CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU XĐGN Ở HUYỆN
3.2.1.3. Giải pháp về chính sách và thị trường
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào nền sản xuất hàng hoá, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Mở rộng phát triển mạng lưới đô thị từ các Trung tâm cụm xã, trung tâm xã và các tụ điểm dân cư, phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống để thúc đẩy sản xuất và đa dạng hoá các sản phẩm hàng hoá. Phát triển giao thông vận tải và mạng lưới các chợ, các cơ sở thương nghiệp của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng các vùng giao lưu còn khó khăn. Mở rộng quan hệ giao lưu với các huyện, tỉnh bạn đặc biệt với nước bạn Lào.
Nâng cao khả năng tiếp thị của các đơn vị kinh tế để gắn sản xuất với thị trường, từng bước tạo ra thị trường có tính chất truyền thống và ổn định. Phát triển các dịch vụ thông tin kinh tế nhằm nắm bắt và dự báo tình hình thị trường trong nước và thế giới có liên quan đến khả năng sản xuất, kinh doanh của tỉnh. Đặc biệt chú trọng đến thị trường Bắc Lào.
Mộc Châu cần nghiên cứu thị trường trong tỉnh, thị trường cả nước và thị trường nước ngoài để tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá có ưu thế như: Chè, tơ tằm, sữa, cây ăn quả, lâm đặc sản…
Để mở rộng thị trường xuất khẩu, trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, đi đôi với việc tích cực tìm kiếm thị trường mới đối với các mặt hàng xuất khẩu. Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì, hạ giá thành nhằm nâng cao chất lượng, nhằm nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của huyện trên thị trường quốc tế.