CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU
2.5.2. So sánh tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người với tốc độ giảm tỷ lệ nghèo.
giảm tỷ lệ nghèo.
Hình 2.4: Tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người với tốc độ giảm nghèo của huyện Mộc Châu
Từ đồ thị ta thấy, giai đoạn 2002 – 2005 tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm nghèo. Điều này chứng tỏ tăng trưởng kinh tế chưa có tác động “lan toả” tích cực đến giảm nghèo, tức là tăng trưởng kinh tế chưa làm giảm nghèo mạnh mẽ. năm 2004 huyện có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là lớn nhất song, tốc độ giảm nghèo chỉ bằng 1/5, giai đoạn 2006 – 2008, tốc độ giảm nghèo xấp xỉ bằng tốc độ tăng thu nhập. Đặc biệt, năm 2008 tốc độ giảm nghèo lớn hơn gấp gần 2 lần so với tốc độ tăng thu nhập, chứng tỏ giai đoạn 2006 – 2008, tăng trưởng kinh tế của huyện Mộc Châu là “vì người nghèo”, tăng trưởng kinh tế có lợi hơn cho người nghèo. Nhưng đến năm 2009, tốc độ giảm nghèo lại đột ngột giảm chỉ bằng 1/24 lần tốc độ tăng thu nhập. Nguyên nhân của sự tụt giảm này là vì trong thời kỳ 2008 – 2009, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn
cầu và lạm phát tăng cao làm cho đời sống nhân dân nói chung và người nghèo không được cải thiện nhiều. Năm 2009, mặc dù thu nhập bình quân đầu người là 10,5 triệu đồng cao hơn nhiều năm 2007 với thu nhập bình quân đầu người là 8,2 triệu đồng nhưng chỉ số giá tiêu dùng lại tăng cao nên người dân lại có xu hướng nghèo hơn năm 2007. Hơn nữa, phân phối thu nhập không đồng đều, thu nhập này chủ yếu rơi vào một bộ phận nhỏ dân số. Tăng trưởng kinh tế có lợi cho người giàu hơn, người nghèo không được hưởng lợi một cách đầy đủ từ quá trình tăng trưởng. Như vậy, tăng trưởng kinh tế vừa xoá đói giảm nghèo, vừa lại làm gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.