2-/ Nguyên nhân tác động đến sự hình thành cơ cấu sinh viên theo khối trờng.

Một phần của tài liệu Kiến nghị chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên đào tạo bậc đại học cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới (Trang 31 - 32)

I Cơ cấu sinh viên phân theo khối trờng học :

2-/ Nguyên nhân tác động đến sự hình thành cơ cấu sinh viên theo khối trờng.

Những mặt làm đợc của cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học đã góp phần thúc đẩy việc cung ứng nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, quản lý cao cho nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học vẫn còn tồn tại một số hạn chế nh đã nêu ở trên là do một số nguyên nhân chính sau đây.

- Sự nhận thức của ngời học về khối trờng và ngành nghề còn nhiều sai lệch và không định hớng chính xác. Trong thời gian đầu của tiến trình đổi mới, các tổ chức và công ty nớc ngoài vào làm ăn hợp tác với chúng ta đã tạo ra nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ trong lĩnh vực kinh tế, luật. Nguyên nhân đó làm cho số lợng ngời đăng ký và theo học trong các khối trờng kinh tế luật tăng cao, và con số hằng năm chiếm một số lợng lớn. Bên cạnh đó, sự tăng đột biến trong các khối trờng kinh tế - luật sẽ làm giảm tơng đổi lợng sinh viên theo học các khối trờng nh Khoa học cơ bản, Nông lâm ng nghiệp, S phạm...Số lợng đào tạo đó sẽ gây ra hiện tợng thừa nguồn nhân lực có trình độ Đại học trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, Nông lâm ng nghiệp... trong thời gian tới.

- Do các quyết định theo học của cá nhân là dựa trên điều kiện thị trờng lao động hiện tại, những để hoàn thành chơng trình đào tạo bậc Đại học thờng trung bình 4 - 5 năm. Do đó, cơ cấu sinh viên khi ra trờng thì mức yêu cầu của thị trờng lao động lại thay đổi theo một cơ cấu khác, không còn phù hợp nh cơ cấu trớc đây khi nó hình thành. Nguyên nhân đó xuất phát từ việc chúng ta không có một dự báo thờng xuyên về nhu cầu đối với cơ cấu lao động của các ngành nghề trong nền kinh tế.

- Sự hình thành và phát triển của cơ cấu đó còn chịu tác động của các nhân tố khác nh yếu tố văn hoá, chính trị hay dân số v.v.

Ngoài những nguyên nhân tác động mang tính chất khách quan của nền kinh tế, xã hội đến sự hình thành và phát triển cơ cấu viên thì cơ cấu đó còn chịu ảnh hởng của các chính sách điều chỉnh có ý thức của Nhà nớc.

Một phần của tài liệu Kiến nghị chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên đào tạo bậc đại học cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w