Quản lý căn cứ tính thuế.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GTGT CỦA HỘ SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM (Trang 49 - 59)

10. Đội thuế liên xã, phường ,thị trấn.

2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế.

Mục đích rất quan trọng của công tác quản lý thực hiện Luật thuế GTGT của các hộ kinh doanh cá thể là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT từ thành phần kinh tế cá thể, chống thất thu cho ngân sách nhà nước. Thất thu thuế bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó quản lý không tốt căn cứ tính thuế cũng là một nguyên nhân cốt yếu. Mục đích của quản lý căn cứ tính thuế là xác định được doanh thu tính thuế một cách chính xác và áp dụng đúng mức thuế suất để tạo căn cứ tính thuế đúng và đủ.

Hiện nay, Chi cục thuế quản lý các hộ kinh doanh dưới hai hình thức là kê khai và khoán doanh thu. Những hộ thực hiện đầy đủ chứng từ, hóa đơn, chứng từ mua vào, bán ra hay thực hiện đầy đủ hóa đơn chứng từ bán ra xác định được doanh thu thì áp dụng theo hình thức kê khai, còn

những hộ thực hiện chưa đầy đủ hóa đơn chứng từ thì nộp thuế theo hình thức khoán.

Để rõ hơn về tình hình quản lý căn cứ tính thuế tại Chi cục thuế Hoàn Kiếm ta cùng xem xét từng hình thức nộp thuế.

Đối với hộ nộp thuế theo hình thức kê khai.

Trong thời gian gần đây, ý thức tự giác chấp hành việc nộp tờ khai của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận có nhiều tiến bộ. Các hộ kinh doanh thực hiện nộp tờ khai đầy đủ nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác quản lý thuế của Chi cục. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh vẫn nộp tờ khai đầy đủ nhưng việc xác định doanh thu và tỷ lệ % GTGT trên doanh thu còn chưa chính xác và việc kê khai các thông tin trên tờ khai còn chưa đầy đủ. Nhìn chung, chất lượng thông tin trên tờ khai còn nhiều hạn chế.

Để có kết quả như trên phải kể đến công tác kiểm tra tờ khai của cán bộ đội nghiệp vụ thuộc chi cục thuế. Cán bộ thuế tiếp nhận tờ khai và các bảng danh sách kèm theo bao gồm các thông tin như tên, địa điểm kinh doanh, doanh thu kiểm tra, mã số thuế.Tiếp đó, cán bộ thuế có trách nhiệm đối chiếu những thông tin trên tờ khai thuế khoán của đối tượng nộp thuế đã khai với những thông tin trong danh sách mà cán bộ thuế của các đội thuế đã điều tra được xem có khớp nhau không.

Thông tin về doanh thu và mức thuế trên tờ khai phải đảm bảo phù hợp với thông tin trong bảng danh sách điều tra kèm theo của cán bộ thuế và thuế phải đúng với trong quy định của Luật. Trường hợp cán bộ thuế kiểm tra thấy có nghi vấn như doanh thu kê khai thấp hơn doanh thu quản lý thuế của các tháng trước liền kề thì cán bộ thuế phải tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân. Nếu phát hiện sai sót thì phải thông báo cho cán bộ

quản lý trực tiếp hộ kinh doanh lên đội nghiệp vụ nhận lại tờ khai đó để chỉnh sửa cho phù hợp.

Đối với những hộ đã quá thời hạn giao nộp tờ khai hoặc đã nộp tờ khai nhưng không đúng căn cứ tính thuế và sau đó đã được cơ quan thuế thông báo để chỉnh sửa nhưng không sửa hoặc sửa nhưng cố ý chỉnh sửa sai thì Chi cục thuế sẽ ra quyết định ấn đinh số thuế phải nộp theo quy định của Luật hiện hành.

Ngoài việc kiểm tra các yếu tố rủi ro trên tờ khai, chi cục thuế còn tiến hành kiểm tra tại cơ sở của từng hộ. Khi việc kiểm tra trên tờ khai chưa đảm bảo chính xác và hợp lý, chi cục thuế triển khai kế hoặch điều tra tại cơ sở của người nộp thuế. Đội kiểm tra thuế phối hợp với ban quản lý thị trường, ban quản lý chợ, tiến hành điều tra doanh thu, kiểm tra sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ, quan sát tình hình ra vào của khách hàng, tình hình thực tế kinh doanh của từng hộ.

