Kiểu cốt truyện phiêu lưu tinh thần

Một phần của tài liệu DẤU ẤN TIỂU THUYẾT DOSTOIEVSKI TRONG BƯỚM TRẮNGCỦA NHẤT LINH (Trang 33 - 39)

TRONG BƯỚM TRẮNG – KẾT CẤU VÀ CỐT TRUYỆN

2.2.2.Kiểu cốt truyện phiêu lưu tinh thần

Như đã viết ở trên, kiểu cốt truyện phiêu lưu tinh thần phá vỡ một nguyên tắc có tính truyền thốnglà cốt truyện quyết định nhân vật, mà ngược lại, nhân vật và đời sống tinh thần của nó quyết định cốt truyện. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh. Cốt truyện ởđây là câu chuyện tình dang dở của Trương và Thu, nhưng vấn đề trọng tâm của nó không phải là bi kịch tình yêu lứa đôi, cho nên nhân vật Trương không phải được quyết

định trước là một người tình lí tưởng. Diễn biến đời sống tinh thần bất ổn của nam nhân vật đưa

đến những quyết định, hành động bất ngờ đã dẫn dắt tình tiết truyện, cho nên nếu phải tóm tắt cốt truyện thì chúng ta thấy thật tản mạn, thiếu tập trung và chẳng mấy hấp dẫn. Chỉ khi hòa nhập vào thế giới tâm tư của nhân vật trên từng trang sách, ta mới khám phá được nhiều điều thú vị.

Nhưđã xác định ở phần trước, hầu hết nhân vật của tiểu thuyết Dostoievski (và của Bướm trắng) là con người đô thị. Chính cái tính chất đô thị này sẽ góp phần tô đậm thêm tính phiêu lưu của nhân vật. Có thể so sánh với loại nhân vật của đời sống trại ấp, làng quê trong văn học truyền thống thì thấy rõ điều đó. Đặc trưng chủ yếu của đời sống trại ấp là sự bền vững của các mối quan hệ trong không gian và thời gian. Cuộc sống của dòng họ, gia phả qua nhiều thế hệđã luân phiên nhau gìn giữ truyền thống tổ tiên, liên kết hiện tại với quá khứ và tương lai. Cuộc

sống xô bồ vất vưởng nơi thành thị xô đẩy nhân vật của Dostoievski lang thang vật vờ khắp nơi, không có lấy một điểm tựa vững bền. Với họ, đâu cũng là nhà, đâu cũng là chốn nương thân nhưng chẳng nơi đâu gắn bó lâu bền. Trên cơ sở này, các mối liên hệ của con người với nhau mang tính ngẫu nhiên, tình cờ, tạm bợ. Nếu như cuộc sống trại ấp có thể bao quát từng con người trong cái toàn th của nó – nghĩa là, mọi người trên cùng một mảnh đất đều hiển nhiên quen biết nhau, họ nồng nhiệt, đon đả khi gặp nhau, thì cuộc sống nơi thành thị luôn đánh mất, nhấn chìm đi cái cá th trong sự quay cuồng vận động không ngừng của nó. Cái toàn th ở đây không hề để ý đến các bộ phận cấu thành của mình, không cần biết đến số phận của chúng; và chính các phân t đơn lẻ ấy cũng bị cuốn hút vào vòng quay mê hoặc, hỗn độn của cái toàn th

mà không sao nắm bắt được thực chất của cái toàn thấy. Y như trên đường phốđông đúc, đám

đông chen nhau đi, mỗi người trong số họ chẳng biết ai và chẳng cần ai biết đến mình. Trong cuộc sống đó con người ngẫu nhiên gặp nhau, tiếp xúc, gắn bó tạm bợ rồi chia lìa số phận, lẫn tiếp và mất hút vào đám đông như chưa hề từng gặp gỡ nhau: Devuskin và Dobroselova (Những kẻ đáng thương) vừa gặp nhau một thoáng đã chia lìa đôi ngả, trong ba Đêm trắng có hai s

phận gắn bó với nhau rồi để mất hút nhau vĩnh viễn. Đó là những gì hằng xuyên diễn ra trong tất cả các tiểu thuyết của Dostoievski.

