Đặc điểm kết cấu – cốt truyện của tiểu thuyết Dostoievsk

Một phần của tài liệu DẤU ẤN TIỂU THUYẾT DOSTOIEVSKI TRONG BƯỚM TRẮNGCỦA NHẤT LINH (Trang 25 - 28)

TRONG BƯỚM TRẮNG – KẾT CẤU VÀ CỐT TRUYỆN

2.1. Đặc điểm kết cấu – cốt truyện của tiểu thuyết Dostoievsk

Theo Bakhtin, tiểu thuyết đa thanh của Dostoievski có kết cấu – cốt truyện của thể loại tiểu thuyết phiêu lưu châu Âu. Tiểu thuyết phiêu lưu châu Âu có nguồn gốc sâu xa từ các thể

loại cười cợt – nghiêm túc, kết hợp giữa đối thoại kiểu Socrate, trào phúng Menippe và Carnaval hóa.

Đối thoi kiu Socrate dựa trên tinh thần tự do dân chủ giữa những người tham gia tranh luận, chân lí do va chạm nảy lửa mới trường tồn, chân lí thuộc về mọi người chứ không chỉ

riêng ai. Đó không phải là kiểu đối thoại hỏi – đáp của thầy trò Khổng Tử, khi mà thầy là người nắm hết chân lí, trò chỉ là kẻđón nhận điều hay lẽ phải. Đối thoại bình đẳng kiểu Socrate khiến cho những cuộc tranh luận trở nên sôi nổi, cho đến khi kết thúc câu chuyện, các vấn đề vẫn chưa ngã ngũ, vẫn còn dang dở, khuyến dụ người ta tiếp tục con đường kiếm tìm.

Trào phúng Menippe gia tăng yếu tố cười cợt so với đối thoại kiểu Socrate, nó đậm chất hư cấu, hoang tưởng, phiêu lưu. Ở Menippe, còn có cả những thể nghiệm những trạng thái tâm lí – đạo đức bất thường của con người, những hành vi, ứng xử kì quặc, như trong cơn mê sảng.

Carnaval là hình thức lễ hội dân gian, như là sự giải phóng những ức chế của con người khỏi cuộc sống trật tự, khuôn khổ. Carnaval diễn ra ở quảng trường, ởđấy mọi người có thể giao tiếp suồng sã, thoải mái, không còn sự ngăn cách địa vị, thứ bậc. Hành động chủ đạo của carnaval là sự tấn phong và hạ bệ vua carnaval, thay đổi trang phục, thể hiện một cảm quan độc

đáo về cuộc sống: cảm hứng về sự thay thế, đổi mới; không có gì là tuyệt đối cả, chỉ có tính tương đối đầy vui nhộn của cuộc sống. Cảm quan carnaval về thế giới khiến người ta nhìn sựđổi thay của cuộc đời nhẹ nhàng như một trò đùa. Tiếng cười carnaval mang tính giễu nhại, nhạo báng mọi thứ thiêng liêng, hạ thấp cái nghiêm trang để có thể tiếp xúc một cách suồng sã. Hiện tượng carnaval hóa văn học có tác dụng phá vỡ mọi rào cản giữa các thể loại, xóa bỏ mọi sự

khép kín, ngăn cách; chi phối đến cốt truyện; hay đem lại thế giới quan về tính chóng vánh của những đổi thay trong cuộc đời,…

Ct truyn phiêu lưu không dựa vào hoàn cảnh ổn định của nhân vật như tiểu sử, hoàn cảnh cá nhân, hoàn cảnh xã hội,… mà nó có thể phát triển tuỳ ý. Cuộc đời con người đầy rẫy những bất trắc, biến động; không có điều gì là bất biến cả. Cuộc sống không bằng phẳng, với

những sự kiện đương nhiên sẽ xảy ra, mà ngược lại, đầy sóng gió, với những cái ngẫu nhiên chờ

chực sẵn. Cốt truyện phiêu lưu chứa đựng trong nó nhiều giá trị nhân bản: đề cao cá tính, tự do dân chủ, với những khát khao đầy chất người như sinh tồn, ham muốn chiến thắng, chiếm hữu, tự khẳng định, tình yêu nhục thể,…

Loại cốt truyện này phá vỡ một nguyên tắc trong tiểu thuyết cổ điển – đó là cốt truyện quyết định nhân vật. Thay vì thế, một cuộc đảo lộn diễn ra: nhân vật chi phối, quy định cốt truyện. Cốt truyện không đóng vai trò quan trọng bằng nhân vật, do đó kết cấu của tiểu thuyết không giản đơn tùy thuộc vào cốt truyện, mà hết sức phức tạp theo trường hoạt động, suy tư của nhân vật.

