Dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski trong kết cấu – cốt truyện Bướm trắng 1 Motif “Tội ác và hình phạt”

Một phần của tài liệu DẤU ẤN TIỂU THUYẾT DOSTOIEVSKI TRONG BƯỚM TRẮNGCỦA NHẤT LINH (Trang 28 - 33)

TRONG BƯỚM TRẮNG – KẾT CẤU VÀ CỐT TRUYỆN

2.2.Dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski trong kết cấu – cốt truyện Bướm trắng 1 Motif “Tội ác và hình phạt”

2.2.1. Motif “Ti ác và hình pht”

Trong tiểu thuyết Bướm trắng, vấn đề “tội ác và hình phạt” không được nhìn như là chủ đề của tác phẩm, nhưng motif này vẫn hiện diện để soi ngắm lương tâm, phẩm cách của một con người.

Nhất Linh gần với Dostoievski trong việc xây dựng tình huống truyện: Raskolnikov và Trương đều mắc vào những “căn bệnh”, để từ đó phải nhanh chóng quyết định mình phải hành

động gì, bước qua hay dừng lại, và họ đã bước qua, nhưng bước không qua. Vì nếu bước qua

được, họđã ở bờ bên kia, không còn day dứt nữa. Raskolnikov giết người để xem mình có phải thuộc hàng vĩ nhân, có thể vì cứu nhân loại mà thản nhiên làm đổ máu một vài người hay không. Nhưng chàng đã lầm, bởi mình vẫn thuộc đám đông người “sâu bọ”, vẫn bị lương tâm giằng xé tơi bời. Chàng cay đắng thốt lên với Sonia: “Tôi muốn nhẩy qua bước đó thật nhanh. Nhưng tôi không biết hoàn thành bước nhẩy vọt đó. Tôi vẫn ở bên này bờ hào” [19]. Cũng thế, Trương nghĩ mình ho lao, nên quyết định “bước qua” những chuẩn mực đạo lí để sống gấp để hưởng thụ

cuộc sống kẻo phí hoài, và chàng đã ngập ngụa trong trụy lạc, nhưng tâm hồn chàng vẫn chưa hư hỏng hẳn, chàng thấy tởm lợm cuộc sống dơ bẩn ấy. Chính vì vậy Raskolnikov và Trương là những kẻ đáng trách, nhưng không đáng kinh tởm, vì trong họ còn có giới hạn đạo đức, còn có sự ray rứt lương tâm. Trong Tội ác và hình phạt, Lugin mới chính là loại tội phạm đáng kinh

tởm. Hắn là kẻ bước qua giới hạn đạo đức rất dễ dàng, và rất trơ tráo, mà lại còn đúng phép tắc,

được pháp luật bảo vệ nữa. Bởi nếu hành động vu khống Sonia thành công, hắn sẽ là người giết cả gia đình Marmeladov, vì khi cô gái khốn khổ ấy đi tù thì cả nhà chắc chắn chết đói. Svidrigailov cũng là kẻ dám “bước qua” – bước qua giới hạn của cái đẹp, nhưng rốt cuộc vẫn không bước qua hẳn. Khác với Lugin, hắn thừa nhận con quái vật trong linh hồn mình, hắn phạm tội theo bản năng chứ không đểu giả, lạnh lùng lí trí như Lugin. Raskolnikov và Trương

đều muốn bước qua những giới hạn đạo đức và thẩm mĩ, và họđều không bước qua nổi, vì trong họ còn mảnh trời xanh của thiên lương, còn có tình thương người, lòng trắc ẩn đến mức cao thượng. Bởi thế, hình phạt dành cho họ không đơn giản bằng nhà tù, mà phải bằng sự biến chuyển bên trong, bằng những cơn đau quằn quại đến tê dại của lương tri, bằng sự trải nghiệm

đểđi đến giác ngộ, tự bừng sáng.

Ở Bướm trắng, vấn đề “tội ác và hình phạt” vừa được nhà văn soi ngắm ở những chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam truyền thống, vừa có chút hơi hướng “nổi loạn”, khủng hoảng niềm tin và lẽ sống của con người hiện đại.

