CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU
2.3.2. Thực trạng nghèo đó
Là một huyện miền núi nghèo, nội lực kinh tế còn yếu kém, lợi thế so sánh trong đầu tư và phát triển kém, song những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Mộc Châu đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể qua các năm. Năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 45,2%, giảm xuống 38,14% năm 2005 và 25,2% năm 2009.
Hình 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo huyện Mộc Châu giai đoạn 2001– 2010 (theo tiêu chuẩn của bộ LĐTBXH)
(Đơn vị tính: Tỷ lệ %)
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Châu các năm 2003, 2005, 2007, 2009
Theo số liệu thống kê, số hộ nghèo đói của huyện năm 2009 là 8.795 hộ - chiếm 25,2% tổng số hộ dân cư. Theo đánh giá sơ bộ thì trong tổng số 8.795 hộ nghèo đói thì số hộ là dân tộc H’Mông và dân tộc Thái chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Thu nhập chính của các hộ này là sản phẩm của nông – lâm nghiệp (trong nông nghiệp thì sản phẩm trồng trọt là chính, trong lâm nghiệp thì sản phẩm nghề rừng là chính). Giá trị ngày công lao động của nông dân rất thấp (khoảng 10-15 nghìn đồng một người/ngày). Với mức này thì lao động của họ cũng chỉ đủ ăn từng bữa mà không có tích luỹ, tái sản xuất.
Biểu 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mộc Châu so với cả nước và của vùng Tây Bắc (Đơn vị tính: Tỷ lệ %) Năm 2002 2004 2006 2007 2008 2009 Cả nước 28,9 18,1 15,47 14,75 12,1 11 Vùng Tây Bắc 68 58,6 53,5 33,8 28,7 24 Huyện Mộc Châu 44,7 40,6 33,1 30,5 25,38 25,2
Nguồn:- Niên giám thống kê năm 2004 và 2008
- Niên giám thống kê huyện Mộc Châu các năm 2004,2007, 2009
- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Mộc Châu đến năm 2020
Qua bảng số liệu ta thấy rằng, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mộc Châu luôn cao hơn tỷ lệ hộ nghèo của cả nước. Năm 2002, tỷ lệ nghèo của huyện là 44,7% trong khi của cả nước là 28,9%. Đến năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 25,2% nhưng vẫn cao gấp hơn 2 lần tỷ lệ hộ nghèo của cả nước (11%). Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mộc Châu lại thấp hơn so với tỷ lệ hộ nghèo của vùng Tây bắc. Năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo của vùng Tây Bắc là 58,6% trong khi của Mộc Châu là 40,6% (thấp hơn 18%), năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo của Tây Bắc là 28,7%, của Mộc Châu là 25,8% (thấp hơn 2,9%). Đến năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo của Mộc Châu là 25,2%, cao hơn 1,2% so với tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây bắc. Điều đó cho thấy, tuy tỷ lệ hộ nghèo của Mộc Châu nhìn chung là thấp hơn so với tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây bắc nhưng tốc độ giảm nghèo lại chậm hơn nhiều, sự phân bố nghèo đói ở huyện cũng không đồng đều:
Biểu 2.5: Phân bố nghèo đói ở huyện Mộc Châu
Số
TT Tên xã Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số hộ nghèoSố hộ nghèo% hộ số hộ nghèoSố hộ nghèo% hộ số hộ nghèoSố hộ nghèo% hộ Số hộ nghèoSố hộ % hộ nghèo Số hộ nghèoSố hộ nghèo% hộ
