VI Dịch vụ lưu trữ và dịch vụ khác
2.2.3. Tình hình quản lý thu nộp thuế và thu hồi nợ đọng.
Trong những năm qua để tiến hành quản lý việc thu nộp thuế đầy đủ cho ngân sách nhà nước thì chi cục thuế không ngừng phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Số thuế GTGT ghi thu được của chi cục thuế thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 12: Tình hình ghi thu thuế GTGT.
Ngành Tháng 12/2008 Tháng 12/2009 So sánh Số lượt hộ Thuế Số lượt
hộ Thuế Tuyệt đối
Tương đối(%) Sản xuất 47 41,790 61 40,479 -1,311 -3.14 Thương nghiệp 6,048 5,397,848 7,930 5,040,405 -357,443 -6.62 Ăn uống 605 432,132 1,057 603,213 171,081 39.59 Dịch vụ 615 1,441,282 1,060 1,483,880 42,598 2.96 Tổng 7,315 7,313,052 10,108 7,167,977 -145,075 -1.98
Qua bảng số liệu trên ta thấy được số thuế GTGT thu nộp đối với hộ kinh doanh cá thể tháng 12/2009 giảm so với tháng 12/2008 là 145.075 nghìn đồng với tỷ lệ là 1.98%. Cụ thể: ngành sản xuất giảm 1311 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 3.14%; ngành thương nghiệp giảm 357.443 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 6.62%; ngành ăn uống tăng 171.081 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 39.59%; ngành dịch vụ tăng 42.598 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.96%. Trong số bốn ngành thì số thuế thu được từ ngành ăn uống và dịch vụ tăng còn ngành sản xuất và thương nghiệp giảm, nhưng do thị phần trong cơ cấu ngành của ngành thương nghiệp chiếm phần vô cùng lớn và những ngành khác thì chiếm thị phần ít nên ngành thương nghiệp có số thuế thu được giảm, đồng thời số thuế thu được từ ngành ăn uống và dịch vụ tăng nhưng số tăng không nhiều kéo theo số thu thuế GTGT của toàn tháng 12/2009 giảm so với số thu tháng 12/2008. Nguyên nhân dẫn đến thực tế này là do ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc suy thoái kinh tế và lạm phát kéo dài suốt năm 2009 làm cho tình hình sản xuất, kinh doanh của thành phần cá thể cũng gặp rất nhiều khó khăn, doanh thu đạt được cũng giảm dẫn đến số thuế GTGT thu được cũng giảm. Bên cạnh rất nhiều thử thách nhưng cùng với sự nỗ lực rất lớn của Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên
trong chi cục thuế Hoàn Kiếm nên số thuế thu được tuy có giảm nhưng tỷ lệ giảm là cũng rất ít chỉ 1.98%.
Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện hơn về công tác quản lý thực hiện Luật thuế GTGT tại chi cục thuế Hoàn Kiến ta đi xem xét thêm tình trạng thu hồi nợ đọng thuế GTGT.
Những năm gần đây, Chi cục thuế thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế. Kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành như phường xã, kho bạc và công an Chi cục thuế đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ. Chi cục thuế đã có kế hoạch làm việc cụ thể, giao chỉ tiêu, kế hoạch thu hồi nợ đọng cho từng đội thuế phường, liên phường, đội thuế chợ và liên chợ; phát động phong trào thi đua trong toàn chi cục nhằm động viên, khuyến khích cán bộ thuế trong thực hiện công tác thu nộp và thu hồi nợ thuế.
Ban lãnh đạo chi cục thuế yêu cầu các đội thuế phối hợp với UBND phường thành lập tổ công tác liên ngành, lên kế hoạch cụ thể từng tháng để triển khai công tác thu nợ. Đội thanh tra thuế trên cơ sở các hộ còn nợ tiến hành kiểm tra, sát sao hơn công tác thu nộp và thu hồi nợ đọng của các đội thuế phường, chợ và tình hình nợ đọng của các hộ để tìm ra nguyên nhân nợ thuế của các hộ.
Để tìm hiểu sâu hơn tình trạng nợ thuế trên địa bàn ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 13: Tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT.
Đơn vị: 1000Đ
Ngành Tháng 12/2008 Tháng 12/2009
Ghi thu Thực thu Nợ %
Nợ Ghi thu Thực thu Nợ
% Nợ Sản
Thương nghiệp 5,397,848 5,343,870 53,978 1.00 5,040,405 4,996,049 44,356 0.88 Ăn uống 432,132 428,891 3,241 0.75 603,213 598,448 4,765 0.79 Dịch vụ 1,441,282 1,429,319 11,963 0.83 1,483,880 1,473,493 10,387 0.7 Tổng 7,313,052 7,243,494 69,558 0.95 7,167,977 7,108,137 59,840 0.83
Theo bảng số liệu trên thì tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT toàn chi cục 2 năm gần đây nhìn chung là rất thấp và năm 2009 so với năm 2008 đã giảm từ 0.95% xuống còn 0.83%. Tỷ lệ nợ đọng của các ngành đều giảm trừ ngành ăn uống. Đó là thành quả đạt được trong công tác quản lý nợ thuế tại chi cục thuế Hoàn Kiếm. Ngành dịch vụ có tỷ lệ nợ đọng giảm nhiều nhất giảm được 0.13% (0.83-0.7), tiếp theo đó là ngành thương nghiệp giảm được 0.12%, ngành sản xuất giảm được 0.08%, riêng chỉ có ngành ăn uống có tỷ lệ nợ đọng tăng 0.04% so với năm 2008. Tuy tỷ lệ nợ đọng thuế tăng trong ngành ăn uống là không nhiều nhưng để đảm bảo số thu thuế GTGT cho ngân sách nhà nước hơn nữa thì chi cục thuế cũng cần có những biện pháp hiệu quả hơn nữa để thu thuế và cưỡng chế nợ thuế nếu cần thiết.