Nhìn bề ngoài, cốt truyện của tiểu thuyết Dostoievski như là truyện trinh thám, khám phá vụ án, nhưng thực chất, đó là cốt truyện phiêu lưu tinh thần, nhằm khám phá thế giới bên trong của con người. Dostoievski đặt con người vào những hoàn cảnh khác thường, xô đẩy các nhân vật va chạm với nhau trong hoàn cảnh bất thường để bắt chúngtự bộc lộ tận cùng bản ngã. Nói như vậy không có nghĩa là nhân vật không hành động, chỉ ngồi suy tư, mà ngược lại, nó có những hành động phiêu lưu, nhiều khi hết sức liều lĩnh, rồ dại. Nhưng điều đáng nói ở đây là nhân vật hành động như vậy nhằm để thể nghiệm thế giới bên trong của mình, như là một loại “hành động vô cầu vật chất” – không mấy để ý đến nhu cầu tiền bạc, mà quan tâm hơn đến sự động chạm tinh thần. Raskolnikov giết người không đơn giản là để cướp của, mà quan trọng là

để chứng minh một học thuyết lí tính và để thử nghiệm rằng mình có phải là “người hùng” hay chỉ là một người bình thường với những dằn vặt ghê gớm của lương tâm.

Tính chất phiêu lưu tinh thần của kiểu cốt truyện này, đến lượt mình, quy định tiếp cách trình din nhân vt. Nhà văn không giới thiệu nhân vật một cách tuần tự lớp lang, mà để nó tự

hiện dần ra, tự nó giới thiệu về nó. Dostoievski thường đưa người đọc vào ngay giữa truyện, chưa cần giới thiệu lai lịch nhân vật. Trong Tội ác và hình phạt, nhà văn đưa chúng ta vào thẳng diễn biến chính của truyện – một ngày trước khi Rascolnikov xuống tay giết người, sau hàng tháng trời nung nấu ý định. Nhà văn không miêu tả ngoại hình nhân vật, cũng chưa vội giới thiệu lai lịch, bởi trong thành phố Petersburg rộng lớn ấy, một thanh niên nghèo như

Raskolnikov có tên, có nhân thân, nhưng cũng chỉ là kẻ vô danh, mất hút trong đám đông mà thôi. Quan trọng hơn đối với nhà văn là tư tưởng và diễn biến tâm trạng của nhân vật.

Không gianthi gian ngh thut được coi là những thành phần của kết cấu. Thi gian ngh thut trong tiểu thuyết Dostoievski "có tính khủng hoảng, ởđó một nháy mắt có khi sánh ngang hàng năm, hàng chục năm, thậm chí cả “tỉ năm” [4, 157]. Mỗi quyển sách có khi hơn nghìn trang, ngồn ngộn biết bao cảnh đời, dồn dập bao nhiêu là sự kiện, tuôn trào vô số

cuộc đối thoại, day dứt triền miên bao tâm tư… vậy mà chỉ diễn ra trong có mấy ngày ngắn ngủi của cuộc nhân sinh. Nếu như trong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, L. Tolstoi miêu tả cả

một thời gian dài trên mười lăm năm của cuộc đời các nhân vật Andray, Pie… và của nhân dân Nga thì sự kiện chính của Tội ác và hình phạt chỉ diễn ra trong 14 ngày, của Anh em nhà Karamazov trong 4 ngày. Chính vì thế mà chúng ta có cảm giác hết sức ngột ngạt, khó thở khi bước vào cuộc sống trong tiểu thuyết Dostoievski, bởi ông luôn bắt nhân vật hoạt động quá mức trong một ngày, không cho họ một chút nghỉ ngơi nào. Hãy xem những hoạt động và gặp gỡ của Aliosa (Anh em nhà Karamazov) trong một ngày: Anh dậy từ tinh mơ, nói chuyện với trưởng lão Zosima, sau đó rời khỏi tu viện để về nhà bố. Hai bố con nói chuyện hồi lâu, Aliosa không uống cà phê cũng không ăn sáng, chỉ lấy chiếc bánh mì bỏ vào túi rồi ra đi. Trên đường đi, anh gặp bọn trẻ ném đá nhau, giải hòa và bị chú bé Iliusetrca cắn. Aliosa tiếp tục đi đến nhà bà Khokhlacova, nói chuyện với Liza, rồi đến nhà Caterina Ivanovna. Caterina Ivanovna nhờ anh tới thay mặt xin lỗi viên cựu đại úy Nicolai Ilitr Xneghiriov vì Dmit’ri xúc phạm ông, trên đường

