Quản lý đối tượng nộp thuế.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GTGT CỦA HỘ SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM (Trang 39 - 49)

10. Đội thuế liên xã, phường ,thị trấn.

2.2.1. Quản lý đối tượng nộp thuế.

Trong những năm vừa qua, Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức của Chi cục thuế Hoàn Kiếm đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực trong

công tác quản lý đối tượng nộp thuế và đặc biệt là với thành phần kinh tế cá thể.

Chi cục thuế thường xuyên cung cấp tờ khai đăng ký thuế và hướng dẫn các hộ mới ra kinh doanh kê khai, đăng ký thuế. Cán bộ thuế của từng phường, liên phường, chợ, liên chợ tiếp nhận hồ sơ của các hộ kinh doanh và kiểm tra kỹ càng. Khi tiếp nhận thì cán bộ thuế ghi vào sổ nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả giấy chứng nhận đăng ký thuế cho hộ kinh doanh. Sau khi nhận hồ sơ của các hộ kinh doanh thì các đội thuế phường, chợ chuyển hồ sơ về đội nghiệp vụ dự toán thuộc chi cục thuế, tại đây cán bộ nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, đối chiếu các chỉ tiêu khai trên tờ khai sau đó nhập vào hệ thống máy tính.

Tiếp đó, đội kê khai lập danh bạ bộ kinh doanh đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế, đồng thời ra thông báo cho đội thuế phường biết để đưa vào sổ bộ thuế. Chi cục thuế đã thống kê được tình hình kinh doanh cá thể trên địa bàn thông qua trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh.

Các đội thuế phường, liên phường, chợ, liên chợ, ủy nhiêm thu thường xuyên hướng dẫn và đôn đốc người nộp thuế có trách nhiệm đăng ký thuế, khai và nộp thuế.

Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thành phần kinh tế cá thể chiếm một số lượng rất lớn, ngành nghề hoạt động đa dạng như sản xuất, ăn uống, thương nghiệp, dịch vụ, thuê nhà, vận tải... quy mô hoạt động cũng rất phong phú, trình độ học vấn của người nộp thuế cũng rất khác nhau vì vậy việc quản lý thực hiện Luật thuế GTGT của chi cục cũng gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Tính đến tháng 12 năm 2008 chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm đã quản lý được 11.101 hộ kinh doanh cá thể trong đó có 10.022 hộ đã đươc cấp mã số thuế, 1.079 hộ chưa được cấp mã số thuế 12.288. Còn đến tháng 12 năm 2009 chi cục quản lý đươc 11.873 hộ kinh doanh cá thể

trong đó có 11.685 hộ đã được cấp mã số thuế và 188 hộ chưa được cấp mã số thuế. So với năm 2008 thì đến năm 2009 số hộ mà chi cục đã quản lý được tăng lên 772 hộ kinh doanh, đặc biệt năm 2008 số hộ chưa được cấp mã số thuế còn tương đối cao nhưng đến năm 2009 thì con số đó đã giảm xuống rất thấp, giảm 891 hộ so với năm 2008. Điều đó chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế của chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm.

Để thấy được rõ hơn việc quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn ta có thể xem khái quát bảng số liệu về hộ kinh doanh cá thể sau:

Bảng 1 : Số hộ kinh doanh trên địa bàn phân theo bậc môn bài Đơn vị: 1000Đ Bậc môn bài năm 2008 năm 2009 So sánh Tuyệt đối Tỷ lệ % Bậc 1 7,396 6,444 952 12.87 Bậc 2 1,335 1,129 206 15.43 Bậc 3 1,178 1,046 132 11.21 Bậc 4 1,871 1,607 264 14.11 Bậc 5 527 346 181 34.35 Bậc 6 1,121 1,014 107 9.55 Tổng 13,428 11,586 1,842 13.72

Tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn năm 2009 giảm xuống 1842 hộ tương ứng với tỷ lệ là 13.72% so với năm 2008. Số hộ sản xuất kinh doanh phân theo bậc môn bài biến động cụ thể như sau:

Bậc 1 giảm 952 hộ tương ứng với tỷ lệ là 12.87%.

Bậc 2 giảm cuống 206 hộ tương ứng với tỷ lệ là 15.43%. Bậc 3 giảm xuống 132 hộ tương ứng với tỷ lệ là 11.21%. Bậc 4 giảm xuống 264 hộ tương ứng với tỷ lệ là 14.11%. Bậc 5 giảm xuống 181 hộ tương ứng với 34.35%.