Trương tự cho mình là một tên “đĩ lừa”, lừa tình cảm với Thu, và hình phạt dành cho chàng là sự dằn vặt đau đớn. Trương nói với Mùi trong cơn say:

[…] Em là một con đĩ, nhưng anh còn tệ hơn em vì anh là một thằng đĩ lừa… quá thế nữa… một thằng ăn cắp. Lừa tiền, ăn cắp, nhưng ngồi tù xong là trả được nợ; còn nhưđi lừa một người con gái, yêu người ta nhưng lại muốn người ta hết sức khổ vì mình, thấy người ta khổ vì mình lại sướng ngầm trong bụng…biết mình không xứng đáng nhưng vẫn cố làm cho người ta trọng mình…đau khổ vì thấy mình khốn nạn nhưng lại sung sướng mong mỏi người ấy cũng khốn nạn như mình […] [52, tr.171].

Trương cho rằng “tội” của mình còn nặng hơn một kẻ trăng hoa phụ tình, bởi chàng đã vinh danh tình yêu để “lừa” người con gái yêu mình, và cứ kéo dài cuộc lừa dối ấy một cách khoái trá. Trương biết mình là kẻ già dặn trong tình trường, còn Thu là cô gái mới tập yêu, còn ngây thơ trong trắng. Mặc dù tình yêu của chàng đối với Thu là có thật, một thứ tình yêu “sét

đánh”, nhưng chàng luôn “gian lận” trong việc bày tỏ tình yêu. Trương thường đánh lừa Thu bằng những biểu hiện bên ngoài: “làm như không nghe thấy”, “làm bộ ngần ngại”, “làm như

nhân tiện”, “làm như quả quyết”, “làm như chưa nhớ ra”,… Kể cả khi viết thư cho người yêu, Trương cũng thiếu thành thật, và ngay sau đó chàng tự dằn vặt mình, xem đó là một bức thư

“xảo quyệt”, tự xỉ vả mình là kẻ quen thói “dối trá, gian dảo”.

Trương càng ngày càng ăn chơi trụy lạc, trượt hết dốc này đến dốc khác và suýt rơi xuống vực thẳm. Chàng sống vô trách nhiệm với bản thân mình, không có quá khứ, không kỉ niệm về

gia đình, lãng quên những gì tốt đẹp ở quê nhà, và như một kẻ mộng du, chàng lang thang trên phố phường mà không biết đâu là đích đến. Lối sống đó chưa phải là tội ác, nhưng nó là mầm mống của tội lỗi, bởi nếu không trân trọng quá khứ, buông xuôi với hiện tại, thì con người làm gì có tương lai! Và Trương cũng đã phải trả giá cho lối sống ấy của mình: phá sạch gia tài cha mẹ để lại, ngồi tù vì tội biển thủ, không nghề nghiệp, mất tình yêu, hoài phí tuổi trẻ,... May thay, Trương nhận ra điều ấy khi chưa quá muộn màng, vẫn còn chuyến xe cuối cùng đưa anh về quê hương, về với sự yên bình sau chuỗi ngày biến động.

Giống Rascolnikov, Trương chỉ có thể thú tội, sám hối với cô gái cùng ở trong bóng đêm cuộc đời như mình. Rascolnikov thú tội với cô gái điếm Sonia, Trương thú tội với cô gái làng chơi Mùi, như là sự tự thú với lương tâm. Tuy không mang ý nghĩa triết lí tôn giáo như trong