đi anh mới sực nhớ mình đói và lấy chiếc bánh trong túi ra ăn. Sau đó anh gặp gỡ gia đình ông Nicolai, biết chú bé Iliusetrca là con ông, họ tiếp tục ra ngoài đường nói chuyện với nhau. Anh trở về nhà Caterina Ivanovna để thông báo tình hình, lại nói chuyện với Liza. Sau đó anh rình núp mong gặp Dmit’ri thì tình cờ gặp Smerdiacov, biết hai ông anh có hẹn nhau ở tiệm ăn. Aliosa gặp mỗi Ivan ở tiệm ăn, hai người nói chuyện rất lâu, không thấy kể việc ăn uống gì, chỉ

nghe Ivan nói rất hăng và kể câu chuyện “Viên đại pháp quan tôn giáo”. Tối mịt, Aliosa trở về

tu viện, gặp trưởng lão, kết thúc một ngày. Trong mỗi cuộc gặp gỡ như thế, các nhân vật lúc nào ra sức đối thoại, cật lực phơi bày tâm can, cho nên chỉ diễn tả một ngày mà số trang viết của Dostoievski lên tới hơn 250 trang.

Không gian ngh thut trong tiểu thuyết Dostoievski là không gian ở ngưỡng cửa, không gian quảng trường mang tính carnaval. Đó là những nơi mang tính biến động, chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ: những cuộc gặp gỡ bất ngờ, những ứng xử, hành động bất ngờ,… Chẳng hạn như không gian ở phòng trọ, đường phố, quán xá, tòa án; ngay ở không gian nhà riêng cũng không còn mang tính yên lành, mà đầy xáo trộn, bất ổn. Trong gia đình Karamazov, không có không gian rộng rãi sang trọng của một phòng khách “tổấm quý tộc” với thú vui điền viên, mà ngược lại là căn phòng ngột ngạt, luôn diễn ra những cuộc tranh cãi, xung đột giữa cha con anh em cùng huyết thống. Ngay cuộc đối thoại lừng danh mang tính triết học siêu hình nhất của hai anh em Ivan và Aliosa cũng diễn ra tại một quán ăn ngoài đường phố. Không gian gia đình Marmeladov trong Tội ác và hình phạt không còn là chốn sinh hoạt riêng tư, bởi căn phòng trọ

nghe thấy tiếng cười nói cãi cọ ầm ĩ vọng sang. Vợ chồng Marmeladov khốn quẫn thường gây gổ nhau nên đó cũng là nơi tụ họp đám đông người hiếu kì. Hành vi tội ác của Raskolnikov diễn ra ngay trước ngưỡng cửa khi nạn nhân bất đắc dĩ của chàng từ ngoài đường phố ngẫu nhiên về

nhà sớm hơn dự định, diễn ra giữa lúc ngoài hành lang những người thợ mộc trẻ tuổi đang chơi

đùa đuổi rượt nhau như những đứa trẻ vô tư.

Tiểu thuyết Dostoievski không có chỗ cho không gian thiên nhiên với những khung cảnh dịu mát, thoáng đãng, nên thơ thường gặp trong tác phẩm văn học Nga, nơi có thảo nguyên mênh mông, rừng bạch dương xanh thẳm, bờ biển vỗ sóng,…Thay vào đó là không gian nhân tạo, nơi những căn phòng với bốn bức tường bưng bít như cái quan tài, những cầu thang mờ tối chật hẹp, đường phố chen chúc người qua lại, ngổn ngang gạch, vữa xây nhà bụi bặm,…

Những cấu kiện được chúng tôi tháo rời trên đây để tiện phân tích chính là những thành phần tạo nên kết cấu – cốt truyện của tiểu thuyết Dostoievski. Loại kết cấu này trở đi trở lại trong các tác phẩm ở các thời kì khác nhau của Dostoievski, tạo nên một phong cách đặc biệt. Sau đây, chúng ta thử xem Bướm trắng có ảnh hưởng như thế nào từ kết cấu – cốt truyện kiểu

ấy.

Một phần của tài liệu DẤU ẤN TIỂU THUYẾT DOSTOIEVSKI TRONG BƯỚM TRẮNGCỦA NHẤT LINH (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)