Về đầu tư phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 40 - 41)

II. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình

5.Về đầu tư phát triển du lịch

5.1. Đầu tư trong lịch vực hạ tầng du lịch

Bảng 10.2: Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001 - 2007

Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Dự toán được duyệt Vốn đã giải ngân đến 2007 Thời gian thực hiện

I. Nguồn ngân sách địa phương 4.477.338 2.150.000

1. Xây dựng trụ sở làm việc Sở Du lịch 4.375.000 2.000.000 2004-2005 2. QH khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình 102.388 50.000 2004 3. Bổ sung QH KDL Tam Cốc - Bích Động 100.000 2005-2006

II. Nguồn ngân sách trung ương 844.105.000 311.500.000

1. Xây dựng CSHT KDL Vân Long 37.520.000 18.500.000 2002-2007 2. Xây dựng CSHT KDL Tràng An 579.457.000 183.000.000 2003-2008 3. Xây dựng CSHT KDL Tam Cốc - Bích Động 199.850.000 130.500.000 2001-2006 4. Xây dựng CSHT các làng nghề truyền thống 18.965.000 3.500.000 2002-2006 5. Nạo vét tuyến giao thông thủy Bích Động-Hang Bụt 8.313.000 3.000.000 2005-2006

Tổng số 848.582.338 313.650.000

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình

5.2. Đầu tư của các doanh nghiệp vào du lịch

UBND tỉnh đã ban hành và áp dụng các Quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, năm 2007 đã có 36 doanh nghiệp lập dự án đầu tư phát triển các khu du lịch với tổng số vốn đầu tư được duyệt là 6.576 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú, khách sạn du lịch cao cấp, đầu tư phát triển các khu du lịch và khu vui chơi giải trí hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cho tỉnh, đầu tư phát triển các trung tâm dịch vụ du lịch. Hiện tại đã có một số dự án đã đưa vào hoạt động, khai thác từng phần như khu nghỉ dưỡng Vân Long,

khu dịch vụ du lịch sinh thái Vân Long; một số dự án đang được tích cực triển khai đầu tư xây dựng như khu du lịch nước nóng Kênh Gà, khu dịch vụ trung tâm thuộc khu du lịch Tràng An, khu du lịch tắm ngâm nước khoáng Cúc Phương, khu du lịch sinh thái giải trí Thanh Xuân... Đến nay, việc đầu tư phát triển giai đoạn I của các dự án trên đã hoàn thiện, và đưa vào khai thác đã phần nào đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch và nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 40 - 41)