Tội ác và hình phạt, màn thú tội trong Bướm trắng vẫn có những “pha” tương tự nhau. Là một tín đồ Cơ đốc giáo Dostoievski đặt niềm tin duy nhất vào Chúa trong việc cảm hóa con người bằng tình yêu thương. Chính bởi vậy ông đã để Rascolnikov thú tội với người của Chúa – Sonia,

ngưòi con gái bé nhỏđã cứu vớt bao sinh mệnh bằng sự tự nguyện hy sinh cuộc đời của chính mình. Và bằng sự tự hy sinh cao thượng ấy, nàng đã bước được sang bên kia bờ của tình yêu thương, của đức hạnh sáng ngời nhất, giống như sự hy sinh của Chúa. Nhất Linh không theo đạo Cơ đốc, nhưng ông cũng tin vào sự sám hối trước lương tâm. Và lương tâm – đó cũng chính là Chúa Trời: “Chàng thấy cần phải nói để cho nhẹ bớt gánh nặng, và như một tín đồ sám hối với

Đức Chúa Trời trước khi nhắm mắt, chàng cũng đem hết các tội lỗi, các nỗi đau khổ ra kể lể với Mùi [52, tr.170]”. Rõ ràng, trong motif thú tội và sám hối của phạm nhân với một gái điếm nhưng giàu lòng yêu thương, trắc ẩn và cũng chịu nhục hình trần gian như Chúa Giêsu, ta thấy ở

tác phẩm của Nhất Linh có sự gặp gỡ không phải là ngẫu ý với tác phẩm của Dostoievski. Cũng như Dostoievski, Nhất Linh tin rằng tình yêu chân thành, tận hiến của người phụ nữ

chính là nơi hồi sinh lương tri của kẻ lầm lỗi. Ở nơi tù đày, sau thời gian đầu tiên tỏ ra cao ngạo và ghẻ lạnh với đám tù nhân, Raskolnikov đã bắt đầu quy phục trước tình yêu dịu dàng, vị tha của Sonia, và chàng thấy tâm hồn lắng dịu dần, và sáng trong hơn. Sau cuộc đời sóng gió, bị vùi dập tơi tả, Trương tìm về với Nhan – cô gái nông thôn hiền lành, mộc mạc, thủy chung. Cho dù Trương không yêu Nhan say mê như yêu Thu, nhưng đó là bến đỗ an lành nhất mà anh không thể có ở nơi nào khác nữa. Bến đỗấy đã có từ trước, vẫn vẫy gọi và chờ đón những kẻ mải mốt phiêu lưu, nhưng các nhân vật của Dostoievski và Nhất Linh không chấp nhận ngay, họ phải đi qua bao hồ nghi, dằn vặt, băn khoăn, rồi mới đến một ngày nhận ra nó một cách giản dị vô cùng.

Raskolnikov và Trương không phải là những kẻ tội phạm tầm thường. Họ hành động theo một thứ lí thuyết mà mình tôn thờ và muốn thử nghiệm, đánh đổi cuộc đời để trải nghiệm. Hơn

nữa, tội ác vốn là một khái niệm siêu hình, nó nẩy mầm trong thế giới tinh thần của con người. Là những thanh niên trí thức, Raskolnikov và Trương đã xây dựng nên nhiều lí lẽ để biện minh cho hành vi phạm tội của mình. Raskolnikov lấy “học thuyết người hùng” và “lí thuyết số học”

để ngụy biện cho tội ác giết người; Trương lấy hoàn cảnh riêng bệnh tật và tình trạng sống

‘‘không lí tưởng” của thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ để biện minh cho cuộc sống trụy lạc, chơi bời liều lĩnh. Tuy vô cùng đau đớn vì bị tách rời khỏi đồng loại, nơm nớp lo sợ mọi người biết mình là kẻ phạm tội, nhưng họ chưa thật sự ân hận về hành vi tội lỗi. Trương cảm thấy được cái nguy cơ khủng khiếp khi nhận ra rằng mình không biết hối lỗi khi làm điều xấu : “Phải, từ

nay “không bao giờ chàng là người có lỗi”, chàng không có tội với ai nữa, chàng hết trách nhiệm của một người và có lẽ hết cả lương tâm của một người biết hối hận.” [52, 126]. Trương

