CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU
2.3.1.2. Vấn đề việc làm
Trong những năm gần đây, nguồn lao động của huyện rất dồi dào và tăng nhanh. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và các nhà máy, doanh nghiệp tư nhân đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động mỗi năm. Tuy nhiên, phần lớn lao động ở huyện có trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp hoặc không qua đào tạo, chỉ có khoảng 10% lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Đặc biệt ở những vùng khó khăn, người dân không có cơ hội kiếm được việc làm khác ngoài nông - lâm nghiệp do những vùng kém phát triển, nhu cầu lao động không có hoặc rất ít nhưng lao động nông nghiệp rất căng thẳng do tính thời vụ nghiêm ngặt, mỗi vụ trong năm nông dân hường tập trung vào 2 tháng (1 tháng gieo cấy, 1 tháng thu hoạch) và những ngày đó thời gian lao động lên tới 12 – 14 giờ/ngày, khi hết thời vụ thì nông dân thường nghỉ hoặc đi lấy củi, làm thuê… Lao động của huyện chủ yếu là lao động
8Theo nguồn:http://www.cpv.org.vn
nông nghiệp nên khi qua mùa vụ thường có nhiều hộ gia đình thiếu hoặc không có việc làm – đây là một gánh nặng lớn (trong khi đó 1 lao động phải nuôi 2,1 người kể cả bản thân trong điều kiện năng suất lao đông còn rất thấp).
2.3.1.3. Sức khoẻ
Trong những năm qua huyện đã thực hiện tốt công tác thăm, khám, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao, công tác tiêm chủng mở rộng, bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình được quan tâm thực hiện thường xuyên và ổn định. Sức khoẻ của nhân dân ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình đạt 72 tuổi năm 2009, 100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện hoạt động, 55% trạm y tế có bác sỹ, tỷ lệ người mắc các bệnh xã hội ngày càng giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn còn cao (23% năm 2009), đặc biệt ở những xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ này vào khoảng trên 40%. Tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh cũng khá cao (24%) do là huyện miền núi, điều kiện sống của rất nhiều bà con dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp và công tác tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ cộng đồng chưa được đẩy mạnh.
2.3.1.4. Giáo dục
Trong những năm qua, số lượng học sinh phổ thông ở huyện tiếp tục tăng nhất là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông; học sinh Tiểu học trong 5 năm tăng bình quân 4,5%/năm, trung học cơ sở tăng 18%, trung học phổ thông tăng 23,3%. Đến hết năm 2008: 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học; đến năm 2009 có 8/29 xã thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS. Thực hiện phong trào khuyến dạy, khuyến học, tăng cường công tác xoá mù chữ, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung trong dạy và học. Tuy nhiên, chất lượng dạy và học ở hầu hết các cấp là chưa cao, trình độ văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của huyện còn nhiều hạn chế. Đa số họ mù chữ hoặc tái mù chữ, rất ít hộ có văn hoá lớp 8-9. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi không được đi học khá cao (khoảng 50%). Nguyên nhân của hiện tượng này là do gia đình các em rất nghèo, phần nữa là do trường lớp xa thôn bản các em sinh sống, điều kiện đi lại gặp nhiều khó khăn.