Bậc 6 giảm xuống 107 hộ tương ứng với 9.55%.

Qua bảng số liệu trên ta thấy được số hộ kinh doanh bậc 1 giảm nhiều nhất và giảm ít nhất là số hộ kinh doanh bậc 6. Sự biến động về tốc độ giảm quy mô kinh doanh doanh giữa các bậc môn bài không đồng đều và phức tạp. Số hộ kinh doanh năm sau giảm xuống so với năm trước. Nguyên nhân là do năm 2009, nhất là những tháng đầu năm là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao nên việc sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng kinh doanh thua lỗ xảy ra khắp nơi, doanh thu không đủ bù đắp chi phí nên các cơ sở sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải đóng cửa.

Đối với các hộ trụ lại được và vẫn tiếp tục sản xuất kinh doanh thì chi cục thuế đã đưa được nhiều hộ vào diện nộp thuế, kết quả thực hiện được thể hiện hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2 : Tình hình quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn Đơn vị: 1000Đ Chỉ tiêu Tháng 12/2008 Tháng 12/2009 So sánh

Tuyệt đối Tương đối(%) Số hộ kinh doanh

thực tế 13516 11982 -1534 -11.35

Số hộ quản lý 11101 11873 772 6.95

Số hộ ghi thu 9558 10108 550 5.75

Nhìn vào biểu trên ta thấy tháng 12/2009 số hộ ra kinh doanh trên địa bàn giảm 1534 hộ tương ứng với tỷ lệ 11.35% so với tháng 12/2008. Số hộ quản lý tăng 772 hộ tương ứng với 6.95%, số hộ ghi thu tăng lên 550 hộ tương ứng với 5.75% so với tháng 12/2008. Những tháng cuối năm 2009 so với những tháng cuối năm 2008 tuy số hộ ra kinh doanh thực tế giảm nhưng số hộ quản lý được và số hộ ghi thu tăng lên đáng kể. Trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng, gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý do quy mô hộ kinh doanh thay đổi phức tạp nhưng Chi cục thuế đã có những thay đổi tích cực và phù hợp trong biện pháp quản lý đối tượng nộp thuế, các cán bộ nỗ lực trong việc rà soát địa bàn, công tác đăng ký và kê khai thuế có nhiều chuyển biến tích cực nên đã đạt được một số kết quả tốt đẹp trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Bên cạnh đó, tháng 12/2009 vẫn còn 109 hộ chưa đưa vào quản lý do đó Chi cục thuế cũng đã và đang có nhiều cố gắng trong công tác quản lý để có thể quản lý triệt để

hơn nữa số hộ kinh doanh trên địa bàn. Để thấy được điều đó ta phân tích thêm bảng số liệu sau:

Bảng 3 : Tình hình quản lý hộ kinh doanh theo ngành nghề. Đơn vị: 1000Đ Ngành nghề Tháng 12/2008 Tháng 12/2009 Số hộ thực tế (1) Số hộ quản lý (2) Chênh lệch (1)-(2) Số hộ thực tế (3) Số hộ quản lý (4) Chênh lệch (3)-(4) Sản xuất 81 68 13 71 61 10 Thương nghiệp 10,609 8,709 1,900 9,405 7,930 1,475 Ăn uống 1,409 1,160 249 1,251 1,057 194 Dịch vụ 1,417 1,164 253 1,255 1,060 195 Tổng 13,516 11,101 2,415 11,982 10,108 1,874

Qua bảng trên ta thấy ngành bỏ sót nhiều nhất là ngành thương nghiệp. Tháng 12/2009 ngành thương nghiệp bỏ sót 1475 hộ, ngành ăn uống bỏ sót 194 hộ, ngành dịch vụ bỏ sót 195 hộ còn ngành sản xuất bỏ sót 10 hộ. Như vậy, số hộ bỏ sót trong ngành thương nghiệp giảm xuống 1900-1475 = 425 hộ, ngành ăn uống giảm 55 hộ, ngành dịch vụ giảm 58 hộ và ngành sản xuất giảm 3 hộ. Tổng số hộ bị bỏ sót tháng 12/2009 giảm 2415-1874 = 541 hộ so với tháng 12/2008. Tuy so với năm 2008 thì tình hình quản lý hộ kinh doanh cá thể có nhiều tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn còn một bộ phận hộ kinh doanh bị bỏ sót chưa quản lý được.