Con người Việt Nam truyền thống vốn trọng tĩnh, ưa thích một cuộc sống yên ổn ở chốn thôn dã thanh bình. Vì thế tâm hồn họ cũng khá là đơn giản, mộc mạc, dễ hiểu, dễ gần. Vào giai

đoạn từ 1930 đến 1945, thủ đô Hà Nội đã mang dáng dấp của một đô thị lớn, lối sống phương Tây du nhập vào dần thay đổi nếp sống phương Đông. Cuộc sống hiện đại ở những đô thị lớn với vô số khối bê tông xếp sít nhau khiến con người tự giam mình vào những ô riêng biệt, gần nhau đến huých chạm trên đường phố nhưng sao quá đỗi xa cách, lạnh lùng. Con người không phải có ít đi nỗi niềm, mà ngược lại, chồng chất suy tư nhưng không biết bày tỏ cùng ai, họ càng khép mình thì miền suy tưởng của họ càng thêm rối rắm, phức tạp, kì dị. Kiểu cốt truyện phiêu lưu tinh thần là một dạng mới của tiểu thuyết phiêu lưu trong cuộc sống hiện đại.

Văn học giai đoạn này đã xuất hiện nhiều nhân vật sống ở phố xá, mà đặc chất thành thị

như những cư dân trong S đỏ của Vũ Trọng Phụng. Nhưng với Sốđỏ, ta chỉ nhìn thấy cả một cuộc sống bên ngoài nhốn nháo ô hợp mà chưa biết được đời sống bên trong của con người thành thị ra sao. Đời sống tinh thần ấy bắt đầu rõ nét hơn trong Sống mòn của Nam Cao. Với

đồng lương ít ỏi của một “giáo khổ trường tư”, anh giáo Thứ phải bọt chẹt tính toán chi tiêu từng xu nhỏ như một bà già nhà quê khốn khó. Anh băn khoăn suy nghĩ về tính ích kỉ của con người, về lương tâm nghề giáo, về trách nhiệm của một người chồng, người con trong gia đình, về tình cảnh “mòn đi, rỉ ra” của đời mình,… Dù vậy, ta vẫn thấy anh giáo Thứ ấy còn phương

hướng, mục đích sống, vì tuy sống cùng quẫn ở thị thành nhưng tâm hồn anh vẫn hướng về quê nhà, về những người thân yêu, vẫn còn giấc mộng văn chương, vẫn có một lúc nào đó từng mơ ước đóng góp thực sự cho sự nghiệp giáo dục. Chỉ riêng ở Bướm trắng của Nhất Linh, chúng ta mới thấm thía được nỗi cô đơn, trống trải, mất phương hướng của con người từ bỏ nông thôn nhưng không hòa nhập được với lối sống đô thị. Về nhà mình ở quê, Trương bắt đầu được mọi người coi như khách; trở ra thành thị, chàng như kẻ lãng du, không gắn bó với bất cứ nơi nào mình đi qua hay dừng lại.

Giống như Raskolnikov trong Tội ác và hình phạt, nhân vật Trương trong tiểu thuyết

Bướm trắng cũng từ tỉnh lẻ lên thủ đô ăn học mong thành tài, lập danh. Từ ấy họ sống nhiều ở

thành thị hơn chốn quê nhà – Raskolnikov ba năm trời không về thăm mẹ, Trương từ khi cha mẹ

mất chỉ về nhà chớp nhoáng để bán đất, lấy tiền lên Hà Nội tiêu xài. Nhưng dường như họ

không hòa nhập được với cuộc sống đô thị, càng ngày càng lẩn sâu vào cõi riêng của mình, họ