đứng trên ranh giới giữa cái thiện và cái ác, có lúc anh ta chới với rơi vào vực thẳm tội lỗi, nhưng rồi cũng ngoi ngóp bò dậy được để trở về với ánh sáng. Để khu trục hoàn toàn tội ác không phải là ngày một ngày hai, và không phải từ hình phạt bên ngoài đưa đến. Đó là vấn đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của tư tưởng, là sự lệch chuẩn đạo đức, vì thế cần có người thức tỉnh, đưa họ về với những chuẩn mực đạo đức bình thường trong xã hội. Người biết thức tỉnh ấy không gì hơn là người có tình yêu thương nhân quần. Sự thức tỉnh đối với cả hai nhân vật của cả Dostoievski, của cả Nhất Linh mới chỉ là bắt đầu, và còn ở ngoài trang sách. Nhân vật của hai nhà văn phức tạp hơn hiện tượng, cho phép người đọc tự do trong tiếp nhận. Huỳnh Phan Anh rất có lí khi viết:

Chuyến trở về của Trương sau một quãng đời phóng túng trong đó có những hành vi xấu xa không chối cãi vào đâu được (thụt két, đi tù) liệu có thể xem như một cơn phản tỉnh của con người đạo đức ở Trương? Không. Thiết tưởng rằng tìm đến một câu giải thích về Trương cũng như về tác phẩm Bướm trắng mà chỉ căn cứ vào một chủ trương hay một ý hướng đạo đức, điều này có ý nghĩa là phủ nhận nhân vật (Trương) và tác phẩm (Bướm trắng) ngay từ trong bản chất của chúng. Bởi vì ở đây, khởi điểm của nhân vật và tác phẩm không căn cứ trên một ý tưởng đạo đức mà trên một nhận thức thấm đẫm tính chất siêu hình của con người vềđời sống. Vậy thì Trương, hình ảnh một con người mộng tưởng đồng thời là một ý thức khốn khổđó, hắn đi tìm cái gì? Có thể

hắn đi tìm cho hắn một đời sống thật, một khuôn mặt thật, sự thật và niềm vui, tất cảẩn giấu sau tấm màn giảảo[1, tr.280].

Theo Dostoievski, có ý định phạm tội thì đã là có tội rồi, và con người phải trả giá cho ý

định bất lương ấy. Nhân vật Dmit’ri và nhân vật Ivan trong Anh em nhà Karamazov tuy không trực tiếp giết cha, nhưng đã từng manh nha ý định ấy, vì thế hình phạt đã diễn ra đối với họ. Dmit’ri là kẻ giết cha trong ý định. Trước đám đông, chàng hung hăng đòi sát hại người cha vô

luân, nhưng để có thể thực thi tội ác ghê gớm ấy, lương tri của chàng không cho phép, nó bỗng chốc lóe sáng giúp bàn tay chàng không vấy máu cha. Cái giá phải trả cho ý định giết cha của Dmit’ri là bị kết án oan và tù đày ở Sibiri, và chàng chấp nhận nó như là cơ hội để chuộc lỗi. Ivan là kẻ giết cha trong tư tưởng, mớm ý định ấy cho Smerdiakov, và hình phạt của chàng là lương tâm vô cùng cắn rứt, chàng bấn loạn đến phát điên.

Tán thành quan điểm trên của Dostoievski, Nhất Linh cũng để nhân vật Trương day dứt, ân hận về những suy nghĩ, ý định, việc làm xấu xa của mình. Trương cho rằng mình là người tội lỗi, dối trá, dù “tội” của anh chưa gây nên hậu quảđáng tiếc nào đối với người khác. Có một chi tiết lấp liếm nhỏ thôi mà khiến Trương băn khoăn tự xét và kết án mình. Ấy là khi tình cờ trên

đường gặp một đám ma mà trong đoàn người đưa có đám bạn của Trương hồi học trường luật, muốn biết ai nằm trong quan tài, Trương đã không hỏi thẳng Cổn, mà loay hoay dò hỏi phỏng

đoán, đến khi Cổn phát hiện Trương trước đó không biết Quang chết, thì Trương bảo rằng mình chỉ đùa chơi thôi. Và liền sau đó, chàng cảm thấy ngượng với chính mình, buồn bã khi nhận ra mình nay đã quen với sự dối trá mất rồi.