Theo số liệu thu thập được thì số thuế GTGT ghi thu đối với hộ cá thể tháng 12/2008 là 7,313,052,000 đồng và tháng 12/2009 là 7,167.977,000 đồng. Ta có:

7,313,052,000/9558 = 765,123.666 (Đồng) - Số thuế GTGT phải nộp bình quân 1 hộ 12/2009 là :

7,167.977,000/10108 = 709,138.999 (đồng) Số thuế thất thu ước tính:

- Tháng 12/2008 : 765,123.666 x 2,415 = 1,641,190,264 (đồng) - Tháng 12/2009 : 709,138.999 x 1,874 = 1,328,926,484 (đồng) Ta thấy số thuế GTGT thất thu ước tính là tương đối lớn đối với hộ kinh doanh cá thể bị bỏ sót. Tính trong 1 tháng mà số thất thu thuế GTGT đã lên tới hàng tỷ đồng thì trong một năm con số thất thu này sẽ tăng lên rất lớn làm giảm một phần nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Do đó, Chi cục thuế cũng cần có những biện pháp quản lý hợp lý hơn nữa đối với các hộ kinh doanh cá thể.

Tình trạng hộ kinh doanh bị bỏ sót xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do một số hộ cố tình trốn thuế, không tự giác kê khai nộp thuế và cũng có một số trường hợp hộ không ra đăng ký kinh doanh. Bên cạnh những nguyên nhân từ phía đối tượng nộp thuế thì còn có một số nguyên nhân xuất phát từ phía người quản lý thuế như cán bộ thuế chưa bám sát địa bàn để nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể, công tác kiểm tra còn nhiều thiếu sót, công tác phối hợp với những cơ quan liên quan để giám sát theo dõi đối tượng nộp thuế chưa thật sự hiệu quả. Để hiểu rõ hơn ta đi tìm hiểu thêm một số trường hợp sau :

Trường hợp 1 : có những hộ nộp đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

Bảng 4 : Tình hình hộ nghỉ kinh doanh.

Đơn vị: 1000Đ

Nghỉ tạm Nghỉ hẳn Nghỉ tạm Nghỉ hẳn Số hộ Thuế Số hộ Thuế Số hộ Thuế Số hộ Thuế Sản xuất 0 248. 4 1 654.9 1 446.8 0 341.2 Thương nghiệp 35 30,931. 9 91 81,547.6 86 55,631. 3 66 42,482. 1 Ăn uống 4 3,701. 8 13 9,759.3 11 6,657.7 8 5,084. 1 Dịch vụ 5 9,106. 2 11 24,007.3 12 16,377. 7 10 12,506. 6 Tổng 44 43,988. 3 116 115,969. 1 11 0 79,113. 4 84 60,413. 9

Dựa vào bảng số liệu các hộ nghỉ kinh doanh nghỉ hẳn tháng 12/2009 ít hơn 12/2008 32 hộ, còn các hộ nghỉ tạm thì tháng 12/2009 nhiều hơn 12/2008 là 66 hộ. Trong một tháng thì con số số hộ nghỉ kinh doanh như vậy là không đáng kể so với tổng số hộ quản lý trên địa bàn nhưng cũng làm ảnh hưởng một phần đến số thu thuế của chi cục. Cụ thể, số thu tháng cuối năm 2009 bị giảm đối với hộ kinh doanh cá thể là (79,113.4 + 60,413.9) nghìn đồng. Trong đó, ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng số hộ nghỉ nhiều nhất, tháng 12/2008 nghỉ tạm có 35 hộ, nghỉ hẳn có 91 hộ; tháng 12/2009 86 hộ nghỉ tạm và 66 hộ nghỉ hẳn làm cho số thuế giảm đi 210,592.8 (30,931.9 + 81,547.6 + 55,631.3 + 42,482.1) nghìn đồng. Nguyên nhân dẫn đến các hộ kinh doanh nghỉ kinh doanh là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát đẩy giá cả tăng cao làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh nguyên nhân khách quan thì cũng còn có một số nguyên nhân khác là hộ kinh doanh dựa vào những kẽ hở của pháp luật để tìm cách trốn thuế, theo quy định của chính sách hiện hành, các hộ sản xuất kinh doanh