Tình hình quản lý cấp phát hoá đơn tại chi cục thuế đối với các hộ nộp thuế cũng được chặt chẽ. Đội ấn chỉ mở sổ theo dõi chứng từ riêng đối với cá thể, để có thể mua được hoá đơn cần xuất trình giấy giới thiệu,báo cáo sử dụng hoá đơn,chứng minh thư, dấu đóng hoá đơn,sổ mua hoá đơn.

Đối với hộ nộp thuế theo kê khai thì điều quan trọng là cần phải quản lý doanh thu kê khai. Theo nguyên tắc các hộ này phải phản ánh trung thực đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ. Các hoạt động mua bán phải có hoá đơn chứng từ kèm theo. Tuy nhiên, hiện tượng không chấp hành nguyên tắc này là rất phổ biến. Các hộ luôn tìm mọi cách để ghi giảm doanh thu, ghi tăng thuế đầu vào để được khấu trừ, bán hàng không xuất hoá đơn.

Đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, thì hiện tượng trốn thuế thông qua hoá đơn bán ra và mua vào trở nên phổ biến. Các hộ

thường kê khai thiếu doanh thu trên hoá đơn bán ra, kê khai tăng đầu vào trên hoá đơn GTGT mua hàng làm tăng số thuế đầu vào được khấu trừ. Ngoài ra, còn chia nhỏ các hợp đồng mua bán để có trị giá mua vào nhỏ hơn 10 triệu đồng nhằm tránh phải thanh toán qua ngân hàng mà vẫn được khấu trừ để kê khai sai đầu vào, khiến việc quản lý của cơ quan thuế trở nên khó khăn hơn.

Còn đối với các hộ nộp thuế kê khai doanh thu thì việc kê khai doanh thu thiếu trung thực trở nên phổ biến, chỉ kê khai doanh thu trên hoá đơn, còn doanh thu bán lẻ hầu như không kê khai.

Để thấy được sự biến động của doanh thu tính thuế đối với hộ cá thể nộp theo hình thức kê khai ta có bảng sau đây:

Bảng 06: Tình hình quản lý doanh thu với hộ kê khai.

Đơn vị: 1000Đ Ngành

nghề

Tháng 12/2008 Tháng 12/2009 So sánh Số hộ Doanh thu Số

hộ Doanh thu Tuyệt đối

Tương đối Sản xuất 20 1,452,303 13 356,200 -1,096,103 -0.755 Thương nghiệp 1725 348,752,940 585 98,691,973 -250,060,967 -0.717 Ăn uống 115 6,115,933 52 3,832,127 -2,283,806 -0.373 Dịch vụ 217 21,564,908 259 41,477,488 19,912,580 0.923 Tổng 2,077 377,886,084 909 144,357,788 -233,528,296 -0.618

Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu tính thuế đối với những hộ kê khai tháng 12/2009 giảm 233,528,296 nghìn đồng so với tháng 12/2008 tương ứng với tỷ lệ là 61.8%. Tất cả các ngành sản xuất, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ đều có doanh thu giảm xuống trong đó ngành thương nghiệp bị giảm nhiều nhất với doanh thu tháng 12/2009 giảm 250,060,967 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 71,7%. Từ đó cho thấy số thuế GTGT thu

được từ những hộ nộp thuế theo hình thức kê khai cũng giảm xuống. Để thấy rõ hơn ta có bảng số liệu sau:

Bảng 07: Tình hình thu thuế GTGT từ các hộ nộp thuế theo hình thức kê khai. Đơn vị: 1000Đ

Ngành nghề Tháng 12/2008 Tháng 12/2009 So sánh

Số hộ Thuế GTGT Số hộ Thuế GTGT Tuyệt đối Tương đối

Sản xuất 20 30,268 13 13,491 -16,777 -0.554 Thương nghiệp 1725 3,083,880 585 579,354 -2,504,526 -0.812 Ăn uống 115 233,275 52 12,925 -220,350 -0.945 Dịch vụ 217 1,340,557 259 1,214,155 -126,402 -0.094 Tổng 2,077 4,687,980 909 1,819,925 -2,868,055 -0.612 Nguyên nhân khiến doanh thu giảm dẫn đến số thuế GTGT thu được giảm là do số lượng hộ nghỉ kinh doanh trong tháng 12/2009 nhiều hơn tháng 12/2008 như trong bảng 04 và mặt khác do điều kiện khách quan là nền kinh tế trang trong tình trạng khủng hoảng, lạm phát cao nên việc sản xuất, kinh doanh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình các hộ kinh doanh kê khai doanh thu thuế thiếu trung thực và sử dụng hóa đơn để hợp lý hóa số liệu kê khai vẫn xảy ra và ngày càng có nhiều hình thức tinh vi hơn. Trong một sớm một chiều không thể giải quyết triệt để hiện tượng này nhưng Chi cục thuế Hoàn Kiếm đã phối hợp với các cơ quan quản lý thị trường, với các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành điều tra doanh thu của các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn đã phát hiện và kịp thời xử lý nhiều hộ sản xuất, kinh doanh cá thể vi phạm và đã có những biện pháp xử lý thích đáng, điển hình như một số hộ sau:

