TRONG BƯỚM TRẮNG – KẾT CẤU VÀ CỐT TRUYỆN
3.2.2. Tâm lí “không có lí” Thế giới của ý thức và vô thức, hiện thực và giấc mơ
Cuộc sống đầy những yếu tố ngẫu nhiên khiến con người không thể lí giải tâm lí theo một quy luật nhất định. Tâm lí nhân vật Trương là một “ca” bệnh. Chính hoàn cảnh bệnh tật lẫn hoàn cảnh sống khiến tâm lí chàng ta trở nên rắc rối, phức tạp, vừa có lí vừa không có lí. Ngay chính nhân vật cũng cảm thấy ngạc nhiên với những biểu hiện tâm lí của mình. Vì thế khi diễn tả tâm lí nhân vật, nhà văn thường để Trương tự cảm thấy “ngạc nhiên”, “hổ thẹn”, “ngượng”, “không hiểu tại sao”, “lấy làm lạ”, “dối trá”,… khi đối diện với chính mình.
Trương hành động nhiều khi không có động cơ nào thật rõ rệt, mà chủ yếu để giải tỏa một
ức chế tâm lí, để thực nghiệm tâm lí. Trương nảy ra ý muốn ăn cắp tiền, dù ý muốn ấy không thôi thúc mãnh liệt nhưng chàng muốn cho nó xong đi, làm hay là không làm thì phải quyết định nhanh chóng, nếu không nó cứ ám ảnh làm chàng bứt rứt khó chịu. Vì thế khi thực hiện việc trộm tiền xong, Trương tự quan sát mình, ngạc nhiên thấy mình “điềm nhiên như làm một công việc rất tầm thường”, khi lại “thấy mình vừa phạm một tội lớn” . Trương tự nhận thấy sự vô lí trong tâm lí của mình:
cho Thu – chàng đều thấy giống nhau như hệt. Chàng không muốn thụt két – nhưng biết trước thế nào cũng thụt két, cũng như khi trước biết là không nên đưa thư song vẫn cứ
phải đưa thư [52, tr.146].
Cũng giống như vậy, Trương biết mình không thể giết Thu và tự vẫn nhưng vẫn cứ ra phố mua con dao nhíp, việc làm này chỉ để giải tỏa vấn đề tâm lí, để Trương xem thử mình có gan làm liều không.
Tâm lí “không có lí” thể hiện một quan niệm mới của Nhất Linh về con người hiện đại lúc bấy giờ: Con người không còn răm rắp tuân theo những chuẩn mực chung về đạo đức, tâm lí, mà họ có những phản ứng riêng, có khi táo bạo, bất ngờ đến vô lí, khó mà lí giải căn nguyên. Bản thân Trương cũng thấy mọi sự vô lí ấy: chàng gặp và yêu Thu rất tình cờ, rất vô lí, và biết
đâu nàng cũng thế: “Hay có lẽ Thu cũng yêu chàng tự nhiên, yêu một cách vô lí như chàng yêu Thu vô lí bấy lâu” [49, tr.199]. Suốt từ đầu đến cuối, Trương luôn sống trong cảm giác vô lí và không biết. Thu hỏi: “Sao anh thụt két”, chàng đáp: “Không biết”, mà chàng không biết thật. Chàng tự hỏi mình có thật sự yêu Nhan không, rồi tự trả lời “cũng không biết rõ”.
Đi sâu vào thế giới tâm linh, nhiều nhà văn đã không dừng ở thế giới hiện thực với ý thức
điều khiển, mà khơi sâu đến tiềm thức, vô thức của con người.
Tâm lí của nhân vật Raskolnikov là một thế giới hỗn mang, là thế giới của ý thức và vô thức, hiện thực và giấc mơ. Trước khi giết người, Raskolnikov mơ về cảnh tượng khủng khiếp và thương tâm khi một con ngựa già bị bọn người say tàn nhẫn hành hạ, đánh đập và giết chết bằng thanh sắt. Sau khi giết người, chàng mơ những giấc mơ gần với sự thực: cảnh đánh đập, la hét, khóc gào, máu đổ; cảnh đám đông xô lấn chỉ trỏ, cười nhạo chàng. Chỉ có duy nhất Raskolnikov mơ về thời khắc khủng khiếp ấy, có những chi tiết thực, có những chi tiết khác đi: lão lái buôn đi phía trước rồi núp đâu đó trong căn buồng đang sơn dở, ánh trăng rằm, bà già ngồi trên ghế dựa, tiếng cười rũ rượi của bà ta khi Rasklonikov bổ rìu… Đó là những trang văn
đầy ám ảnh kì lạ. Nó như không thuộc thế giới của con người, vừa như đúng y với thế giới con người. Nhà văn Dostoievski phải có kiến thức của một bác sĩ thần kinh, vừa có trải nghiệm của một người bị bệnh động kinh giày vò triền miên mới có thể viết những trang tài tình như thế.
