Giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 62 - 66)

II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trong kỳ hội nhập

6. Giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển du lịch bền vững

Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành du lịch, nơi môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. Thực trạng môi trường du lịch ở Việt Nam nói chung, ở Ninh Bình nói riêng hiện mặc dù chưa có những vấn đề nghiêm trọng song từng lúc, từng nơi đã có sự suy thoái và ô nhiễm môi trường gây những tác động tiêu cực đến các hoạt động phát triển du lịch.

Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thoái môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trên quan điểm môi trường, cần thiết phải xem xét một số giải pháp cơ bản sau:

Về quy hoạch: Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường cần thiết phải xây dựng quy hoạch tổng thể với đầy đủ ý nghĩa của nó trên quan điểm khai thác tối đa và có hiệu quả nhất những tiềm năng về tài nguyên của địa phương Ninh Bình, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đều phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội của khu vực. Đây sẽ là một giải pháp tương đối toàn diện và có hiệu quả nếu như việc quy hoạch được tiến hành nghiêm túc cũng như việc tổ chức thực hiện quy hoạch được đảm bảo.

Hiện nay, thực tế phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng đã có những tác động đến phát triển du lịch, thể hiện sự chưa đồng bộ trong thực hiện quy họach chung.

Về đào tạo: Trong mọi trường hợp, yếu tố con người có vị trí quan trọng hàng đầu nếu không nói là quyết định. Chính vì vậy, để đảm bảo cho một chiến lược phát triển môi trường bền vững, cần thiết phải có chiến lược tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, tạo điều kiện để toàn dân biết và tham gia phát triển ngành kinh tế du lịch, đồng thời có chiến lược đào tạo bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ có trình độ và hiểu biết cao về các vấn đề môi trường, về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật về du lịch cũng như về các

chính sách, quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Điều này đòi hỏi việc tổ chức các khoá đào tạo môi trường với sự tham gia của các giảng viên, các nhà khoa học và quản lý môi trường, các chuyên gia có kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực môi trường.

Lâu dài, cần tiến tới việc tiêu chuẩn hoá trình độ và hiểu biết các vấn về môi trường đối với cán bộ quản lý các cấp.

Về tuyên truyền quảng bá và giáo dục dân trí: Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao dân trí trong việc bảo vệ môi trường. Bằng các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài báo, truyền hình, những hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống sinh hoạt và sức khoẻ cộng đồng sẽ dần dần được nâng cao trong nhận thức của người dân. Chính những hành động cụ thể, tuy rất nhỏ nhưng có ý thức của người dân về môi trường sẽ là sự đảm bảo hết sức lớn đối với sự phát triển bền vững của môi trường.

Bên cạnh những hình thức trên, trong những điều kiện thuận lợi có thể tổ chức những buổi sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề môi trường, đặc biệt ở các vùng nông thôn, bản làng dân tộc miền núi.

Về kinh tế: đây là giải pháp có tính xã hội cao và có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với dân cư ở khu vực có tiềm năng du lịch như vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn Vân Longv.v... Việc nâng cao đời sống cộng đồng và tạo công ăn việc làm của người dân gắn với các hoạt động phát triển du lịch tại các điểm này sẽ là yếu tố đảm bảo để người dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường khu vực.

KẾT LUẬN

Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa-xã hội và hoạt động kinh doanh du lịch đang phát triển một cách mạnh mẽ, đa dạng và phong phú, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt nam. Hoạt động ngành Du lịch của tỉnh cũng như của các doanh nghiệp du lịch phụ thuộc vào tình hình thị trường du lịch quốc tế và trong nước. Nhiệm vụ của tỉnh Ninh Bình là làm sao thu hút được nhiều khách du lịch, thoả mãn được đầy đủ nhu cầu du lịch và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để đưa ra những sản phẩm du lịch phù hợp với mục tiêu và phương hướng hoạt động trong ngành Du lịch của tỉnh, đáp ứng nhu cầu của khách đòi hỏi phải có những hoạch định cụ thể dưới dạng những chính sách cụ thể như: chính sách về thuế, chính sách đầu tư, chính sách về thị trường, chính sách về quản lý đầu tư.

Luôn luôn đẩy mạnh công tác tuyên quảng bá, mở rộng giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế về du lịch; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực du lịch, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhất là năng lực tổ chức quản lý, ý thức trách nhiệm và phong cách văn minh lịch sự trong phục vụ khách cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm du lịch.

Trong những nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình chúng ta thấy được những thành công đáng khích lệ của tỉnh xong cũng thấy được những mặt hạn chế tồn tại cần khắc phục.

Với những kiến thức lí luận đã được học và thời gian thực tập ở Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình tôi mong muốn phần nào được đóng góp ý kiến của mình vào mục tiêu và hoạt động trong ngành Du lịch của tỉnh Ninh Bình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

_ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007 – 2015 và tầm nhìn đến 2020.

_ Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Ninh Bình. _ Niên gián cục thống kê Ninh Bình

_ Niên gián Sở du lịch Ninh Bình. _ google

_ Các báo cáo, chuyên đề về phát triển bền vững của các ngành, các chuyên gia.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 62 - 66)