Bảng 08: Quản lý doanh thu kê khai ở một số hộ điển hình tháng 12/2009. Đơn vị: 1000Đ

Tên hộ Ngành nghề Doanh thu kê khai Doanh thu kiểm tra Tỷ lệ kê khai/kiểm tra Hoàng Văn Dũng Sản xuất 26,520 28,750 0.922 Nguyễn Việt Đỗ Bán nông cụ, đồ sắt 10,010 12,400 0.807 Nguyễn Thị Lý Ăn uống bình dân 60,000 64,000 0.938 Nguyễn Đức Hiền Dịch vụ sửa máy móc 20,150 22,300 0.904

Theo bảng trên ta thấy một số hộ kinh doanh kê khai doanh thu chịu thuế thấp hơn doanh thu thực tế, một số hộ bị phát hiện gian lận vi phạm theo hình thức này kê khai doanh thu trung bình khoảng 0.893 tương đương với 89.3% doanh thu thực tế. Do sự quản lý chặt chẽ của Chi cục thuế và các cơ quan, tổ chức liên quan nên tình trạng này xảy ra không nhiều trên địa bàn quận và mức độ vi phạm không quá nghiêm trọng nhưng cũng đã ảnh hưởng một phần đến thu ngân sách nhà nước.

Đối với các hộ nộp thuế theo hình thức khoán.

Số hộ sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm chủ yếu là nộp thuế theo hình thức khoán doanh thu, nên việc thất thu thuế đối với những hộ này là điều không thể tránh khỏi.

Để tăng sự bình đẳng cho các hộ nộp thuế và tạo niềm tin vào tính khách quan, công bằng của thuế ban lãnh đạo chi cục thuế Hoàn Kiếm đã đề ra nhiều biện pháp và thường xuyên chỉ đạo nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh trên địa bàn, để phân loại các hộ, làm công tác ấn định doanh thu. Chi cục thuế thường xuyên tiến hành điều tra doanh thu của các hộ. Dựa trên giá cả thị trường của từng mặt hàng trên địa bàn, từng phường,

từng khu vực để ấn định mức doanh thu sát thực tế hơn. Đội thuế phưòng kết hợp với hội đồng tư vấn xã phường, ban quản lý thị trường, ban quản lý chợ tiến hành hiệp thương đối với từng hộ cá thể để đưa ra mức doanh thu ấn định hợp lý. Khi ấn định hay thay đổi mức doanh thu ấn định cán bộ thuế thông báo công khai cho đối tượng nộp thuế ngay tại cơ sở của người nộp thuế, có sự chứng kiến của hội đồng tư vấn phường. Nên việc quản lý doanh thu đối với các hộ khoán được tốt hơn. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu tình hình quản lý doanh thu tính thuế như sau:

Bảng 09: Tình hình quản lý doanh thu đối với các hộ khoán.

Đơn vị: 1000Đ

Ngành nghề

Tháng 12/2008 Tháng 12/2009 So sánh

Số hộ Doanh thu Số hộ Doanh thu Tuyệt đối Tương đối Sản xuất 41 540,543 48 989,729 449,186 0.831 Thương nghiệp 5803 230,974,835 7,345 658,996,216 428,021,381 1.853 Ăn uống 838 6,543,759 1,005 24,231,051 17,687,292 2.703 Dịch vụ 799 3,598,483 801 30,291,941 26,693,458 7.418 Tổng 7,481 241,657,620 9,199 714,508,937 472,851,317 1.957 Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu tính thuế của các hộ khoán tăng lên 472,851,317 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 195.7%. Tất cả các ngành đều tăng lên, cụ thể như sau:

- Ngành sản xuất tăng lên 989,729 nghìn đồng, tương tứng với tỷ lệ 81.1%.

- Ngành thương nghiệp tăng 428,021,381 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 185.3%.

- Ngành ăn uống tăng 17,687,292 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 270.3%.

- Ngành dịch vụ tăng 26,693,458 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 741.8%.