Ý thức và vô thức nhiều khi đan trộn vào nhau dẫn dắt hành vi của Raskolnikov. Có một cái gì đó dẫn dắt bước chân anh ta đến lại nơi mình đã giết người, háo hức thử lại tiếng chuông cửa, khoái trá khi nghe tiếng rè rè của nó. Ý thức bảo anh ta phải che giấu những bằng chứng phạm tội của mình, nhưng vô thức khiến anh ta luôn có những lời nói nhỡ, những biểu hiện tố
cáo mình: lời thú tội luôn luôn muốn bật ra trên môi, lưỡi anh ta luôn muốn thè ra để trêu tức, anh ta cất tiếng cười ghê rợn, toàn thân và môi run bần bật… Những trang viết của Dostoievski
đầy sức mê hoặc, khiến người đọc khi bị cuốn vào đó thì không tài nào dứt ra được. Nếu không phải là tài năng thật sự, thì không thể có sự phân tích và miêu tả tâm lí thấu cùng như thế.
Trong tác phẩm Bướm trắng, nhà văn Nhất Linh cũng vận dụng vô thức thể hiện trong giấc mơđể miêu tả tâm lí của nhân vật. Trương mơ một giấc mơ khủng khiếp, đó là cảnh Thu kề
dao vào cổ giết chàng, một dòng máu chảy ra lạnh ngắt. Nhất Linh tỏ ra am hiểu về giấc mơ: không bao giờ người ta mơ đúng y như sự thật trong sự kiểm soát của ý thức. Ý nghĩ của Trương là giết Thu, nhưng trong mơ thì ngược lại. Kẻ mưu đồ tội ác thường bị giày vò, ám ảnh, luôn thấy bất an, ngay cả trong giấc ngủ.
Kí ức thuởấu thơ trong sáng, thánh thiện thường trở về, đối lập gay gắt với tâm hồn hiện tại cằn cỗi, đầy tội lỗi của kẻ mưu đồ phạm tội. Raskolnikov mơ về tuổi thơ khi tâm hồn thơ
ngây biết thương xót vô hạn con ngựa bị bọn người thú vật hành hạ chết. Trương nhớ lại mảnh vườn rau yên bình xưa của mẹ, nơi có những con bướm trắng xinh xắn dập dờn bay. Thì ra cái thiện, cái đẹp luôn luôn là hoài niệm tha thiết của con người, nó ùa về mạnh mẽ nhất khi người ta đang muốn từ bỏ nó đểđi theo ma lực của cái ác, cái xấu xa.
Cái chết thường xuyên ám ảnh tâm trí Trương, bởi vì chàng nghĩ mình bị bệnh nan y, và lối sống hiện tại của chàng cũng “già cội như sắp chết”, sống bạt mạng liều lĩnh, không biết đến ngày mai. Trương nằm mơ thấy mình chết và Thu mặc áo tang đi sau quan tài. Có khi hiện thực hòa lẫn với giấc mơ khiến Trương như mê sảng, sống giữa cõi thực mà tưởng trong giấc mơ. Trương gặp một đám ma trên phố, sau quan tài có nhiều người bạn của chàng, hỏi ra mới biết đó là một người chết vì ho lao, lại có đủ trăm thứ bệnh, và Trương nghĩ: “Thế thì là mình rồi chứ
còn gì? Hay là đám ma mình thật, chính mình nằm trong áo quan.” [52, tr.224]
Vô thức đã xui khiến Trương trở lại sở làm sau khi ngồi tù, để sờ lên cái két sắt, bởi
“chàng có cái ý muốn kì khôi đến gần để được sờ vào cái tủ két một lần nữa” [52, tr.182]. Ý
thức nhắc nhủ Trương đừng để ai biết chàng là kẻ trộm cắp phải tù tội, nhưng vô thức luôn xui chàng nói huỵch toẹt ra sự thật.
Và, như Đỗ Đức Hiểu đã viết : “Nhất Linh đi tới vùng ẩn giấu của tâm linh con người”
[38, tr.559], trong tiềm thức của Trương vẫn còn đọng lại hương vị của quê nhà sau bao tháng năm hoang đàng chốn đô hội, đó là khi chàng nhớ đến một bà cô đã mất, thường gội đầu bằng nước rễ hương bài, dù chàng không hề nghĩ tới bà suốt hai chục năm qua.
