VI Dịch vụ lưu trữ và dịch vụ khác
HOÀN KIẾM 3.1 Các biện pháp quản lý đối tượng nộp thuế.
3.1. Các biện pháp quản lý đối tượng nộp thuế.
Đối với địa bàn tập trung số lượng lớn các hộ kinh doanh cá thể với hình thức kinh doanh đa dạng và quy mô kinh doanh cũng rất phong phú như Quận Hoàn Kiếm thì việc quản lý thực hiện Luật thuế nói chung và Luật thuế GTGT nói riêng là rất khó khăn và phức tạp. Một bộ phận không nhỏ người nộp thuế chưa thật sự tự giác trong việc kê khai, nộp thuế; hiện tượng gian lận còn xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: kinh doanh không có giấy phép đăng ký kinh doanh, không ra kê khai nộp thuế với cơ quan thuế khi phát sinh hoạt động kinh doanh... Do đó để thực hiện tốt hơn công tác quản lý thuế thì chi cục thuế cần triển khai những biện pháp sau:
- Cán bộ thuế phải tích cực bám sát địa bàn, tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế để nâng cao sự hiểu biết và tính tuân thủ tự giác trong việc kê khai nộp thuế. Khi chính sách, quy định mới về thuế của nhà nước được ban hành thì cán bộ thuế cần thông báo và giải thích rõ để người nộp thuế hiểu về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế và thực hiện đúng quy định của Luật thuế. Tuyên truyền và vận động người nộp thuế dưới nhiều hình thức khác nhau như: thông qua loa phát thanh của từng tổ dân phố, thông qua phương tiện đại chúng như báo đài của địa phương, phát tờ rơi đến từng hộ kinh doanh cá thể, tổ chức một đội tuyên truyền và sẵn sàng giải thích mọi khúc mắc về luật thuế của người dân mọi lúc...
- Các đội kiểm tra thuế, các đội thuế phường, chợ phối hợp chặt chẽ với UBND các phường đẩy mạnh công tác kiểm tra, điều tra, phát hiện và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm như: kê khai chậm, kê khai sai dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, không kê khai thuế, có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn ra kinh doanh, đặc biệt là hành vi buôn bán và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để chiếm đoạt tiền thuế. Đảm bảo 100% người nộp thuế kê khai đúng thời hạn quy định.
- Chi cục phải thường xuyên phối hợp với phòng tin học và xử lý dữ liệu Cục thuế Thành phố Hà Nội và phòng Kinh tế Quận để nắm danh sách các hộ kinh doanh mới ra kinh doanh để kịp thời đưa vào quản lý. Khẩn trương hoàn thành thủ tục cấp mã số thuế cho cá nhân mới ra kinh doanh. Tăng cường kiểm tra, đưa vào quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân thực tế có kinh doanh nhưng không kê khai nộp thuế.
- Tích cực rà soát thu nhập thực tế của các hộ miễn thuế để đưa các hộ đó vào quản lý thu thuế nếu thu nhập thực tế vượt mức thu nhập được miễn thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo việc miễn thuế cho hộ kinh doanh được thực hiện theo đúng quy định.
- Thực hiện rà soát doanh thu, mức thuế trước mỗi ký ổn định thuế để xác định doanh thu mức thuế suất sát với doanh thu thực tế kinh doanh cho cả kỳ ổn định tiếp theo, thực hiện công khai doanh thu dự kiến để hộ kinh doanh biết, tham gia ý kiến.
- Thực hiên duyệt bộ đúng quy trình, niêm yết công khai danh sách mức thuế đã được duyệt của các hộ kinh doanh tại UBND phường, trụ sở Đội thuế, trụ sở ban quản lý chợ, tại tổ các ngành hàng, phối hợp công khai giữa các đội thuế trong cùng chi cục, để các hộ kinh doanh biết, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và giám sát công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế qua đó phát hiện sự bất hợp lý giữa địa bàn với các hộ kinh doanh để có sự điều chỉnh kịp thời tạo sự công bằng, khách quan.
- Thường xuyên phát động phong trào thi đua giữa các đội. Thực hiện phân công, phân nhiệm giữa các cán bộ thuế. Mỗi cán bộ thuế chịu trách nhiệm quản lý một khu vực cá thể của một địa bàn để dễ tìm hiểu và nắm rõ tình hình của từng hộ cá thể. Tránh tình trạng một cán bộ thuế quản lý nhiều năm trên một địa bàn, cần linh hoạt luân phiên thay đổi giữa các cán bộ. Tổ chức hoạt động tuyên dương, khen thưởng công khai đối với các hộ kinh doanh thực hiện tốt luật thuế.