dần đánh mất tương lai, mất phương hướng giữa cõi đời. Nhân vật Trương có hành động, nói năng giao tiếp, nhưng anh ta không quan tâm đến việc làm, đến lời nói bằng những suy tư của mình. Trương nghĩ một đường, nói một nẻo, thậm chí đôi khi bỏ lửng câu nói khi giao tiếp. Chàng đang ở đây nói năng với mọi người nhưng tâm hồn thì đặt ở một nơi khác. Có thể phân tích đoạn Trương gặp Quang trên phố, khi chàng mới từ phòng khám của bác sĩ Chuyên ra và tê dại nghĩ mình sắp chết, để làm dẫn chứng. Quang không biết Trương mắc bệnh nan y sắp chết, nên anh ta cười nói vô tư, pha trò ầm ỹ, còn Trương miên man đắm chìm trong nỗi buồn điếng lặng của mình.

“Chàng thở dài ngửng nhìn trời, buột miệng nói: – Thế là chắc chắn…

Quang đang mải uống cà phê nên không để ý đến câu nói của Trương. Quang hỏi

Trương:

– Thế nào, có ngon hơn không?”

Tiếp đó, Quang vô tư thưởng thức cà phê theo cách pha của anh, còn Trương chìm đắm trong cõi lòng riêng. Hai người chuyện trò với nhau mà tâm tưđểở nơi khác. Trương vừa muốn dằn nén niềm riêng, vừa muốn tâm sự cho vơi bớt, cho nên câu nói của chàng bị bỏ lửng. Lẽ ra, Trương có thể trút bớt nỗi buồn giá như Quang nghe được tiếng thở dài và câu nói dang dở để

khơi nguồn tâm tư của bạn, nhưng Quang còn mải miết hứng thú với món cà phê của mình. Đến khi Quang hỏi: “Sao hai mắt anh đỏ thế kia? Đau mắt à?”, thì Trương không tìm thấy ở Quang người bạn tâm tình nên chàng nói dối: “Không, có lẽ tại uống cà phê. Hỏa nó bốc”. Vậy mà khi Quang đi rồi, Trương “đứng lại tẩn mẩn nhìn Quang đi xa dần”, chàng thấy mình “trơ vơ trước

cuộc đời”, và muốn chạy theo Quang để rủ bạn đi chơi, chứ không muốn về phòng trọ. Trương khao khát giao tiếp với bạn bè, nhưng lại sợ người khác không thấu hiểu mình, vì thế mà kìm nén nỗi lòng để rồi hết sức cô đơn. Trương bệnh tật trong cô đơn, ăn chơi sa đọa trong cô đơn, ngay cả yêu đương cũng trong cô đơn. Chàng không có lấy một người tri kỉ, có bạn bè nhưng chỉ là những mối xã giao hời hợt bên ngoài, có tình yêu nhưng là một cái gì xa xôi khó với tới. Chính vì thế mà Trương càng lùi sâu vào bên trong, tự phân tích lòng mình nhiều hơn, tự vấn mình nhiều hơn.

Con người ta sẽ không có nhiều suy tư phức tạp nếu cuộc sống của họ cứđơn giản, phẳng lặng. Có gặp phải những hoàn cảnh khác thường thì tâm tư của con người mới nổi sóng, mới bộc lộ tận cùng những biên độ bên trong mình và miêu tả những thế giới tâm hồn cá biệt ấy mới là

điều kì thú. Nhân vật Trương có những dự định, hành động, lời nói bất ngờ, thể hiện một đời sng tinh thn bt n, đầy biến động.Đang rất cô đơn, Trương gặp Quang trên phố nhưng nói chuyện với nhau được dăm câu, từ biệt nhau rồi, anh lại muốn chạy theo rủ bạn đi đâu đó cho đỡ

buồn, rồi lại thôi, anh cất bước đến nhà Thu. Đến nhà Thu, tình cờđược mấy anh em trong nhà rủ về quê chơi cả tuần, Trương không chuẩn bị gì cũng vội vàng đi theo. Ở chơi được vài hôm, Trương giận lẫy vu vơ với Thu rồi cáo biệt trở về Hà Nội trước, bặt tăm cả mấy tháng trời không