TOÀN HUYỆN 32,029 11,761 36.72 32,868 10,436 31.75 33,669 10,274 30.51 35,755 8,795 24.60 35,755 9,009 25.20 HUYỆN 32,029 11,761 36.72 32,868 10,436 31.75 33,669 10,274 30.51 35,755 8,795 24.60 35,755 9,009 25.20 I Vùng dọc quốc lộ 6 20,549 5,827 28.36 20,979 4,880 23.26 21,435 4,653 21.71 22,417 4,048 18.06 22,417 4,111 18.34 1 Tân Lập 1,864 581 31.17 1,904 530 27.84 1,983 463 23.35 2,009 194 9.66 151 7.52 2 Vân Hồ 1,401 553 39.47 1,495 520 34.78 1,549 344 22.21 1,641 346 21.08 346 21.08 3 Mường Sang 1,184 412 34.80 1,203 385 32.00 1,228 317 25.81 1,276 204 15.99 180 14.11 4 Đông Sang 944 367 38.88 978 335 34.25 995 342 34.37 1,017 324 31.86 324 31.86 5 Phiêng Luông 653 224 34.30 669 190 28.40 673 221 32.84 679 175 25.77 100 14.73 6 Chiềng Khoa 933 380 40.73 958 330 34.45 953 411 43.13 1,057 338 31.98 440 41.63 7 Tô Múa 940 408 43.40 981 395 40.27 1,022 408 39.92 1,101 429 38.96 416 37.78 8 Hua Păng 832 346 41.59 907 305 33.63 936 300 32.05 968 312 32.23 306 31.61 9 TT Nông trường 6,354 1,052 16.56 6,358 850 13.37 6,362 643 10.11 6,488 527 8.12 538 8.29 10 Chiềng Yên 842 477 56.65 825 145 17.58 859 487 56.69 867 609 70.24 624 71.97 11 TT Mộc Châu 2,429 216 8.89 2,472 150 6.07 2,510 76 3.03 2,811 45 1.60 38 1.35 12 Lóng Luông 837 339 40.50 887 315 35.51 941 348 36.98 1,005 281 27.96 329 32.74 13 Chiềng Hắc 1,336 472 35.33 1,342 430 32.04 1,424 293 20.58 1,498 264 17.62 319 21.30 II Vùng dọc Sông Đà 6,942 3,510 50.56 7,135 3,298 46.22 7,223 3,243 44.90 7,806 2,956 37.87 7,806 3,020 38.69 1 Tân Hợp 986 514 52.13 1,040 450 43.27 1,071 526 49.11 1,152 578 50.17 606 52.60
3 Tà Lại 570 232 40.70 586 215 36.69 587 210 35.78 747 190 25.44 183 24.504 Suối Bàng 654 469 71.71 650 440 67.69 658 476 72.34 725 381 52.55 430 59.31 4 Suối Bàng 654 469 71.71 650 440 67.69 658 476 72.34 725 381 52.55 430 59.31 5 Quy Hướng 756 338 44.71 765 316 41.31 781 339 43.41 862 310 35.96 339 39.33 6 Song Khủa 1,011 481 47.58 1,040 435 41.83 1,065 466 43.76 1,103 351 31.82 348 31.55 7 Liên Hoà 555 331 59.64 574 312 54.36 584 293 50.17 624 354 56.73 381 61.06 8 Mường Tè 736 301 40.90 765 455 59.48 786 342 43.51 820 276 33.66 202 24.63 9 Quang Minh 402 178 44.28 415 160 38.55 426 167 39.20 442 121 27.38 109 24.66 10 Mường Men 401 297 74.06 410 180 43.90 357 221 61.90 385 209 54.29 251 65.19 III Vùng cao biên giới 4,538 2,424 53.42 4,754 2,258 47.50 5,011 2,378 47.46 5,532 1,791 32.38 5,532 1,878 33.95 1 Chiềng Xuân 1,668 1,088 65.23 439 1,033 235.31 474 344 72.57 510 246 48.24 211 41.37 2 Xuân Nha 698 0.00 714 417 58.40 781 320 40.97 509 65.17 3 Tân Xuân 611 0.00 659 526 79.82 728 528 72.53 567 77.88 4 Lóng Sập 675 408 60.00 728 370 50.82 742 408 54.99 850 260 30.59 232 27.29 5 Chiềng Khừa 531 291 59.88 579 275 47.50 605 266 43.97 609 121 19.87 141 27.29 6 Chiềng Sơn 1,664 637 39.96 1,699 580 34.14 1,817 417 22.95 2,054 316 15.38 218 10.61
Từ biểu trên ta thấy tiến bộ đạt được trong xoá đói, giảm nghèo là không đồng đều. Các xã vùng sâu vùng xa, có tỷ lệ đói nghèo khá cao. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng này cao gấp từ 2 – 3 lần so với các xã vùng II, và các thị trấn. Huyện có 16 xã thuộc chương trình 135 có tỷ lệ hộ đói nghèo trên 50%: Chiềng Khừa, Lóng Sập, Xuân Nha, Tân Hợp, Suối Bàng, Mường Men… Ở các xã này, trên 40% dân số chưa được sử dụng điện, nước sạch sinh hoạt; sản xuất nông nghiệp chậm phát triển, năng suất chỉ đạt trên 30 tạ/ha, thu nhập bình quân đạt 120 USD/năm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, dành nhiều nguồn lực để ưu tiên phát triển vùng này nhưng mức độ chuyển biến chậm, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân, chủ yếu ở các xã là do diện tích đất tự nhiên rộng, đất nông nghiệp chỉ chiếm 6%, trình độ sản xuất lạc hậu, kết cấu hạ tầng vừa thiếu, vừa yếu. Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước đầu tư còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp; đội ngũ cán bộ cơ sở yếu, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó người dân ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước, cán bộ thiếu sự năng động, không phát huy nội lực và nỗ lực vươn lên, nhiều người không muốn vươn lên để thoát nghèo.