CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU
2.2.2. Cơ cấu kinh tế và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế
chậm. Trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến trong cơ cấu, khắc phục dần tình trạng sản xuất tự túc, tự cấp, đi vào sản xuất hàng hoá bằng việc thâm canh tăng năng xuất cây lương thực, phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi…do vậy tỷ trọng GDP nông - lâm nghiệp giảm từ 55,59% năm 2003 xuống còn 51,45% năm 2005 và 39,59% năm 2009; công nghiệp, xây dựng tăng từ 23,16% năm 2003 lên 23,63% năm 2005 và 28,8% năm 2009; dịch vụ tăng từ 21,26% năm 2003 lên 24,92% năm 2005 và 31,62% năm 2009.
Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu qua các năm
(Đơn vị tính: tỷ lệ %)
Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Mộc Châu đến năm 2010 và 2020
Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ - du lịch, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tuy nhiên, tốc độ dịch chuyển rất chậm. Sự chuyển dịch kinh tế trong những năm qua đã tạo tiền đề cho sự phát triển, đã có sự chuyển dịch từ kinh tế thuần nông tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, nhất là ở các xã, thị trấn ven các trục đường giao thông. So sánh với chỉ tiêu đã quy hoạch thì tốc độ tăng trưởng GDP và mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện vẫn chưa đạt được so với chỉ tiêu đã đặt ra. Nguyên nhân là do kết quả thực hiện về tổng mức đầu tư toàn xã hội trong những năm qua chưa đạt mức quy hoạch đề ra, một số chương trình, dự án ưu tiên chưa triển khai thực hiện. Một số cơ chế, chính sách triển khai chưa đồng bộ và chưa khai thác được những tiềm năng sẵn có. Mộc Châu cần có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh
hơn nữa mới có thể tiến kịp và hoà nhập với xu thế chung, để sớm trở thành một trong những trung tâm của tỉnh và có được một cơ cấu kinh tế hợp lý trong tương lai.