cá thể thuộc đối tượng nộp thuế theo phương thức khoán, có nguyện vọng tạm nghỉ sản xuất, kinh doanh hoặc đột xuất nghỉ kinh doanh vì lý do khách quan như tai nạn, ốm đau… và thực tế có nghỉ kinh doanh thì được xét miễn giảm thuế. Lợi dụng điều này nên có một số hộ đã làm đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh. Trong thời gian qua, chi cục đã có nhiều biện pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện rà soát, kiểm tra tình hình hộ kinh doanh trên địa bàn và đã phát hiện ra nhiều trường hợp gian lận, chi cục cũng đã có những biện pháp xử lý phù hợp đối tượng vi phạm để răn đe và truy thu lại số thuế mà hộ kinh doanh đó đã gian lận. Tuy rất nỗ lực trong công tác rà soát địa bàn, quản lý đối tượng nộp thuế nhưng trong thực tế do địa bàn quản lý quá rộng nên có những lúc cán bộ thuế cũng chưa thể nắm bắt hết được tình hình hộ kinh doanh và do ý thức chấp hành pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế chưa cao nên tình trạng các hộ kinh doanh có đơn xin nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh còn tồn tại.

Trường hợp 2 : Nhiều hộ mới ra kinh doanh chưa đăng ký nộp thuế.

Bảng 5 : Tình hình hộ mới ra kinh doanh. Đơn vị: 1000Đ Ngành nghề Tháng 12/2008 Tháng 12/2009 Số

hộ Doanh thu Số thuế

Số

hộ Doanh thu Số thuế Sản xuất 0 9,616.75 205.51 1 16,110.72 484.55 Thương nghiệp 28 2,798,144.64 26,564.88 95 9,070,067.23 60,337.28 Ăn uống 4 58,476.99 2,126.67 12 335,939.84 7,220.90 Dịch vụ 4 120,328.79 7,093.35 13 859,132.08 17,763.09 Tổng 36 2,986,567.17 35,990.41 121 10,281,249.87 85,805.82 Qua bảng số liệu trên ta thấy tháng 12/2008 có 36 hộ mới ra kinh doanh, tháng 12/2009 có 121 hộ mới ra kinh doanh. So với tháng 12/2008 thì cuối năm 2009 số hộ mới ra kinh doanh trong tháng tăng lên đáng kể, tăng 85 hộ. Với số hộ mới ra kinh doanh như trên thì nguồn thu thuế GTGT của chi cục thuế cũng tăng lên đáng kể, tháng 12/2008 tăng 35,990.41 nghìn đồng, tháng 12/2009 tăng 85,805.82 nghìn đồng. Trong đó, do tỷ trọng của ngành thương nghiệp trên địa bàn chiếm nhiều nhất nên số thuế GTGT tăng thêm từ các hộ mới ra kinh doanh trên địa bàn của ngành thương nghiệp cũng lớn nhất, tiếp đó là ngành dịch vụ.

So sánh biểu 04 và biểu 05 thì cho thấy số hộ mới ra kinh doanh ít hơn nhiều so với số hộ nghỉ kinh doanh. Cụ thể, tháng 12/2008 ít hơn 124 hộ (44+116-36), tháng 12/2009 ít hơn 73 hộ (110+84-121). Qua đó, thấy rằng số thuế thu được từ những hộ mới ra kinh doanh trong tháng cuối năm không đủ để bù đắp số thuế bị thất thoát từ những hộ nghỉ kinh doanh.

Hộ kinh doanh vãng lai là những hộ kinh doanh không có địa điểm kinh doanh, thời gian kinh doanh cố định.

Do Quận Hoàn Kiếm là khu vực tập trung dân cư đông đúc, kinh tế phát triển bậc nhất so với những quận khác thuộc Thành Phố Hà Nội, việc kinh doanh buôn bán sầm uất nên số lao động dồn về Quận là rất lớn nên việc quản lý các đối tượng kinh doanh vãng lai này là rất khó khăn đối với Chi cục thuế. Năm 2008, chi cục thuế mới quản lý được 25 hộ kinh doanh vãng lai. Con số hộ này trong thực tế có thể là lớn hơn nhiều nhưng do sự phức tạp của địa bàn quản lý nên việc thống kê và đưa vào diện quản lý đối với các đối tượng này gặp rất nhiều trở ngại.

Tóm lại, việc quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm là rất khó khăn do số lượng các hộ kinh doanh cá thể rất lớn, quy mô kinh doanh khác nhau, ngành nghề kinh doanh đa dạng, và ý thức chấp hành luật thuế của một bộ phận đối tượng nộp thuế còn chưa cao…

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GTGT CỦA HỘ SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w