II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trong kỳ hội nhập
1. Về thực hiện quy hoạch
Tiến hành việc xác định ranh giới quy hoạch du lịch trên địa bàn các trọng điểm (cụm) du lịch đã được xác định, sau khi đã có sự bàn bạc thống nhất với Cơ quan tham mưu giúp UBND Tỉnh về quản lý quy hoạch, xây dựng như Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Xây dựng, các ban, ngành và chính quyền địa phương các huyên, xã có liên quan.
Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết về hoạt động du lịch giữa các địa phương trong tỉnh, qua đó sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch các trọng điểm du lịch nói riêng và toàn tỉnh Ninh Bình nói chung.
Cần sớm xác lập và hình thành những nhân tố tích cực trong chuyên môn hóa theo ngành và chuyên môn hóa theo lãnh thổ, tránh sự trùng
lặp trong quản lý và khai thác phát triển giữa các ngành kinh tế trên cùng một lãnh thổ, đặc biệt giữa nagnhf công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và du lịch nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển du lịch đứng từ goc độ đảm bảo cảnh quan, tài nguyên và môi trường du lịch.
Xây dựng các dự án có khả năng thực thi cao nhằm bảo vệ, tôn tạo và khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của Ninh Bình. Sớm hình thành các trọng điểm (cụm) du lịch và tuyến du lịch với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đặc sắc và hấp dẫn, mang bản sắc riêng của Ninh Bình.
Có chính sách đầu tư thỏa đáng từ ngân sách địa phương kết hợp với sự hỗ trợ của ngân sách trung ương nhằm hoàn thiện việc nâng cấp và xây mới cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội. ở đây cần có sự quan tâm đặc biệt đối với việc nâng cấp giao thông nối các điểm du lịch khu vực Tam Điệp và đường nối TX. Ninh Bình với huyện Kim Sơn nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch làng nghề và điểm du lịch đặc thù của Ninh Bình là nhà thờ đá Phát Diệm..