Cái khác giữa Nhất Linh so với Dostoievski là ở việc lí giải nguyên nhân khiến người ta nhúng tay vào tội lỗi. Dostoievski không tán thành “lí thuyết hoàn cảnh” của nhà cách mạng dân chủ Chernysevski khi cho rằng hoàn cảnh bi đát và môi trường sống tăm tối xui khiến con người phạm tội. Theo Dostoievski, đó chỉ là một phần nào thúc đẩy con người phạm tội, chứ không phải là nguyên nhân chủ chốt, mà chính sự phức tạp bên trong tư tưởng con người mới là căn nguyên tội lỗi. Tư tưởng dẫn đến hành động, tư tưởng sai lạc dẫn đến hành động mù quáng và hậu quả thật khôn lường. Bởi thế, trong Tội ác và hình phạt, tác giả đã đặt Razumikhin bên cạnh Raskolnikov để phản bác quan điểm cho rằng “tội ác là một sự phản kháng chống lại cơ cấu bất hợp lí của xã hội”. Razumikhin cũng là sinh viên mồ côi nghèo khổ sống trong những khu ổ

chuột ở Petersburg, nhưng chàng không “phản kháng” để trở thành tội phạm như Raskolnikov, ngược lại chàng sống hết sức lương thiện, bởi chàng có thể chất và tinh thần khỏe mạnh. Cuộc sống vô cùng sinh động, nhân tính vốn rất phức tạp, còn là một hành trình dang dở bên trong mỗi con người, vì thế lí thuyết cho rằng nếu tổ chức xã hội hợp lí thì mọi thứ tội ác sẽ biến mất là điều không tưởng.

Nhất Linh lí giải con đường phạm tội của con người phần nhiều là do hoàn cảnh, hoàn cảnh cá nhân và hoàn cảnh xã hội. Trương bước vào ăn chơi sa đọa vì chàng bị bệnh ho lao, hơn nữa chàng đang sống trong một xã hội mà nhiều thanh niên sống không lí tưởng đã sa chân vào trụy lạc. Trương nói với Thăng, sinh viên du học ở Pháp mới trở về:

chưa sống đã già cội như sắp chết, biết mình sắp chết nên không còn chống lại làm gì nữa, buông xuôi tay để mặc cho trôi đến đâu thì đến. Không cưỡng lại nữa ắt là cái trụy lạc sẽ tiến mau lắm [52, tr.185].

Lao phổi là một căn bệnh nan y hồi đầu thế kỉ XX trở về trước, nó giết chết nhiều thanh niên còn trẻ. Như trong Bướm trắng, không chỉ một mình Trương mắc phải, mà còn có cả

Quang; trong đời thực, Vũ Trọng Phụng cũng mất vì căn bệnh này năm 27 tuổi, để lại 4 người phụ nữ (bà, mẹ, vợ, con gái) không ai nuôi. Thạch Lam cũng thế. Điều đáng lưu ý là người ta

ứng xử như thế nào trước hiện thực phũ phàng ấy, cách ứng xử khác nhau của mỗi người nói lên chính tính cách và tâm hồn con người. Rõ ràng, Trương không phải là một con người đơn giản, chàng vùng vẫy và đầy toan tính. Nhưng cuối cùng, như một sự ngẫu nhiên, chàng khỏi bệnh. Vậy căn bệnh ấy dường như chỉ là cái cớđể Nhất Linh nhìn vào tâm hồn mọt ruỗng, để mổ xẻ

căn bệnh hưởng lạc, sống gấp của một bộ phận thanh niên thiếu chí hướng lúc bấy giờ.

Tóm lại, motif “tội ác và hình phạt” trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh được

Một phần của tài liệu DẤU ẤN TIỂU THUYẾT DOSTOIEVSKI TRONG BƯỚM TRẮNGCỦA NHẤT LINH (Trang 28 - 33)