đến nhà Thu. Hay khi đi xem đua ngựa, biết trước con ngựa Risque tout chưa từng được giải lần nào, nhưng Trương vẫn ngẫu hứng đặt cọc hết vào nó. Rồi khi đã chuẩn bị xong kế hoạch giết Thu và tự sát thì Trương đột ngột nhớ ra ra giỗ mẹ và về quê. Cứ như thế, hành động của Trương thường mang tính nhất thời, bột phát – chính là biểu hiện của một thế giới nội tâm không yên ổn, phẳng lặng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính chất phiêu lưu của nhân vật trung tâm trong tác phẩm được thể hiện ngay từ đầu truyện: Trương quyết định phá cuộc đời trong ăn chơi hưởng lạc, bởi “chết thì còn cần gì nữa”,

chàng thấy mình như “con chim thoát khỏi lồng, nhẹ nhàng trong một sự tự do không bờ bến. Những cái ràng buộc, đè nén của cuộc sống thường không còn nữa, chàng sẽ hết băn khoăn, hết e dè được hoàn toàn sống như ý mình” [52, tr.38]. Thế là nhân vật bắt đầu bước vào cuộc phiêu lưu, mở đầu bằng một cuộc chinh phục: yêu Thu. Tình yêu này vừa như có căn nguyên (Thu giống Liên, người yêu cũđã chết của chàng mà chàng vừa nghĩ đến), vừa như cú sét đánh (Thu

đẹp quá, giống Liên, nhưng đẹp hơn Liên nhiều), vừa như một cuộc thách đố: trước đó Trương quyết định sẽ yêu, và bây giờ “muốn yêu thì sẽ yêu” [52, tr. 17]. Tình yêu ấy khởi đầu đầy tính phiêu lưu, “mai đây sẽ đưa đẩy chàng đến những chân trời xa lạ: lạc thú và khốn khổ, đợi chờ

trong tình trường, phiêu lưu trong cuộc sống để cướp lại những lạc thú mà nay mai thần chết sẽ

lấy đi mất, nhưng kết quả của cuộc phiêu lưu đã đưa đến một ý nghĩa định mệnh khác của đời người: con người không thể toan tính định liệu như nó tưởng. Tưởng yêu đùa, yêu cho thỏa đời thì lại yêu thật, tưởng sẽ chết nên tàn phá đời, nướng sạch tâm hồn và vốn liếng vào canh bạc

đời cuối cùng, lại không chết, để lại trong mình một bãi chiến trường tan hoang của sự vô nghĩa.

Ở cuối chuyến phiêu lưu, khi tàn cơn mộng ảo, nam nhân vật của Nhất Linh đã thức tỉnh, ngỡ

ngàng nhận ra biết bao giá trị vốn lâu nay vẫn ở bên cạnh chàng mà chàng không biết đến. Những chứng minh trên cho thấy Trương (nhân vật trung tâm của tác phẩm) là kiểu nhân vật phiêu lưu về tinh thần – nghĩa là nhân vật không chú trọng đến hành động của mình, hay hành động chỉ mang tính bột phát theo diễn biến nội tâm, anh ta cứ chơi vơi trong niềm riêng của mình – là một trong những bằng chứng căn bản nhất để khẳng định rằng tiểu thuyết Bướm trắng có kiểu kết cấu – cốt truyện phiêu lưu tinh thần. Trước hết, cốt truyện của tác phẩm mang tính phiêu lưu, là sự xâu chuỗi các tình tiết, sự kiện theo hành động của nhân vật Trương, có những hành động đưa nhân vật đến điểm mút để rồi đưa ra quyết định làm thay đổi cuộc đời mình. Có thể tóm tắt diễn biến truyện như sau: Trương nghi mình bị ho lao nên bỏ học trường luật, một hôm lang thang trên phố chàng tình cờ gặp Thu, em họ của Hợp, bạn chàng, và vẻ đẹp của nàng trong bộ áo tang khiến Trương choáng ngợp, ngay từ giây phút đầu đã biết mình yêu Thu. Ngày tết, Trương không về quê, theo lời mời của Thu đến nhà nàng chơi bài, nhìn vẻ mặt và những câu nói như có ngụ ý của Thu, Trương đoán rằng nàng cũng có tình ý với mình. Từ

