em trai thị. Tác giả tố cáo những tội ác chất chồng của tên quốc cữu với biệt danh “Cậu Trời”, sự xảo quyệt của người đẹp xứ Bắc Ninh đã làm khuynh đảo cả gia pháp tôn nghiêm nơi phủ chúa cũng như trật tự xã hội. Đối lập với sự dâm ác, bạo ngược, hèn hạ của bè lũ Đặng Lân là những con người tượng trưng cho cái đẹp cao khiết (quận chúa Quỳnh Hoa), tài hoa và nghĩa khí (Bảo Kim, Nguyễn Mại...). Bên cạnh sựđối lập này là sự mâu thuẫn của chính lòng dân với những bất công mà phủ chúa gây ra. Đặng Lân ỷ thế chị, hoành hành ngang ngược, đòi cưới Quỳnh Hoa, phá tan mối tình thơ mộng của nàng với Bảo Kim, đồng thời đày đọa người thiếu nữấy đến nước yểu mệnh. Không những thế, y còn ngang nhiên làm những trò đồi bại và tàn ác ngay giữa phố phường, làm điên đảo cuộc sống của bao gia đình lương thiện trong kinh thành. Lân chính là bộ mặt dục vọng ghê tởm nhất của tầng lớp thống trị trong xã hội

ấy, núp dưới bóng quyền lực. Sự ngang ngược hống hách của y dường như hàm chứa tất cả

những điều ác của các tên bạo chúa khét tiếng trong lịch sử, nó ngang nhiên diễn ra vì không một thế lực nào dám cản trở. Bao sinh mạng, phẩm giá của những con người vô tội không có ý nghĩa gì trước một giọt lệ, một cái chau mày của Tuyên phi. Tĩnh Đô Vương không còn là người cầm cân nảy mực sáng suốt trong triều đại ấy nữa, khi quyền lực bị che mắt thì công lý còn đâu? Nhân dân tưởng nhưđã tuyệt vọng trước chị em người đàn bà xảo quyệt xứ Bắc Ninh. Nhưng đại nghĩa cuối cùng đã chiến thắng, Nguyễn Mại với lưỡi gươm công lý đã thay mặt dân chém bay đầu Đặng Lân, đòi lại sự công bằng cho những kiếp người khốn khổ. Chấp nhận hy sinh bản thân, chàng quyết tâm diệt trừ kẻ bạo ngược. Chàng chính là hiện thân của ước vọng công lý cho nhân dân của nhà văn. Mối tình của Quỳnh

Hoa - Bảo Kim, vai trò của Nguyễn Mại hoàn toàn là sự sáng tạo của riêng tác giả Nguyễn Huy Tưởng bên cạnh những tình tiết lịch sử có thật như: những đêm hội Long Trì (có ghi lại trong Vũ trung tùy bút), chúa Tĩnh Đô gả con gái cho Đặng Lân, sự say mê mù quáng của Trịnh Sâm với Thị Huệ, sự tàn ác của Đặng Lân, thậm chí cả chi tiết Đặng Lân giết Khê trung hầu và Lương Ngự sử là sự phát triển đoạn Đặng Mậu Lân giết Sử Trung, viên quan theo hầu Ngọc Lan công chúa trong Hoàng Lê thng nht chí.

Nguyễn Huy Tưởng chọn cho mình đề tài không lớn nhưng tư tưởng chủ đề của tác phẩm thì vượt qua đề tài nó phản ánh. Xung đột giữa hai tuyến nhân vật (Đặng Thị Huệ,

Đặng Lân với Quỳnh Hoa, Nguyễn Mại, Bảo Kim và dân Thăng Long) thực chất là cuộc tranh đấu giữa Thiện - Ác, Chính - Tà, dục vọng - lương tri, lý tưởng, lòng nghĩa hiệp với cường quyền bạo ngược. Đặc biệt, nhân vật Trịnh Sâm - nguồn gốc của tất cả những bi kịch

được nhà văn xây dựng rất sinh động, là nhân vật thể hiện rõ nhất những mâu thuẫn, giằng xé trong nội tâm, là con người lưỡng hóa. Trịnh Sâm không rõ rệt ở phía nào trong cuộc chiến tranh trên, có lúc là vị vua sáng, có lúc lại u mê. Nguyễn Mại là nhân vật không có thật trong lịch sử nhưng dưới ngòi bút sáng tạo của nhà văn, nhân vật đại diện cho mơ ước về công lý của nhân dân này trở nên chân thực, có sức sống đến mức độc giả cảm thấy đây

đích thực là một nhân vật lịch sử. Đây chính là thủ pháp lợi dụng tính cách ngụy tín (mauvaise foi - chữ dùng của Sartre) tức là sự “thông đồng” giữa độc giả và tác giả (biết là bịa vẫn tin) trong loại hình tiểu thuyết đồng thời lại chiếm hữu lòng tin của độc giả qua những sự kiện có thật, để đưa ra những chủđề suy tưởng về tâm thức và hành động của con người bị quy định trong hoàn cảnh lịch sử.