Doanh thu của các ngành tháng cuối năm 2009 tăng lên gấp nhiều lần so với tháng cuối năm 2008. Đạt được thành quả tốt đẹp như vậy cho thấy công tác điều chỉnh doanh thu của chi cục rất đúng đắn và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của Quận.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng cần có them biện pháp để duy trì tốc độ phát triển của ngành thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ và khuyến khích ngành sản xuất phát triển hơn nữa để tăng số thu cho ngân sách nhà nước. Củng cố và nuôi dưỡng các nguồn thu, phát triển cân đối các ngành kinh tế, tận dụng hết các nguồn lực vốn có, phát huy lợi thế so sánh đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất cho quận và nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Do đó, việc điều chỉnh doanh thu các hộ sản xuất kinh doanh cá thể cũng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ và cần thiết phải điều chỉnh một cách hợp lý. Để thấy rõ được công tác điều chỉnh doanh thu của chi cục ta đi xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 10: Tình hình điều chỉnh doanh thu năm 2009. Đơn vị: 1000Đ Ngành Số hộ Doanh thu cũ Doanh thu mới Thuế cũ Thuế mới So sánh thuế Tuyệt đối Tương đối(%) Sản xuất 7 207,444 238,976 2,338 2,698 360 15.4 Thương nghiệp 648 26,989,395 31,442,645 304,202 354,395 50,193 16.5 Ăn uống 73 3,597,416 4,165,808 40,547 46,953 6,406 15.8 Dịch vụ 59 3,607,737 4,221,052 40,663 47,576 6,913 17.0 Tổng 787 34,401,992 40,068,48 1 387,750 451,623 63,873 16.5 Năm 2009 chi cục thuế Hoàn Kiếm đã tiến hành điều chỉnh được 787 hộ cá thể, còn lại 9321 hộ vào diện ổn định. Qua đó, ta thất tỷ lệ điều chỉnh cũng chưa nhiều. Trong các ngành điều chỉnh thì ngành thương nghiệp có sự điều chỉnh lớn nhất với doanh thu điều chỉnh là 4.453.250 nghìn đồng làm cho số thuế phải nộp tăng lên 50.193 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ là 16.5%, ngành dịch vụ số thuế tăng lên 6.913 nghìn đồng với tỷ lệ là 17%, ngành sản xuất là ngành có sự điều chỉnh tốt nhất với mức thuế tăng lên 360 nghìn đồng với tỷ lệ là 15.4%. Với sự điều chỉnh như trên thì làm cho số thuế tăng lên 63,873 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ là 16.5%. Số thuế tăng lên qua việc điều chỉnh vẫn chưa thật sự nhiều, do đó trong thời gian tới chi cục thuế cần phải tiến hành điều chỉnh một cách toàn diện hơn nữa, đưa thêm được số hộ vào diện điều chỉnh, tăng số thu cho ngân sách nhà nước. Việc không xác định được đầy đủ số hộ phải đưa vào diện điều chỉnh thuế sẽ gây ra sự bất bình đẳng, và sự phản ứng của những hộ khác gây khó khăn cho công

tác quản lý thuế. Đó là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nợ đọng thuế, nghỉ kinh doanh làm giảm số thu thuế cho ngân sách nhà nước. Thực tế cho thấ một số hộ kinh doanh sau khi điều chỉnh thuế thì hay kêu ca mức thuế quá cao và yêu cầu giảm mức thuế phải nộp. Có rất nhiều lý do khác nhau mà các hộ kinh doanh dựa vào đó để trì hoãn việc nộp thuế gây khó khăn cho quá trình thu thuế.

Công tác điều chỉnh doanh thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các chỉ tiêu thu nhập, giá cả, sức mua của thị trường, kế hoạch thu được giao… kết hợp với việc điều tra doanh thu. Tuy nhiên việc đưa ra mức doanh thu ấn định chỉ mang tính chất chủ quan chưa thể bám sát với thực tế vì các hoạt động kinh tế được diễn ra và thay đổi không ngừng theo cơ chế thị trường. Nhiều trường hợp những hộ khi được đưa vào diện điều chỉnh thì họ luôn tìm cách che đậy doanh thu thực tế để được giảm thuế và thường là doanh thu kê khai bé hơn doanh thu thực tế. Chi cục thuế đã phối hợp với các ban ngành liên quan thực hiện điều tra doanh thu trên tất cả các ngành nghề. Một vài trường hợp điển hình như sau:

Bảng 11: Tình hình quản lý doanh thu của một số hộ khoán. Đơn vị: 1000Đ Tên hộ Ngành nghề Doanh thu

khoán Doanh thu kiểm tra Tỷ lệ khoán/kiểm tra

Nguyễn Thị Mai Sản xuất 11,000 15,600 0.705

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GTGT CỦA HỘ SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w