khi bác sĩ khẳng định Trương bị ho lao, chỉ còn sống được khoảng hơn một năm nữa thôi, tinh thần Trương sa sút thấy rõ. Chàng theo Mĩ, Hợp, Thu về quê chơi, thấy mình yêu Thu tha thiết, chàng viết một lá thư gởi nàng, chưa nhận được hồi âm, Trương đã quầy quả bỏ về trước, đến Hà Nội, chàng dốc mấy đồng tiền cuối cùng để qua đêm với gái làm tiền trong nhà xăm. Hết tiền, Trương về quê bán ruộng đất mà cha mẹ để lại, cho hẳn mẹ con cô Nhan miếng đất mà họ đang ở nhờ, rồi trở lại Hà Nội tiêu xài, ăn chơi. Mấy tháng trời không gặp Trương từ hôm nhận thư, tình cờ nghe tin chàng bị bệnh sinh ra sống bệ rạc, Thu quyết định tìm đến phòng trọ của Trương để an ủi chàng. Hai người chính thức yêu nhau từ đó. Tiêu hết tiền bán đất, Trương xin

được việc ở Hải Phòng, thấy lương chẳng được bao nhiêu mà phải kéo dài những ngày còn lại của đời mình trong cuộc sống tẻ nhạt, Trương ăn cắp tiền của ông chủ bỏ về Hà Nội tiếp tục sống trụy lạc. Định bụng chơi cá cược đua ngựa để có tiền trả lại ông chủ, nhưng chàng bị thua sạch, phải vào tù. Đêm trước khi ra nộp mình ở sở cẩm, Trương gặp Mùi, một người quen cũ

nay túng bấn đến độ phải làm gái đêm, Trương cho Mùi hết số tiền còn lại trong túi và khuyên cô trở lại cuộc sống lương thiện. Ra tù, bị mọi người (nhất là Thu) xa lánh, ghẻ lạnh, tuy đã khỏi

bệnh nhưng Trương thấy cùng đường, chán sống. Chàng viết một lá thư lừa Thu đi chơi để giết nàng và tự vẫn, nhưng đến ngày thực hiện ý định khủng khiếp ấy trùng với ngày giỗ mẹ nên chàng trở về quê. Gặp lại Nhan vẫn một lòng chờ đợi Trương nên chàng có ý muốn gắn bó với nàng ở chốn quê yên bình.

Diễn biến cốt truyện ở trên cũng có nhiều hành động, nhưng đó không phải là điều mà nhân vật quan tâm, Trương nhiều khi hành động không chủ đích, làm chỉ để giải quyết những vấn đề tâm lí chứ không phải do những nhu cầu mang tính vật chất. Trương ăn chơi chỉ vì chán

đời chứ bản thân không mấy hứng thú với lối sống bệ rạc ấy, không muốn ăn cắp tiền của chủ

nhưng vẫn cứ lấy, biết mình sẽ không giết Thu và không tự vẫn nổi nhưng Trương vẫn cứ viết thư lừa Thu và mua dao chuẩn bị,…Mặt khác, cái hay của tác phẩm không ở tính chất phiêu lưu của hành động, mà ở sự phiêu lưu trong những trải nghiệm về tinh thần của nhân vật. Thế giới tinh thần của nhân vật có khi được nhà văn miêu tả trên trang sách, có khi ẩn chìm đi ở việc kìm

Một phần của tài liệu DẤU ẤN TIỂU THUYẾT DOSTOIEVSKI TRONG BƯỚM TRẮNGCỦA NHẤT LINH (Trang 33 - 39)