Tóm lại, ở chương này chúng tôi đã chứng minh rằng Trương là nhân vật đang trên hành trình kiếm tìm bản ngã, là kiểu nhân vật chưa hoàn kết tính cách, nhà văn không định đoạt ởđầu trang sách tâm tính của anh ta như thế nào, ngay cả những yếu tố bên ngoài có khả năng quy
quá trình tự ý thức, thể hiện bằng độc thoại nội tâm và dòng ý thức. Bướm trắng được xem là tiểu thuyết tâm lí, nhưng tâm lí của Trương hết sức phức tạp, không theo một quy luật nào, vừa có lí, vừa không có lí; nhà văn kết hợp giữa ý thức với vô thức, hiện thực với giấc mơđể miêu tả
tâm lí nhân vật. Trương là kiểu nhân vật rất mới trong văn học nước ta, nhưng không phải là kẻ
xa lạ đến từ phương Tây, mà anh ta đến từ hiện thực cuộc sống mới của xã hội Việt Nam, vì thế
Trương thu hút, quyến rũ người đọc ở chất người rất thật của anh ta chứ không phải bởi kiểu nhân vật mới lạ, khác thường như trong tiểu thuyết Dostoievski.
KẾT LUẬN
1. Như vậy là chúng tôi đã giải quyết đề tài của mình bằng cách đi từ việc tìm tư liệu xác
định nhà văn Việt Nam Nhất Linh có sự tiếp nhận và ảnh hưởng văn học từ đại văn hào Nga Dostoievski, từ đó đi tìm dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng của Nhất Linh ở hai phương diện: kết cấu – cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật, bằng cách phân tích sâu tác phẩm Bướm trắng và liên hệ, so sánh với một số tiểu thuyết tiêu biểu của Dostoievski để tìm những nét tương đồng và khác biệt.
2. Mặc dù đã có nhiều nhà nghiên cứu khẳng định chắc chắn rằng Bướm trắng có chịu
ảnh hưởng từ tiểu thuyết Dostoievski, rõ nét nhất là từ Tội ác và hình phạt, nhưng theo chúng tôi
được biết thì chưa có công trình nào đi sâu chuyên riêng về vấn đề này. Vì thế, luận văn của chúng tôi đã góp phần chứng minh cụ thể hơn sự chịu ảnh hưởng tích cực của Nhất Linh từ
tiểu thuyết Dostoievski. Chúng tôi nhấn mạnh ý này vì trong quá trình làm đề tài, chúng tôi không sa đà vào việc tìm những chi tiết trong tác phẩm Bướm trắng giống với một vài tiểu thuyết của Dostoievski, mà làm một công việc quan trọng và có giá trị hơn: nghiên cứu sự ảnh hưởng văn học ở cấp độ cao, tức là về phương diện nghệ thuật.
Chúng tôi mạnh dạn khẳng định rằng Bướm trắng có kiểu kết cấu – cốt truyện phiêu lưu tinh thần, một dạng kết cấu – cốt truyện tiêu biểu của tiểu thuyết Dostoievski nói riêng, của tiểu thuyết hiện đại nói chung. Để làm sáng tỏ được điều đó, chúng tôi làm phương pháp bắc cầu: chứng minh nhân vật Trương là kiểu nhân vật phiêu lưu về tinh thần. Về việc định dạng Trương là kiểu nhân vật phiêu lưu thì đã có nhiều người xác nhận (nhưĐỗ Đức Hiểu, Phạm Thị
Phương, Dương Thị Hương), nhưng nói thêm kiểu nhân vật phiêu lưu tinh thần thì đây là một ý kiến mới của chúng tôi.
Theo đó, chúng tôi bàn sâu hơn về nhân vật nam chính của tác phẩm: Nhân vật trên hành trình kiếm tìm bản ngã thông qua kiểu nhân vật chưa hoàn kết tính cách và nhân vật tự ý thức.
Đây là kiểu nhân vật rất đặc trưng của Dostoievski, tuy nhiên nhân vật của Nhất Linh vẫn thú vị đối với người đọc vì nhà văn không vay mượn hình dáng của ai, mà tự nặn đắp nên Trương từ
bộn bề cuộc sống Việt Nam. Và, chúng tôi thấy rằng trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, Nhất Linh đã có sử dụng một số kĩ thuật miêu tả tâm lí hiện đại, kết hợp với phương pháp truyền thống, tạo nên một kiểu tâm lí “lạ mà quen” trong văn học Việt Nam.
3. Đồng thời, khi khảo sát vấn đề này, chúng tôi đã phân tích khá sâu một số phương diện quan trọng của tiểu thuyết Bướm trắng theo hướng tiếp cận một tiểu thuyết hiện đại – đó là công việc của chuyên ngành văn học Việt Nam, nhưng theo chúng tôi khảo sát thì chưa có công trình
nghiên cứu nào chuyên riêng về tác phẩm thành công nhất này của Nhất Linh. Với luận văn của mình, chúng tôi muốn góp tiếng nói khiêm nhường một lần nữa khẳng định vị trí tiên phong của Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam, đồng thời khẳng định vai trò quyết