Bước vào phủ chúa trong Đêm hội Long Trì ta bắt gặp khung cảnh xa hoa (từng được lưu lại trong những trang Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác), và những cảnh trụy lạc

đẫm máu ở phủ quốc cữu, tận hưởng không khí của cảnh sắc Thăng Long trong quá khứ với những đêm hội Long Trì thơ mộng (nhưđã từng được miêu tả lại trong Tang thương ngẫu lụccủa Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án). Ởđó có một Tĩnh Đô uy nghi, chao đảo giữa quyền uy và nữ sắc. Người đàn bà họ Đặng đã vượt lên thân phận của người phụ nữ thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến, lấn lướt vai trò của chính cung và hơn thế, còn điều khiển cả

con người mạnh mẽ và giàu quyền lực nhất trong xã hội ấy. Nữ sắc bành trướng trong môi trường xa xỉ của quốc gia, dưới những lộng hành của loạn thần và sự bất lực của những người ngay thẳng. Đây là chủđề thứ nhất của tác phẩm.

Kẻ sĩ, võ cũng như văn trong truyện luôn có trách nhiệm đối với dân với nước, là chủ đề thứ hai của tác phẩm. Ở thời buổi nhiễu nhương, sở học từ chương, ngâm vịnh của bọn văn sĩ như Bảo Kim có tác dụng gì cho đất nước? Chàng thư sinh tài hoa bậc nhất đất kinh thành cùng nhóm bạn tài tử không cam tâm nhìn Quỳnh Hoa bị rơi vào tay kẻ thô bỉ, dâm ác nhưĐặng Lân. Họ vạch ra kế hoạch giải cứu nàng ngay chính ngày tân hôn. Tiếc thay, sức thư sinh trói gà không chặt chẳng những không cứu được nàng mà còn hại đến thân. Dù bị

bắt trói, hành hạ, họ vẫn khẳng khái, giữ khí tiết bậc quân tử “uy vũ bất năng khuất” trước kẻ thù, nhưng một kẻ đê tiện vô học nhưĐặng Lân đâu cần đếm xỉa đến điều đó. Hình ảnh tám thư sinh kiêu dũng mà đau đớn bị trói giật cánh khuỷu, bất lực giương mắt nhìn nàng con gái yếu đuối chấp nhận hy sinh thân mình để cứu họ, gợi lên trong tâm thức của người

đọc cảm giác ngột ngạt, uất ức, day dứt. Những sách vở thánh hiền, thơ từ chương phú, khi

đối diện với cái ác, bạo lực so với thực lực võ tài của Nguyễn Mại cái nào đắc dụng hơn? Câu trả lời không chỉ ở hành động một mình Nguyễn Mại giải thoát cho tám vị huynh đệ

trong ngục thất, mà còn thể hiện ở uy vũ của chàng lúc trừng phạt lũ thầy tớ Đặng Lân khi chúng quấy phá đêm hội Long Trì, ở sự bình yên của kinh thành từ lúc chàng nhận chức quan hộ thành. Xông pha nơi chiến địa, Mại không hề run sợ, không phải băn khoăn khi trừng phạt kẻ thù, nhưng khi làm quan hộ thành, chàng luôn phải trăn trở trước bọn hoàng thân quốc thích vô đạo. Và cũng chỉ có Nguyễn Mại mới có đủ can đảm một mình xông vào giữa đám tay chân tiền hô hậu ứng của Đặng Lân để chém bay đầu tên phò mã đốn mạt. Cùng là kẻ sĩ Thăng Long, cùng có bầu nhiệt huyết khao khát sự nghiệp phò vua giúp nước, nhưng người đọc không khỏi không so sánh giữa Nguyễn Mại và Bảo Kim. Đồng thời, có thể thấy được câu hỏi mà nhà văn đặt ra về vị trí yếu hèn của người trí thức, vấn đề nhập thế

của kẻ sĩ trong thời loạn.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG LỊCH SỬTRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY TƯỞNG (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)